CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
2.4. Đánh giá hiệu quả HĐV của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Đô
- Công tác huy động vốn đã được ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam quan tâm đúng mức và có nhiều biện pháp tác động tích cực, hiệu quả.
Việc áp dụng giao dịch một cửa đã tạo thuận lợi lớn cho khách hàng
- Tổng nguồn vốn huy động của CN không ngừng tăng trưởng qua các năm. Nguồn VHĐ lớn tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
- Cơ cấu vốn huy động từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cung cấp một lượng vốn dồi dào để Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tiện ích. Vốn tiền gửi ngắn hạn với chi phí thấp trong năm qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc, chiếm trên 50% trong tổng nguồn vốn.
- Chi nhánh đã tổ chức công tác thăm dò, nắm bắt, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của thị trường để từ đó có kế hoạch HĐV phù hợp. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giao dịch trong hoạt động ngân hàng. Luôn đảm bảo chính
xác, kịp thời các giao dịch chuyển tiền của khách hàng trong thời gian ngắn nhất, với chất lượng tốt nhất.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế
- Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế chỉ chiếm hơn 20% tổng nguồn vốn huy động và chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu thanh toán. Điều này cho thấy tính không ổn định của nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
- Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền chưa hợp lý, nguồn vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng không ổn định, và vẫn chiếm tỷ trọng bé trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng giảm xuống trong khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ ngày càng tăng.
- Chi phí huy động vốn tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
- Chi nhánh chưa tạo được lòng trung thành của khách hàng với những sản phẩm của mình bởi các hình thức huy động vốn tuy đa dạng nhưng chưa tạo ra được các sản phẩm có tính riêng biệt, mang nặng tính truyền thống và chưa đáp ứng kịp thời những biến động hoạt động kinh doanh.
- Nghiệp vụ marketing, tuyên truyền quảng bá hình ảnh và các sản phẩm mới cùng các chương trình khuyến mãi đã được thực hiện nhưng tính rộng rãi của nó chưa cao và chưa thực sự trở nên quen thuộc với người dân.
2.4.2.2. Nguyên nhân
- Trong hai năm vừa qua, nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp do lạm phát tăng cao và tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế trong nước. Hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung đều phải đối mặt với những khó khăn thách thức chưa từng có trong hai mươi năm đổi mới.
- Tại môi trường kinh doanh trong nước : Sự biến động giá cả, dư trấn của lạm phát, thị trường chứng khoán, sự bùng nổ của thị trường vàng, thị trường bất động sản, diễn biến bất thường của tỉ giá USD,.. cùng với sự cạnh tranh hết sức sôi động, gay gắt giữa các NHTM trên cùng địa bàn,.. cũng khiến công tác HĐV của chi nhánh gặp nhiều khó khăn
- Tâm lý của người dân chưa quen với việc sử dụng các dịch vụ công nghệ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng như: thẻ tín dụng, thẻ ATM, tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt,... Điều này cho thấy hiểu biết của người dân về các hoạt động và dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế.
- Cán bộ nhân viên có ít điều kiện tìm hiểu về các hình thức hoạt động ngân hàng mới trên thị trường thế giới, chưa thích ứng kịp với các biến động của nền kinh tế thị trường.
- Hoạt động marketing trong việc quảng bá hình ảnh, uy tín của chi nhánh đã được triển khai nhưng hiệu quả thu hút chưa cao, chưa thuyết phục được khách hàng.