Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng qua phân tích trường hợp điển hình
4.3.2. Trường hợp cặp vợ chồng không hài lòng về cuộc sống hôn nhân
Bảng 4.23. Đặc điểm nhân khẩu học của cặp vợ chồng hài lòng thấp với cuộc sống hôn nhân
Đặc điểm Chồng Vợ
Tên N.T.H N.T.T
Tuổi 35 35
Học vấn Cao đẳng Đại học
Tôn giáo Không tôn giáo Không tôn giáo
Nơi lớn lên Nông thôn Nông thôn
Nơi sống hiện nay Ngoại thành Hà Nội Hoàn cảnh chung sống Ở với mẹ chồng
Năm kết hôn 5 năm
Số com 1 con gái
ĐTB HLHN: 3,1 3,2 3,0
Người vợ nói rằng tình trạng mối quan hệ của họ đang căng thẳng, mâu thuẫn; người chồng cảm thấy mối quan hệ của họ đang trong tình trạng bế tắc, chán nản. Hai vợ chồng sống chung với bố mẹ chồng và ở nhà của bố mẹ chồng.
Mẹ chồng đã về hưu và ở nhà. Bà đi chợ, nấu cơm và tham gia một số hoạt động tại phường. Hai vợ chồng đi làm hàng ngày nhưng thu nhập thấp. Chồng thu nhập thấp hơn vợ và không đủ để đưa cho vợ tiền lo chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Vợ là người lo kinh tế chính trong gia đình. Con gái của hai vợ chồng khỏe mạnh, phát triển bình thường, đến tuổi được gửi trẻ ở trường học gần nhà. Hàng ngày, bà nội là người đón cháu ở trường về.
Từ khi về chung sống, người vợ đã có những va chạm với chồng, mẹ chồng và gia đình nhà chị chồng về lối sống, cách sinh hoạt và quan điểm. Người vợ là người hoạt bát và năng động hơn và có suy nghĩ rằng mình là người có nhiều ưu thế hơn so với chồng. Vợ cũng là người quảng giao nên có nhiều mối quan hệ ở bên ngoài, coi trọng hình thức. Chồng lại là người ít coi trọng hình thức, hình thức khá
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
mập và ớt chăm chỳt cho ngoại hỡnh. Vợ cho rằng chồng mỡnh là người ô lười ằ, ô kộm cỏi ằ và ô mờ điện tử ằ.
Người vợ tự đánh giá mình là người tế nhị, giao tiếp tốt và chu toàn với gia đỡnh. Tuy nhiờn, người chồng lại nhỡn nhận người vợ ở gia đỡnh là người ô lười ằ và
ô ham chơi ằ.
Hai vợ chồng thời điểm tham gia vào nghiên cứu đang gặp vấn đề trong mối quan hệ hôn nhân. Người vợ nghi ngờ chồng có mối quan hệ ngoài hôn nhân với đồng nghiệp. Người chồng bắt gặp tin nhắn tình cảm của vợ với người thứ 3. Từ khi hai vợ chồng bắt đầu có những nghi ngờ về mối quan hệ ngoài hôn nhân, hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, đôi khi có cả việc sử dụng bạo lực ở cả người chồng và người vợ.
Người chồng nói rằng anh khá thoải mái trong việc để cho vợ chủ động việc nhà và công việc. Nhưng 1 điều cấm kị với anh là mối quan hệ với bên ngoài không được để ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Người vợ cũng nói rằng người chồng có mối quan hệ với người đồng nghiệp ở cơ quan và về đối xử không tốt với vợ.
Gia đình nhà chồng có những biểu hiện bênh vực người chồng và gia đình người vợ có những biểu hiện bênh vực người vợ khi hai vợ chồng có mâu thuẫn có nguy cơ dẫn tới li hôn.
Sự hài lòng chung với cuộc sống hôn nhân
Với cặp vợ chồng không hài lòng về cuộc sống hôn nhân này, sự hạnh phúc với cuộc sống hôn nhân của họ cũng ở mức thấp. ĐTB của sự HPHN là 3,13, phân bố ĐTB nằm ở khoảng phân vị thấp nhất của thang đo. Những yếu tố như cảm xúc tích cực và thành tựu, mối quan hệ tích cực là những yếu tố có tương quan khá mạnh với sự HLHN cũng có ĐTB thấp (<3). Trong khi đó, cảm xúc tiêu cực lại có ĐTB cao, đặc biệt là cảm giác cô đơn ở mức rất cao.
Cặp vợ chồng HT cho biết cảm xúc tích cực như cảm thấy thú vị, tích cực và được yêu thương trong cuộc sống hôn nhân ít khi có ở cả người vợ và người chồng.
