CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM KỸ THUẬT
1.2. Lí luận về kỹ năng học tập của sinh viên sư phạm kỹ thuật
1.2.1. Kỹ năng và kỹ năng học tập
1.2.1.2. Kỹ năng học tập
Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về hoạt động học tập và đưa ra các quan niệm khác nhau.
Ở nước ngoài có thể kể đến các tác giả I.B.Intenxơn; A.V.Pêtrôvxki;
N.V.Kuzmina; A.N.Lêônchiev; Đ.B.Encônhin[22] V.V.Đavưđôv[21]...Trong nước có các tác giả tiểu biểu Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang U n, Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng[41]; ..vv..
Theo X.I.Kxegof đã bàn đến vấn đề kỹ năng, kỹ xảo hoạt động sư phạm của sinh viên trên cơ sở thực hiện hình thành kỹ năng sư phạm trong thời kì sinh viên đi thực tập. Ông cho rằng, kỹ năng sư phạm có đối tượng là người. Hoạt động này rất phức tạp, chứ không thể hành động theo khuôn mẫu cứng nhắc. Nhiệm vụ cơ bản của các trường đại học là đảm bảo cho người học lĩnh hội được những cơ sở của các khoa khọc và chuyên ngành một tính cách tích cực, tự giác và có hệ thống [53].
Các tác giả Lê Văn Hồng (1998), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng “Hoạt động học là hoạt động đặc th của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định” [41].
Nghiên cứu về hoạt động học tập, các tác giả đều thống nhất cho rằng khi nói đến hoạt động học tập đó là hoạt động nhận thức căng thẳng, không chỉ hướng vào việc tiếp thu tri thức, kỹ năng- kĩ xảo, các giá trị xã hội mà còn hướng vào việc tiếp thu tri thức của hoạt động học và hình thành, biến đổi chính bản thân người học. Để việc học diễn ra có kết quả, người học biết cách học, có tri thức về bản thân HĐHT.
Quan điểm của tác giả luận án: Hoạt động học là hoạt động của người học với tư cách là chủ thể học tác động vào đối tượng là các nội dung học, bài học hay bài tập có sự hướng dẫn của giáo viên, được thúc đẩy bởi động cơ xác định, được ti n hành bởi hệ thống các hành động, các thao tác gắn liền với các phương tiện học tập nhằm đạt mục đích, nhiệm vụ trong những điều kiện nhất định.
Như vậy hoạt động học có các đặc điểm quan trọng sau:
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Hoạt động học tập có tính chủ thể khi người học tìm thấy đối tượng, tích cực hướng vào đối tượng để thực hiện hoạt động khám phá, chiếm lĩnh đối tượng.
Hoạt động học tập là hoạt động có mục đích tự giác, có ý thức về động cơ và trong đó diễn ra quá trình nhận thức, đặc biệt là quá trình tư duy và sâu hơn nữa là liên quan đến yếu tố nghề nghiệp.
Hoạt động học tập là hoạt động được điều chỉnh bởi động cơ, trong đó động cơ đối tượng có giá trị bền vững và đích thực nhất bởi người học sẽ tìm thấy những điều mới mẻ, bổ ích, lý thú từ đó say mê đối tượng, tìm thấy giá trị hấp dẫn nơi môn học.
Hoạt động học tập đòi hỏi chủ thể phải tích cực thực hiện thông qua các hành động học tập, các nhiệm vụ việc làm cụ thể với mục đích cụ thể: Hành động nghiên cứu tài liệu, hành động nghe giảng, hành động ôn tập, hành động làm bài tập, các hành động thưc hiện các nhiệm vụ trên lớp, tự học ,..vv. Mỗi hành động, nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV người học đều phải tự biết định hướng - thực hiện - kiểm tra hành động, phải thực hiện phối hợp hàng loạt các thao tác trí tuệ: phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa với các phương tiện là biểu tượng, khái niệm, ngôn ngữ và cử động tay chân gắn liền với việc sử dụng các phương tiện: tài liệu giấy, bút, sơ đồ, bản vẽ, máy tính .. đối chiếu với mục đích để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đó.
