Nghiên cứu trường hợp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học cơ sở (Trang 147 - 163)

Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Nghiên cứu trường hợp

TT Tên Lớp Hành vi bắt nạt Gia đình 1 B 8 Đấm, đá, đánh bạn bằng

thước

Là con một; Bố ít ở nhà;

Mẹ bán nước, nội trợ 2 D 8 Đấm, đá, huých, bắt nạt

bằng việc sử dụng biệt danh, ngôn từ,..

Có một em gái; hay bị cha mẹ la mắng; ít chia sẻ với các thành viên trong gia đình;

Cha mẹ có nhiều bất đồng

Trường hợp 1:

Vài nét về thông tin cá nhân và hoàn cảnh gia đình - Họ và tên: N.T.B

- Giới tính: Nam - Học sinh lớp: 8

- Trường: THCS A (luận án xin phép không trình bày tên trường cụ thể) - Học lực: Khá

- Tuổi cha: 53 Nghề cha: Công an Học vấn: Đại học - Tuổi mẹ: 46 Nghề mẹ: nội trợ

- Mức sống của gia đình: bình thường (theo tự đánh giá của học sinh)

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

B là học sinh lớp 8 là con duy nhất trong gia đình. B không hứng thú với việc học tập mặc dù kết quả học tập là tương đối khá. B bắt đầu bắt nạt các bạn từ năm lớp 6. B tham gia vào một nhóm các bạn hay chơi cùng nhau ở khu vực công viên (gần nhà). Một số bạn trong nhóm đồng thời là bạn cùng trường, cùng lớp với B. Được sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm, B rất tự tin trong các cuộc xung đột ở trường, và bắt nạt các bạn khác mà không phải lo lắng việc nạn nhân đáp trả. B dùng hình thức bắt nạt khác nhau như huých, đá, mắng, chế giễu….thậm chí sử dụng dụng cụ như thước kẻ, ném bóng vào nạn nhân.

B sống cùng bố mẹ. Bố thường xuyên đi sớm về muộn, đôi khi vắng vài ngày mới về. Mẹ ở nhà nội trợ và mở quán bán nước. Quán nước hay tập trung nhiều người nói chuyện, hút thuốc lá, khách hay nói tục và chửi thề….B cũng bắt đầu sử dụng thuốc lá và bố mẹ có biết việc hút thuốc của B. B thích chơi game và thường xuyên ở quán game cùng nhóm bạn gần nhà.

Trước đây B cũng đã từng bị bắt nạt. Vì vậy, khi em tham gia vào nhóm bạn (trong và ngoài trường) đã giúp em cảm thấy tự tin và có vị thế hơn. Và việc tham gia và nhóm bắt nạt giúp em có thể trả đũa việc đã từng bị bắt nạt trước kia. B cho rằng em cảm thấy mạnh mẽ hơn khi bắt nạt bạn khác cùng với nhóm của mình.

“Em đã từng bị bắt mua đồ (đồ ăn, đồ uống), vì vậy em muốn có cảm giác sai khiến bạn khác làm việc tương tự”

Để là thành viên của nhóm và để trở thành thủ lĩnh của nhóm, B cần phải thể hiện sự “đoàn kết”, thể hiện khả năng kiểm soát của mình trước học sinh bị bắt nạt.

“Học sinh bắt nạt học sinh khác được là vì họ có hội (nhóm bắt nạt), có anh lớn nên không ai dám chống lại”

Học sinh tham gia vào nhóm bắt nạt cũng để bảo vệ bản thân trở thành nạn nhân. Việc B tham gia vào các nhóm bắt nạt cũng xuất phát từ suy nghĩ này.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

“Em hay mua đồ ăn, đồ uống cho các bạn trong nhóm này và được kết nạp vào nhóm. Khi là thành viên của nhóm, em cảm thấy an toàn, tự tin và tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động của nhóm.”

Trong trường hợp của B, bố mẹ có vẻ ít can dự vào cuộc sống của em. Bố bận công việc và thường xuyên vắng nhà, trong khi vai trò của mẹ cũng không được em nhắc nhiều đến trong quá trình phỏng vấn.

