PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty
3.2.1.Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý
Mục tiêu, chính sách hoạt động của Công ty trong nhiều giai đoạn khác nhau là khác nhau song điều có mục đích chung là tối đa lợi ích của vốn chủ sởhữu, tất là tối đa tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu trong phạm vi mức độrủi ro cho phép. Cụthể là hiện nay hiệu quả sửdụng vốn chủ sởhữu chưa ổn định, để tăng hệ sốsinh lời trên Vốn CSH (ROE) thì đòi hỏi Công ty phải giảm vốn chủ sở hữu. Nhưng điều này là không hợp lý đối với cơ cấu nguồn vốn của Công ty vì vốn dĩ Công ty hoạt động với quy mô lớn nên phải đòi hỏi cơ cấu vốn CSHởmức khá cao nhằm duy trị được năng lực tự chủ, hạn chế được rủi ro thanh toán. Do đó Công ty cần tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đẩy mạnh kết quả kinh doanh.
Chính vì vậy xây dựng một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ hạn chế rủi ro có thể có đối với Công ty.
Đồng thời hiện nay, với cơ cấu vốn Công ty như đã phân tích, ta thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sởhữu chưa cao, song cơ cấu nợngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với nợ dài hạn, vì vậy Công ty cần điều chỉnh để có sự cân bằng hơn. Thay vì vay ngắn hạn nhiều thì Công ty nên chuyển sang vay dài hạn hoặc trung hạnđể hạn chế sự gia tăng áp lực thanh toán nợ đến hạn.
3.2.2. Quản lý các khoản phải thu
Đây là công tác vô cùng quan trọng mà Ban lãnh đạo Công ty nên quan tâm nhiều hơn. Đểphát huy vai trò tựchủvề tài chính, đảm bảo tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, Công ty cần phải có các biện pháp hữu hiệu, nhằm hạn chếvốn bịchiếm dụng quá nhiều làm giảm hiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty nói riêng. Thực hiện chính sách thu hồi tiền linh hoạt, mềm dẻo, vừa
Trường Đại học Kinh tế Huế
không làm mất thị trường, vừa thu hồi các khoản nợ day dưa khó đòi. Bởi lẽtrên thực tế nếu Công ty thực hiện các biện pháp quá cứng rắn sẽdẫn đến mất mối quan hệlàm ăn. Vì thế, Công ty có thểáp dụng một trong các biện pháp sau:
Đối với khách hàng mua lẽvới số lượng nhỏ, Công ty nên thực hiện chính sách mua hàng trảtiền ngay, không đểnợ.
Đối với khách hàng lớn trước khi ký hợp đồng, Công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỷ khả năng thanh toán của họ, nếu vấn đề trên là không khả thi, thì Công ty thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro không thanh toán như: yêu cầu đặt cọc, trả trước một phần giá trịhợp đồng, giới hạn tín dụng.
Tăng cường các biện pháp để khách hàng thanh toán tiền hàng như sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá, chiết khấu cho những khách hàng quen thuộc. Nếu thực hiện được điều này sẽ tạo cơ hội cho công tác thu hồi nợ nhanh hơn, hạn chế được tình trạng thanh toán chậm.
Khi gần đến thời hạn thu nợ khách hàng, kế toán nên gọi điện hoặc gửi mail nhắc nhởgần đến thời gian khách hàng phải thanh toán đểkhách hàng kịp chuẩn bị.
Khi đến thời hạn thanh toán mà khách hàng chưa thanh toán thì kế toán đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ, đặt biệt là Công ty nên cân nhắc đưa ra cụ thể những khoản bồi thường hợp đồng mà khách hàng phải trả, nếu trả không đúng hạn, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của họ do đó họ sẽ cân nhắc nhanh chóng trảnợ đểmối quan hệ đối táclàm ăn hai bên vẫn tốt.
Nếu đãđến trực tiếp đòi nợvà gia hạn thêm thời gian mà khách hàng không trả thì phảiủy quyền cho người đại diện thực hiện thủtục pháp lýtheo quy định.
Công ty nên có một đội nhóm thu hồi nợ, đàm phán với khách hàng đểhọthanh toán, phải có chính sách thưởng, tăng lương đối với nhân viên có kết quả thu hồi nợ tốt.
3.2.3. Quản trịtiền mặt
Dựtrữtiền mặt là điều tất yếu mà Công ty phải làm để đảm bảo khả năng thanh toán cụthểlà thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đápứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn trong kết
Trường Đại học Kinh tế Huế
cấu tài chính giúp cho Công ty chủ động linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên tiền mặt chiếm tỷtrọng quá cao cũng không tốt, gâyứ đọng vốn, tăng rủi ro vềtỷ giá, tăng chi phísử dụng vốn hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát. Và nếu Công ty dự trữquá ít tiền mặt thì khôngđủtiền thanh toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Công ty sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi dành cho các giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến.