Hoạt động học tập có kết quả làm thay đổi chính bản thân chủ thể học, đem lại những tri thức mới, kỹ năng, thái độ mới mà trước đó họ chưa có hoặc có ở mức thấp. Hoạt động dạy phải được tổ chức sao cho thông qua đó hình thành được HĐHT cho người học cả hai mặt, ph m chất: tính chủ động, tích cực học tập, động cơ học tập và năng lực tự tiến hành hành động: biết định hướng, tự thực hiện, tự điều chỉnh động cơ, tự kiểm tra quá trình và kết quả của hoạt động.
Trong thời đại công nghệ - kỹ thuật phát triển, việc học tập có sử dụng các công nghệ học tập khác xa với cách học truyền thống, những phương pháp học tập hiện đại như học trực tuyến, học qua các mạng thông tin, học trên smartphone đang được quan tâm.Thời đại bùng nổ thông tin, đòi hỏi xử l thông tin là cơ bản chứ không chỉ là nắm bắt thông tin. Việc học ở đại học cần làm thế nào giữ lại trong trí nhớ người học không phải chỉ là hoàn thiện thông tin mà chủ yếu là phương pháp tìm ra lượng thông tin đó. Vì vậy, yêu cầu xử lí thông tin là cơ bản chứ không chỉ là nắm bắt thông tin mà phải tự tìm ra lượng thông tin đó. Cải tiến phương pháp dạy
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
học giúp người học có kỹ năng suy nghĩ sáng tạo để có thể tự mình giải quyết được những hạn chế của bản thân. Cải tiến phương pháp dạy học, cần dạy cho người học kỹ năng suy nghĩ sáng tạo có thể giải quyết một số hỏng hóc kỹ thuật đơn giản trong sinh hoạt, tự mình giải quyết được những sự cố hỏng hóc kỹ thuật xảy ra hàng ngày.
b. Cấu trúc hoạt động học tập
Quan niệm về cấu trúc hoạt động học, các tác giả D.B.Encônhin[22]
V.V.Đavưđôv[21] A.K.Marcôva, P.Ia.Galperin[24] đã nghiên cứu những kỹ năng và kĩ xảo học tập bên trong tức là những kỹ năng, kĩ xảo, thao tác trí tuệ, thao tác tư duy trong học tập như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, mô hình hóa... khi đó cấu trúc hoạt động học được xem là cấu trúc tâm lí bao gồm động cơ, mục đích, nhiệm vụ học tập, hành động, thao tác, tình huống học tập.
Theo P.I.a Ganpêrin và N.Ph.Talưdina coi học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức bên ngoài và bên trong của hoạt động. Hai quá trình này có mối quan hệ qua lại gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình học tập của người học.
N.Ph.Talưdina chia thành các hành động học tập theo cách tiếp cận qúa trình hoạt động học bao gồm: Hành động định hướng hành động kiểm tra đầu vào; hành động thực hiện; hành động kiểm tra đánh giá. Từ quan điểm nói trên về hoạt động học tập cho thấy, hoạt động học gồm các giai đoạn hành động học cơ bản sau [77]:
- Giai đoạn chuẩn bị bài lên lớp là giai đoạn xác định mục đích yêu cầu và nội dung chính của bài học để chu n bị tâm thế sẵn sàng cho việc tiếp thu tri thức trên lớp có hiệu quả. Cụ thể: hành động lập kế hoạch, hành động đọc sách, hành động giải quyết nhiệm vụ học tập, hành động phân tích và nêu thắc mắc vấn đề, hành động hệ thống hóa tài liệu, kỹ năng sử dụng phương tiện học tập...
- Giai đoạn hành động học trên lớp là những hành động thực hiện kế hoạch học tập của chủ thể và tiến hành các nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn và yêu cầu của giảng viên một cách chủ động sáng tạo, cụ thể: hành động nghe - ghi bài; hành động đối thoại và trả lời câu hỏi; hành động thảo luận nhóm (phân công, trình bày, thuyết trình, tranh luận nhóm, tổng kết nhóm, trình bày kết quả hoạt động nhóm) hành động khái quát hóa; hành động ôn tập, thực hành vận dụng kiến thức;hành động kiểm tra, đánh giá...