Trường hợp 2:

Vài nét về thông tin cá nhân và hoàn cảnh gia đình - Tên: P.Đ.D

- Giới tính: Nam - Học sinh lớp: 8

- Trường: THCS A (Luận án xin phép không trình bày tên trường cụ thể) - Học lực: Trung bình

- Tuổi cha: 43 Nghề cha: Kinh doanh Học vấn: Phổ thông - Tuổi mẹ: 39 Nghề mẹ: nhân viên văn phòng

- Mức sống của gia đình: bình thường (theo tự đánh giá của học sinh) D là một học sinh lớp 8. Kết quả học tập của em ở mức trung bình. Từ lúc học lớp 6 đến nay, giáo viên trong trường luôn để mắt đến D bởi học sinh này luôn đánh, bắt nạt các bạn trong lớp. Giáo viên nhận xét D là học sinh có tính bốc đồng, dễ nổi cáu, tính tình dễ bị kích động. D bắt đầu có hành vi bắt nạt bạn từ khi lớp 6. Lúc đầu D bị một vài bạn trong lớp trêu chọc. Và để chống trả, D đặt biệt hiệu cho học sinh đó và sử dụng để cười nhạo, để chế giễu học sinh đó. Nếu học sinh đó phản kháng, D và nhóm bạn của mình sẽ đánh, đấm, hoặc đe dọa bằng lời. Mục tiêu bắt nạt mà D cùng nhóm bạn nhắm tới thường là những học sinh tỏ ra chậm chạp, chậm hiểu. Tuy nhiên sau khi lên lớp 8, giáo viên và các bạn nhận thấy học sinh này có nhiều thay đổi trong hành vi ứng xử. Hiếm khi thấy D đánh, hay bắt nạt các bạn khác như trước nữa. Sự thay đổi này được D chia sẻ là “Do em đã lớn và trưởng thành hơn, nên mấy việc bắt nạt là không còn phù hợp nữa”.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

D sống cùng bố mẹ và có một em gái. D nói rằng em thường xuyên bị cha mẹ la mắng. Nhiều khi em bị la mắng chỉ vì những việc rất nhỏ, đôi khi những chuyện vặt vãnh bị cha mẹ làm lớn chuyện, làm cho nghiêm trọng. Cha mẹ nhiều khi vô cớ đổ tội lên đầu, điều này khiến em khó chịu và thực hiện chiến lược phớt lờ cha mẹ của mình. Theo mô tả của em thì cha em đôi khi rất chiều em, quan tâm đến em nhưng đôi khi rất dễ nổi cáu, dễ mất bình tĩnh nhất là khi công việc với khách hàng gặp khó khăn. Khi không bình tĩnh bố rất khắt khe với cả nhà, bắt mọi người làm cái này, làm cái kia…và quát mắng. Những lúc đó, em rất thương bố, lo cho bố, nhưng cũng tức bố. Em đã từng bị bố đánh, và cũng do em có thái độ không tốt. Em biết thái độ như vậy là sai nhưng không hiểu sao lúc đó em không kiểm soát được mình. Đôi lúc em chán sống và muốn bỏ đi đâu đó. Em đã từng bắt nạt các bạn. Bắt nạt các bạn cũng vui, em cảm thấy mình thoải mái, mạnh mẽ hơn khi khiến bạn khác nể sợ. Khi bắt nạt các bạn khác, em cũng có nhiều bạn hơn, một số bạn còn cho em một số thứ, làm giúp em một số việc.

Em hầu như không chia sẻ với cha mẹ các vấn đề của em mặc dù đôi lúc cũng muốn được chia sẻ với bố mẹ. Em gái của em được cha mẹ chiều và cha mẹ “nghe lời nó lắm”. Nhiều việc bố mẹ em làm là để làm hài lòng em gái của em chứ không phải vì em. Em rất tức giận vì điều đó, nên em cũng không thể chia sẻ nhiều với em gái. Em gái học giỏi hơn em, nên nó được bố mẹ yêu hơn, không phải làm việc nhà, rất hợp bố mẹ em.

“Bố mẹ hay càu nhàu, la mắng vì em đi học về muộn. Em cũng có các bạn của mình, cũng chuyện trò hay đá cầu sau giờ chơi. Nhưng khi về muộn là bị mắng.”.

“Em cảm thấy mệt mỏi và bực mình khi về nhà.”

“Em rất khó nói chuyện với bố mẹ. Có lần em đã cố gắng tỏ ra vui vẻ, hào hứng khi nói chuyện với mẹ, nhưng mẹ em lại quát em! Ngay cả trong bữa cơm, mẹ cũng có thể nói những chuyện mà em không thích, nó làm em mệt

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

mỏi. Mẹ nói về những chuyện ngày xưa, và hầu như ngày nào cũng nhắc đi nhắc lại mỗi nội dung đấy. Việc đó làm em không có hứng thú với việc ăn uống cùng cả nhà nữa”

“Em tham gia câu lạc bộ bóng rổ ở trường để thoát khỏi những phiền phức với gia đình.” Thường thì lớp bóng rổ kết thúc lúc 7 giờ (19h), nhưng em thường ở lại chơi thêm với các bạn hai mươi, ba mươi phút. Em về nhà lúc 8h(20h) và em thoát khỏi những ồn ào của mọi người”