Trong khi đó, những cảm xúc tiêu cực lại thường xuyên có, đặc biệt là cảm giác
“buồn”, “tức giận”, “cô đơn”. Đây là những cảm xúc không có lợi với cảm nhận hài lòng về cuộc sống hôn nhân.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Người vợ nói “Em ít khi cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi sống ở nhà chồng.
Em cũng không cảm nhận được tình yêu của anh ấy cũng như của gia đình nhà chồng dành cho em. Em đã rất nỗ lực và cố gắng để vun đắp cho gia đình nhưng anh ấy thì quá nghiện điện tử và mải chơi. Mẹ anh ấy cũng mải chơi và bênh con. Em rất giận và buồn. Em thường xuyên nghĩ đến chuyện nên dừng lại mối quan hệ này.”
Ở cả 3 yếu tố của sự HLHN ở người vợ và người chồng là Thành tựu - cảm xúc tích cực, mối quan hệ hôn nhân, ý nghĩa hôn nhân đều được phản ánh ở mức thấp. Người vợ ít có những cảm xúc tích cực và chưa thấy hài lòng với những gì mình có trong cuộc sống hôn nhân. Thậm chí cả với đứa con, người vợ thường xuyên muốn “con em là con gái đáng ra phải điệu một chút”, “con gái béo xấu”,…
Đánh giá về sự hòa hợp vợ chồng
Cả hai vợ chồng đều đánh giá mức độ hòa hợp của hai vợ chồng ở mức thấp (ĐTB = 2,83 và 2,67 < 3).
Từ khi về nhà chồng, giữa người vợ và gia đình chồng (gồm chồng, mẹ chồng và chị chồng) đã có những mâu thuẫn nảy sinh từ vấn đề tài chính, làm việc nhà, cách ứng xử, giao tiếp trong gia đình cũng như các mối quan hệ bên ngoài của người vợ. Người vợ cảm thấy ô thất vọng ằ, phải ô phục vụ ằ nhà chồng, phải ô nhịn ằ và ô gỏnh vỏc ằ vai trũ đối nội, đối ngoại trong gia đỡnh.
Sự hòa hợp tình dục được cả vợ và chồng đều đánh giá thấp đặc biệt từ góc độ của người vợ. “Em bị đau tầng sinh môn từ khi đẻ con bé nhà em. Lúc đó, đi tiểu cũng thấy đau và giờ vẫn còn cái cảm giác đó. Do vậy, em không thực sự thoải mái trong chuyện chăn gối” - Người vợ chia sẻ. Từ góc độ của người chồng, người chồng cũng cảm nhận được sự không thoải mái và “không nồng nhiệt” của vợ đôi khi làm anh cảm thấy “mất hứng” và cảm thấy sự “lạnh nhạt của vợ”.
Như vậy có thể thấy hai vợ chồng có sự đánh giá khá tương đồng về sự hòa hợp vợ chồng như về tính cách, quan điểm sống, ứng xử, tài chính, tình dục hay niềm tin tôn giáo. Đánh giá của cả vợ và chồng về sự hòa hợp về các yếu tố như tính cách, ứng xử, tài chính và tình dục đều ở mức thấp.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Hành vi giao tiếp với người bạn đời
Xét về các hành vi giao tiếp, hai vợ chồng ít có những hành vi giao tiếp tích cực như khen ngợi, khuyến khích, động viên, quan tâm chăm sóc, dành thời gian riêng cho mối quan hệ vợ chồng hay bàn bạc với nhau những vấn đề quan trọng trước khi đưa ra quyết định (cả vợ và chồng đều cho điểm dưới trung bình (từ 0 đến 4 điểm) về sự xuất hiện của các hành vi giao tiếp tích cực ở cả bản thân và ở người bạn đời). Ngược lại, họ lại thường xuyên có các hành vi tiêu cực như chỉ trích, đổ lỗi, hạ thấp, đánh và ngoại tình.
Kết quả phiếu trả lời cũng cho thấy mức độ của các hành vi tiêu cực của chồng nhiều hơn vợ và hành vi tích cực của chồng ít hơn hành vi tích cực của người vợ. Kết quả này cũng cho phép chúng tôi liên hệ tới mức độ tương quan của các hành vi giao tiếp của vợ và chồng với sự HLHN rằng sự HLHN có tương quan mạnh hơn với hành vi của người chồng so với hành vi của người vợ.