Do đó quản trịtiền mặt, xác định mức dựtrữtiền mặt hợp lý làđiều cần thiết hiện nay.
Lượng tiền mặt dựtrữtối ưu của Công ty phải thỏa mãnđược 3 nhu cầu chính: chi trả các khoản phải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày như trả cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, trả cho người lao động, trả thuế…Để làm được điều này Công ty nên lập trình sự luân chuyển của tiền mặt, qua đó có những biện pháp hợp lý và kịp thời để đưa tiền vào quá trình kinh doanh.
3.2.4. Hạthấp chi phí kinh doanh
Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất phát từ quan điểm: mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng xuất kinh doanh, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho khách hàng. Đối với những khoản chi không cần thiết thì cương quyết không chi. Trên quan điểm đó, cần phải:
Tích cực thanh lý tài sản cũ, lạc hậu không cần dùng để đầu tư trang thiết bị mới nhằm nâng cao năng suất hoạt động.
Trong việc sử dụng vật liệu, dụng cụ thì cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ sẵn có. Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó. Bởi vì giá vốn hàng bán của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu do đó Công ty phải có phương châm là tiết kiệm tối đa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Tập trung kiểm soát chi phí quản lý, cụthể hơn là kiểm soát chi phí dựphòng vì đây là một khoản mục ảnh hưởng đến xu hướng biến động của lợi nhuận trong thời gian qua, vấn đề này được liên hệ trực tiếp với Công tác quản trị các khoản phải thu.
Bởi vì khi Công tác này tốt thì sẽlàm cho giá trịchi phí quản lý cũng giảm theo.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Giảm chi phí hành chính đến mức thấp nhất có thể được. Quản lý chi phí theo từng bộphận để quy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đền bù hoặc xét khen thưởng.
3.2.5. Quản trịtài sản cố định
Máy móc thiết bịlà một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh trạnh, giảm thiểu chi phí thuê ngoài, chiếm lĩnh thị trường của bất kỳ doanh nghiệp nào đặt biệt là là đối với các doanh nghiệp xây dựng. Qua tìm hiểu thực trạng, được biết giá trị của TSCĐ đang có xu hướng giảm dần vì gần khấu hao hết giá trị, mặc dù năng suất hoạt động vẫn còn tương đối tốt, nhưng về lâu dài thì Công ty nên lên kế hoạch đầu tư tài sản cố định. Sau đây là một số kiến nghị mà Công ty nên cân nhắc:
Công ty cần phải định kỳ theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị liên quan để có cách xửlý kịp thời. Thường xuyên định kỳbảo dưỡng tài sản có thểlà từ 6 tháng đến một năm.
Được biết hiện toàn bộ chi phí bán hàng của Công ty điều được thuê ngoài, để cắt giảm chi phí cũng như gia tăng lợi nhuận Công ty cần mạnh tay chi đầu tư mua sắmTSCĐ, hoặc nếu chưa có khả năng thì Công ty nên lên kếhoạch thuê tài chính để phục vụ cho hoạt động vận chuyển sản phẩm của Công ty (sản phẩm ống bi, ống cống).
3.2.6. Đầu tư, xây dựng hìnhảnh Công ty
Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những nơi chuyên cung cấp bê tông tươi lớn trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình tìm hiểu, được biết hiện nay Côngty chưa có bất kỳmột Website chính thức nào đểmô tảvềCông ty, cho thấy đây là một thiếu sót vô cùng lớn. Bởi vì, Công ty không thể chỉ phụ thuộc vào những đối tác quen thuộc và còn phải tìm kiếm những khách hàng mới do vậy phải đặt ra câu hỏi làm thế nào để những khách hàng hay đối tác mới, có thể biết tới Công ty.
Câu trảlời sẽ được giải đáp đó làCông ty nên xây dựng một trang Web cho mình.Đây là một vấn đềvô cùng quan trọng vì nó có thể giúp Công ty mở rộng thị trường đồng thời tăng tính cạnh trạnh so với các Công ty cùng ngành khác trên địa bàn Tỉnh. Khi
Trường Đại học Kinh tế Huế
thiết kếWebsite Công ty nên đưa ra quy mô, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, các loại sản phẩm hiện có đồng thời kèm theo giá cả,...và đặt biệt Công ty cần đưa ra cácCông trình lớn mà mìnhđã thực hiện nhằm nâng cao mức độuy tín cũng như xây dựng lòng tin cho khách hàng.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