- Giai đoạn kiểm tra, đánh giá: Giai đoạn diễn ra sự rà soát lại đối chiếu những yêu cầu, nhiệm vụ và cách thức tiến hành hành động học tập và kết quả của
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
chúng với mẫu đã cho, từ đó xác định sự phù hợp hay không phù hợp các kết quả đã lĩnh hội được với những yêu cầu của nhiệm vụ học. Giai đoạn này có chức năng định hướng và tự điều chỉnh trong hoạt động học, đồng thời tạo nên động lực (động cơ) cho người học. Cụ thể: hành động làm bài tập thực hành; hành động giải bài tập; hành động vận dụng ki n thức đã học vào thực t ; hành động xử lý các bài tập, các tình huống vào đời sống xã hội; hành động làm bài kiểm tra, bài thi môn học.
Như vậy cho thấy HĐHT gồm một chuỗi phức tạp các thao tác, đòi hỏi sự sáng tạo chứ không theo một khuôn mẫu cứng nhắc. Quá trình hình thành các KNHT bên ngoài tất yếu có xu hướng nhằm vào sự vận hành hoạt động trí tuệ bên trong, dựa vào các cơ chế bên trong, nhập nội (chuyển vào trong) quyết định tính chất của những biến đổi cấu trúc hoạt động trí tuệ, đảm bảo nâng cao hiệu quả học tập. Việc tổ chức cho người học chiếm lĩnh đối tượng học dưới hình thức tổ chức cho người học thực hiện một hệ thống các nhiệm vụ học, sự sắp xếp các nhiệm vụ học tập phải tạo thành một hệ thống phát triển.
c. Kỹ năng học tập
Từ các quan niệm kĩ năng và khái niệm hoạt động học tập ở trên có thể hiểu:
Kỹ năng học tập là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được lĩnh hội vào thực hiên các hành động học tập một cách có k t quả, trong những điều kiện nhất định.
d. Đặc điểm của kỹ năng học tập
Các nhà tâm lí học xem xét KNHT là một kỹ năng thành phần của kỹ năng hoạt động trí tuệ. Thực chất sự hình thành KNHT là làm cho người học nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi những thông tin chứa đựng trong từng nhiệm vụ, bài tập, từng môn học và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể. Muốn học tập tốt, cần phải có KNHT tương ứng. KNHT bao gồm nhiều KN thành phần. Kỹ năng học tập có các đặc điểm đặc trưng sau:
- Kỹ năng học tập cũng có các đặc điểm của kỹ năng, cấu trúc kỹ năng học tập có nhiều thành tố, nhiều tầng bậc, nhiều thành phần và gắn với các hành động học tập xác định. Đối với hoạt động học tập, kỹ năng học tập biểu hiện ở các thành phần, thao tác của hành động, nhiệm vụ học và có mục đích cụ thể.
- Kỹ năng học tập thể hiện hành động thực hành mà người học có thể thực hiện trên cơ sở những tri thức thu nhận được và về sau những hành động thực hành này lại giúp cho người học thu nhận được tri thức mới.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
- Kỹ năng học tập thể hiện tổ hợp các cách thức học tập đã được người học nắm vững. Có kỹ năng học tập tức là năng lực học tập ở một mức độ nào đó.
- Kỹ năng học tập có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hành động học tập và có nghĩa quyết định đến kết quả học tập.
1.2.2. Hoạt động học tập và kỹ năng học tập của sinh viên sƣ phạm kỹ thuật 1.2.2.1. Sinh viên sƣ phạm kỹ thuật
a. Khái niệm sinh viên
Khái niệm sinh viên được các nhà nghiên cứu bắt đầu sử dụng từ năm 1968, tại Đại học Oxford (Anh), người ta thừa nhận sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội, đặc biệt họ là những người đang sống trong giai đoạn tích lũy tri thức nghề nghiệp để trở thành những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định, có ích cho xã hội [86].