Mối quan hệ vợ chồng
Người vợ và người chồng có cảm nhận mối quan hệ của họ không được tích cực, đặc biệt đối với người vợ (ĐTB thang đo cảm nhận mối quan hệ vợ chồng của người vợ = 2,67).
Tại thời điểm tham gia vào nghiên cứu, cả người vợ và người chồng đều không cho rằng mối quan hệ của họ với người bạn đời đang tiến triển tốt đẹp và họ không muốn kết hôn với người bạn đời hiện tại nếu như họ được lựa chọn lại, họ cũng đã suy nghĩ lại về mối quan hệ này. Điểm này hoàn toàn ngược với cặp vợ chồng HLHN ở trên. Họ cũng rất ít khi cảm thấy có thể tâm sự với người bạn đời bất cứ điều gì.
Đánh giá cặp vợ chồng không hài lòng hôn nhân
Như vậy có thể thấy tại thời điểm tham gia nghiên cứu, cặp vợ chồng số HT có rất nhiều các yếu tố phản ánh rằng họ không hài lòng về cuộc sống hôn nhân mà họ đang có. ĐTB mức độ HLHN chung cũng như ở các yếu tố của sự HLHN đều thấp.
Cuộc sống hôn nhân của họ khá tệ cả về mặt cảm xúc cũng như các vấn đề về mối quan hệ, tài chính, tình dục. Hai vợ chồng thường xuyên cảm thấy cô đơn, buồn, tức giận và lo lắng. Họ hiếm khi cảm thấy được yêu thương, được hỗ trợ từ phía người
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
bạn đời hay có thể chia sẻ được với người bạn đời. Hai vợ chồng thiếu sự quan tâm, chăm sóc nhau cũng như thiếu sự khuyến khích, khen ngợi, động viên. Ngược lại, họ lại thường xuyên chỉ trích, đổ lỗi cho nhau hoặc ít nhất họ cảm thấy bị người kia chỉ trích, đổ lỗi, thiếu tôn trọng mình. Cả hai vợ chồng đều cảm thấy họ không hòa hợp với nhau ở nhiều mặt như tính cách, thói quen sinh hoạt hàng ngày, quan điểm sống, tình dục. Người chồng khá thường xuyên đánh vợ. Cả hai vợ chồng đều có hành vi ngoại tình cả trong tư tưởng và thực tế đã có mối quan hệ ngoài hôn nhân với người thứ 3.
Tiểu kết chương 4
Chương 4 đã mô tả các kết quả nghiên cứu thực trạng về sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng trong thời gian 5 năm đầu chung sống.
Về mức độ HLHN, chương 4 đã mô tả thực trạng mức độ HLHN nói chung của các cặp vợ chồng cũng như so sánh sự khác biệt về mức độ HLHN nói chung và các thành tố của sự HLHN theo các biến nhân khẩu học như: giới tính, thời gian chung sống, số con, trình độ học vấn, thu nhập, hoàn cảnh chung sống, hoàn cảnh nhà ở, nơi lớn lên. Cụ thể một số kết quả chính trong phần này:
- Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các cặp vợ chồng trong mẫu nghiên cứu này hài lòng về cuộc sống hôn nhân của họ ở mức trung bình cao.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa người vợ và người chồng về cảm nhận HLHN tổng thể và cảm nhận về Thành tựu và cảm xúc tích cực trong cuộc sống hôn nhân; Không có sự khác biệt có ý nghĩa về cảm nhận trong Mối quan hệ hôn nhân và Ý nghĩa hôn nhân.
- Trong cùng một cuộc hôn nhân, về cơ bản người vợ và người chồng có cùng cảm nhận về sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân của hai người. Trong 5 năm đầu chung sống, thành tố Thành tựu và cảm xúc tích cực của người vợ thấp hơn người chồng do những ảnh hưởng về tâm sinh lí, hoàn cảnh của cuộc sống hôn nhân ở giai đoạn mới cưới và mới có con.
- Số liệu cho thấy, trong 5 năm đầu sống chung, sự HLHN có xu hướng suy giảm theo thời gian. Trong từng thành tố của sự HLHN thì thành tố Thành tựu - cảm xúc
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
tích cực và Ý nghĩa hôn nhân có cùng xu hướng với sự HLHN chung: giai đoạn 1 năm đầu tiên có sự HLHN cao nhất, tiếp đó là những người ở giai đoạn trên 1 năm đến 3 năm và thấp nhất là những cặp vợ chồng đang chung sống trong giai đoạn trên 3 năm đến 5 năm.
- Những cặp vợ chồng chưa có con là những người có mức độ HLHN cao nhất, mức độ HLHN giảm ở những người có con. Không có sự khác biệt về mức độ HLHN của những người có 1 con và những người có hai con.