Những mô tả trên, cho thấy bố mẹ của học sinh đang cố gắng kiểm soát tâm lí và cho thấy mối quan hệ cha mẹ - con là không tốt. Học sinh này có nhiều khó khăn trong giao tiếp với các thành viên trong gia đình. Việc bắt nạt bạn có thể giúp học sinh giải tỏa những khó khăn khi ở nhà. D có cảm giác em không có vị trí quan trọng trong gia đình, mặc dù em cũng có những cố gắng nhưng kết quả khiến em càng thất vọng. Việc bắt nạt bạn của em giảm đi nhiều, mà theo quan sát một phần là do em đã tìm thấy niềm vui ở trường học khi tham gia câu lạc bộ bóng rổ của trường.

Bắt nạt thể chất: Hành vi bắt nạt thể chất là hình thức khá phổ biến trong trường trung học với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào mục đích và tình huống. Trong một vài tình huống, hành vi bắt nạt này tương đối nhẹ nhàng và khó nhận ra, như là huých hay thụi vào học sinh bị bắt nạt, tuy nhiên cũng có những tình huống nghiêm trọng hơn như việc đấm, đá, hay dùng thước kẻ chọc mạnh vào học sinh bị bắt nạt.

“Khi tức giận em thường túm bạn lại, kéo vào góc dọa đánh hoặc đánh, nhưng không đánh mạnh”.

(B, HS lớp 8)

“Em đánh ai đó khi họ nhìn thẳng vào em và đe dọa em. Em cảm thấy mình bị bắt nạt bị đe dọa là em đánh. Em sẽ đánh nếu bạn nào quát em, to tiếng với em”

(D, HS lớp 8)

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

“Bạn đấy va vào người em mà không xin lỗi em. Em bắt bạn ấy đứng lại và em hỏi bạn đấy sao không xin lỗi ngay và bắt đầu mắng bạn ấy. Em bắt bạn đấy xin lỗi nhưng bạn đấy không làm và em đánh bạn”

(D, HS lớp 8) Bên cạnh đó, học sinh bắt nạt cũng sử dụng các hành vi bắt nạt thể chất nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn. Dưới đây là một vài chia sẻ về các hành vi bắt nạt mà các em đã sử dụng trong trường học. Học sinh bắt nạt sử dụng một số vật dụng như thước kẻ, mũ bảo hiểm, …trong khi tấn công nạn nhân. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của hành vi bắt nạt còn phụ thuộc vào mục đích bắt nạt, mức độ phản ứng của nạn nhân và mức độ giám sát của nhà trường.

“Đánh vào chân bạn bằng thước kẻ. Bọn em mang theo một thước kẻ bằng nhôm và sử dụng trong tình huống cần đánh một ai đó”

(B, HS lớp 8)

“Đá, đạp và ống đồng, vào lưng”

(B, HS lớp 8)

“Em đánh nó (nạn nhân) vì nó mách với giáo viên là em lấy đồ của nó. Từ đó trở đi, em không chơi với nó là luôn gây sự với nó. Em cảm thấy như bị nó phản bội. Nó bị em kéo áo, đổ mực vào áo, lấy và giấu đồ…. “

(D, HS lớp 8) Trong quá trình phỏng vấn, những mô tả về hành vi bắt nạt mà học sinh sử dụng hoặc chứng kiến là rất nghiêm trọng bởi tính chất bạo lực trong các hành vi đó. Các hành vi bắt nạt của B, D là rất nghiêm trọng và đã gây nhiều tổn thương cho nạn nhân.

Bắt nạt bằng ngôn từ

Đối với bắt nạt ngôn từ, học sinh bắt nạt thường đặt biệt danh cho nạn nhân và gọi nạn nhân bằng biệt danh như một cách thức gây tổn thương cho nạn nhân. Ngoài ra, bắt nạt ngôn từ ở học sinh còn là việc học sinh bắt nạt sử dụng từ ngữ thô tục hướng vào học sinh bị bắt nạt.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

“Các biệt hiệu em đặt cho các bạn là “Xù”, “Béo”, “Lùn”,”Ngáo”,

“Biến thái”, “Bê đê”…theo các đặc điểm mà bọn em gán cho”. “Khi bị bọn em gọi tên các bạn thường im lặng là bỏ đi”

(D, HS lớp 8)

“Có bạn bị gọi tên cũng phản ứng lại thì bị bọn em kéo vào, mắng chửi và đánh”; “các bạn ấy thường tránh nhìn thẳng vào em và không mấy khi dám lại gần hay chơi cùng”

(D, HS lớp 8)

Tiểu kết chương 4

Chương 4 - kết quả nghiên cứu hành vi bắt nạt và phong cách giáo dục của cha mẹ được chia là 3 nội dung lớn là: thực trạng hành vi bắt nạt, thực trạng PCGD của cha mẹ và thực trạng mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt và PCGD của cha mẹ.