Theo tài liệu tâm lí học sư phạm đại học của Nguyễn Thạc (2001) cho thấy:
sinh viên là thuật ngữ để chỉ những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, có giới hạn về độ tuổi thanh niên từ 17,18 đến 24 tuổi. Họ có sự trưởng thành về mặt cơ thể, tâm lí và xã hội, định hình về nhân cách, những người đang tích cực học tập rèn luyện để chu n bị hoàn thiện tích lũy các kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ theo chương trình xác định. Họ được đào tạo để phục vụ cho hoạt động lao động trí óc với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao từ đó tham gia vào các loại hoạt động lao động đa dạng có ích cho xã hội, họ tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học tập giải quyết những vấn đề lí luận hay thực tiễn trong cuộc sống đồng thời rèn luyện và hình thành các ph m chất nhân cách, năng lực cho nghề nghiệp tương lai.
b. Sinh viên sư phạm kỹ thuật
Sinh viên SPKT về cơ bản cũng giống như sinh viên các nghành khác, tuy nhiên cũng có điểm khác biệt, do đó tác giả cho rằng:
Sinh viên sư phạm kỹ thuật là những người học chuyên ngành sư phạm kỹ thuật tại các trường cao đẳng, đại học về kỹ thuật chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm để trở thành những người thầy đáp ứng yêu cầu của xã hội, phát triển mô hình nhân cách nghề sư phạm kỹ thuật.
c. Đặc điểm tâm lí nhân cách sinh viên sư phạm kỹ thuật
Sinh viên sư phạm kỹ thuật cũng có những đặc điểm tâm lí nhân cách lứa
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
tuổi sinh viên nói chung. Đây là giai đoạn nở rộ của nhân cách. Họ là nhóm người trẻ tuổi đang chu n bị chức năng của người chuyên gia tương lai trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp có trình độ Đại học. Lứa tuổi sinh viên có hiệu quả nhất đối với sự hình thành nhiều chức năng tâm lí và đặc biệt là đối với phát triển các chức năng trí tuệ con người. Các quá trình tâm lí, các trạng thái tâm lí, kinh nghiệm sống được hoàn thiện và nghề nghiệp hóa.
Có thể nêu lên một số nét khái quát về đặc điểm tâm lí cơ bản của sinh viên:
Nhận thức: Do sự hoàn hiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh và các giác quan, sự phong phú về tri thức và kinh nghiệm giúp cho quá trình cảm giác và tri giác phát triển rõ rệt. Sinh viên nhạy cảm và sâu sắc trong nhận thức nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, cảm giác và biểu tượng kỹ thuật phát triển với chất lượng mới.
Khả năng tư duy nghề nghiệp, tư duy logic, tư duy kỹ thuật, tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo biểu hiện ở khả năng tự đặt vấn đề, tự tìm cách giải quyết vấn đề theo nhiều chiều, nhiều phương thức khác nhau và có khả năng tự đánh giá kết quả tìm được
Sự phát triển tự ý thức, Do xác định được vai trò của bản thân trong tập thể và những quan hệ mới với thế giới xung quanh, buộc sinh viên phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình tỏ thái độ đúng với chính mình để định hướng nhân cách của bản thân. Hạt nhân của tự ý thức, tự đánh giá nhân cách ở sinh viên là lòng tự tin vào bản thân, tốc độ phản ứng đối với mọi tình huống đặt ra.
Tính tích cực xã hội, sinh viên rất nhạy cảm với các sự kiện hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa trong nước và trên thế giới, hăng hái tham gia với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ vào các hoạt động mang tính chất tập thể (rèn luyện tay nghề, văn hóa, thể dục, thể thao..) dám nghĩ, dám làm, muốn cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp chung.
Lí tưởng nghề nghiệp, được coi là hạt nhân của nhân cách, được thể hiện qua mục đích sống, qua sự say mê với học tập, nghiên cứu và lao động nghề nghiệp, và được cụ thể hóa thành những mong muốn, ước mơ có cuộc sống hạnh phúc, được làm việc, sống dân chủ, bình đẳng trước pháp luật...
Sinh viên ở những khối lớp khác nhau có những đặc điểm riêng:
Sinh viên năm thứ nhất: chưa thích ứng với các hoạt động học tập và cuộc sống tập, chưa thể hiện rõ vai trò của bản thân.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học