Về các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng hôn nhân, chương này cũng phân tích mối tương quan của 3 yếu tố ảnh hưởng là cảm nhận về sự hòa hợp vợ chồng, hành vi giao tiếp với người bạn đời và cảm nhận về mối quan hệ vợ chồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 yếu tố đều có mối tương quan thuận có ý nghĩa với sự HLHN nói chung.
Cảm nhận về sự hòa hợp vợ chồng có mối tương quan thuận ở mức độ chặt với sự HLHN nói chung. Đây là yếu tố có mối tương quan mạnh nhất với sự HLHN chung. Trong các yếu tố về cảm nhận sự hòa hợp vợ chồng thì cảm nhận về sự hòa hợp tình dục là yếu tố có tương quan mạnh nhất với sự HLHN.
Hành vi giao tiếp tích cực của hai vợ chồng có tương quan thuận ở mức độ tương đối chặt với sự HLHN của các cặp vợ chồng. Hành vi giao tiếp tiêu cực của người vợ lại không có mối tương quan có ý nghĩa với sự HLHN chung. Hành vi giao tiếp tiêu cực của chồng có mối tương quan nghịch có ý nghĩa nhưng mức độ tương quan lỏng lẻo.
Cảm nhận về mối quan hệ với người bạn đời cũng có mối tương quan thuận ở mức khá chặt với sự HLHN chung.
Về khả năng dự báo sự thay đổi mức độ HLHN của các cặp vợ chồng, yếu tố cảm nhận về mối quan hệ vợ chồng có khả năng dự báo nhiều nhất sự biến đổi của mức độ HLHN chung. Tồn tại mô hình hồi quy đa biến với ba biến độc lập là Cảm nhận về sự hòa hợp vợ chồng, hành vi giao tiếp với người bạn đời và cảm nhận về mối quan hệ vợ chồng. Tổng ba biến này có thể giải thích được 68% sự biến thiên của các cặp vợ chồng.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Trong chương này, tác giả luận án cũng phân tích 2 trường hợp nghiên cứu điển hình bao gồm 1 cặp vợ chồng hài lòng về cuộc sống hôn nhân và 1 cặp vợ chồng không hài lòng về cuộc sống hôn nhân. Phân tích trường hợp điển hình cho thấy sự hài lòng hôn nhân là cảm nhận chủ quan của mỗi người nên nó có thể khác nhau ở từng trường hợp.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân là một chủ đề đã được nhiều nhà nghiên cứu Tâm lí học, Xã hội học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu thời gian gần đây.
Tại Việt Nam, vẫn còn nhiều khía cạnh của sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân chưa được làm sáng tỏ. Luận án này tiến hành nghiên cứu với 209 cặp vợ chồng đang chung sống trong 5 năm đầu của cuộc sống hôn nhân tại Hà Nội trong thời gian 4 năm từ năm 2015 - 2019. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đưa ra một số kết luận như ở dưới đây:
1.1. Về lý luận
Luận án đã xây dựng được khái niệm: Sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân là cảm nhận chủ quan của một người về những trải nghiệm trong cuộc sống hôn nhân của chính họ dựa trên những cảm xúc tích cực, sự gắn kết, mối quan hệ tích cực, ý nghĩa và những thành tựu đạt được trong cuộc sống hôn nhân.
Mô hình cảm nhận hạnh phúc PERMA của nhà tâm lí học tích cực Seligman có thể đánh giá và lí giải được sự HLHN của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, khi đưa mô hình này vào xem xét sự HLHN, mô hình 3 thành tố đã được tìm thấy. Theo đó, có 3 thành tố tạo nên sự HLHN bao gồm: Thành tựu - cảm xúc tích cực; Mối quan hệ hôn nhân; Ý nghĩa hôn nhân.
Luận án cũng hệ thống lại một số yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Các yếu tố nhân khẩu - xã hội (giới tính, trình độ học vấn, nơi sống, hoàn cảnh chung sống sau kết hôn, số con, thời gian chung sống, thu nhập và học vấn của người vợ, người chồng; hoàn cảnh lớn lên của người vợ, người chồng); các yếu tố tâm lí - xã hội như hành vi ứng xử, đặc điểm cá nhân của vợ chồng, niềm tin tôn giáo, vấn đề tình dục.
Luận án cũng bổ sung thêm một số yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân bao gồm: cảm nhận về sự hòa hợp vợ chồng, hành vi giao tiếp với người bạn đời, cảm nhận về mối quan hệ vợ chồng.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học