Trước hết, về thực trạng hành vi bắt nạt. Trong ba nhóm học sinh bắt nạt, bị bắt nạt và ủng hộ xã hội, nhóm học sinh có hành vi ủng hộ xã hội có ĐTB cao nhất, tiếp đó là nhóm học sinh bị bắt nạt và cuối cùng là nhóm học sinh có hành vi bắt nạt học sinh khác. Mức độ học sinh có hành vi bị bắt nạt ở mức trung bình và hình thức bắt nạt dùng lời nói được sử dụng nhiều hơn các hình thức bắt nạt khác. Các nội dung trong hành vi bắt nạt có tương quan nhất định tới một số yếu tố như thái độ đối với gây hấn, giới tính, kết quả học tập...

Thứ hai, về PCGD của cha mẹ. Xu hướng hỗ trợ của cha mẹ có ĐTB cao nhất, tiếp đó là nhóm phụ huynh có xu hướng kiểm soát hành vi của con và thứ ba là hướng kiểm soát tâm lý của trẻ. Đa số phụ huynh không thiên về một PCGD cụ thể nào, trong số gần 1/3 nhóm phụ huynh có biểu hiện rõ rệt về PCGD, chủ yếu phụ huynh có PCGD dân chủ, số phụ huynh có phong cách độc đoán, nuông chiều và bỏ mặc chiếm tỉ lệ thấp hơn. PCGD có tương quan với độ tuổi của mẹ và mức độ cởi mở giữa cha mẹ - con.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Thứ ba, về mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt và PCGD của cha mẹ. Mức độ cởi mở giữa cha mẹ - con ở mức trung bình và có tương quan nhất định tới một số yếu tố như độ tuổi của con, ngành nghề của mẹ, độ tuổi của cha mẹ và mức độ cởi mở giữa cha mẹ và con. Mỗi khía cạnh trong PCGD dân chủ, độc đoán, nuông chiều và bỏ mặc đều có tương quan nhất định tới các hành vi bắt nạt, bị bắt nạt và ủng hộ xã hội. Đặc biệt là với PCGD độc đoán và bỏ mặc, nguy cơ trẻ vừa đi bắt nạt vừa trở thành nạn nhân của bắt nạt cao hơn so với PCGD dân chủ.

Thứ tư, nghiên cứu trường hợp điển hình cho thấy hành vi bắt nạt của học sinh có liên quan đến PCGD mà mối quan hệ của học sinh ở gia đình. Luận án tiến sĩ Tâm lý học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số kết luận về mặt lí luận và thực tiễn như sau:

1.1. Về mặt lí luận

Dựa trên sự tổng hợp, phân tích và khái quát những tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi đưa ra một số khái niệm công cụ như sau:

Hành vi là là cách ứng xử, là thái độ của con người trong một hoàn cảnh cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động, lời nói, cử chỉ nhất định.

Hành vi bắt nạt là những hành động và lời nói với ý định gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của người bị bắt nạt hoặc gây ra cảm giác sợ hãi và bị đe dọa.

PCGD của cha mẹ là toàn bộ những nét đặc trưng, sắc thái riêng biệt của cha mẹ, có tính ổn định tương đối, thể hiện qua các quan điểm, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của của cha mẹ trong quá trình giao tiếp, ứng xử và giáo dục con.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu PCGD theo ba khía cạnh: cha mẹ hỗ trợ con, cha mẹ kiểm soát tâm lý và cha mẹ kiểm soát hành vi của con.

1.2. Về mặt thực tiễn

Một số kết luận liên quan đến hành vi bắt nạt

Một là, trong ba nhóm học sinh bắt nạt, bị bắt nạt và ủng hộ xã hội, nhóm học sinh có hành vi ủng hộ xã hội chiếm tỉ lệ nhiều nhất, tiếp đó là nhóm học sinh bị bắt nạt và cuối cùng là nhóm học sinh có hành vi bắt nạt học sinh khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong số những học sinh có hành vi bắt nạt, đa số các em đều có sự chủ động “làm cho các bạn yếu hơn” gặp khó khăn, do nhu cầu khẳng định bản thân ở lứa tuổi này nên các

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học cơ sở (Trang 147 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)