BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng bệnh hen phế quản tại 2 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện an dương, hải phòng (Trang 22 - 25)

Điều tra 4.477 hộ gia đình xã Hồng Thái huyện An Dương và xã Quốc Tuấn An Lão với 11.972 người trưởng thành, phát hiện có 455 NB mắc HPQ. Tỷ lệ mắc HPQ chung là 3,80%, tỷ lệ mắc HPQ ở nữ cao hơn ở nam với 4,05% và 3,54% khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>

0,05 (Bảng 3.1)tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác khi điều tra về tỷ lệ mắc HPQ ở các địa phương khác của nước ta [6],[31].

Các đặc trưng liên quan đến bệnh HPQ ở NB như đa số có tiền sử bản thân và gia đinh mắc các bệnh dị ứng khác là phù hợp với nhận xét của y văn. học vấn của NB nhìn chung là thấp, 80,9% có học vấn THCS trở xuống, phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả khác và lý giải điều này là do NB có thể mắc bệnh từ nhỏ và không được điều trị hợp lý đã ảnh hưởng đến học tập như phải nghỉ học và kể cả khả năng học tập. Có 20%

NB ở mức độ HPQ nặng, 84,4% NB KAP về bệnh chưa đạt, điều đó cũng phần nào phản ánh hạn chế của công tác chữa trị bệnh HPQ ở địa phương hiện nay trước khi có nghiên cứu can thiệp này.

4.2. Kết quả mô hình can thiệp TT GDSK trong kiểm soát hen Can thiệp TTGDSK thông qua xây dựng Câu lạc bộ hen tại xã can thiệp là Hồng Thái, huyện An Dương, chúng tôi thực hiện phối hợp truyền thông trực tiếp và gián tiếp, can thiệp nhằm vào nâng cao và cập nhật KAP về bệnh HPQ cả CBYT và NB. Kết quả sau can thiệp về cải thiện KAP ở NB tại xã Hồng Thái tăng hơn nhiều so với xã chứng, cụ thể là: KAP tốt 24,5%, CSHQ 880,0%; KAP khá 20,0%, CSHQ 566,6%, KAP trung bình 29,0%, CSHQ 286,6%; trong khi xã chứng SCT KAP tốt là 3,5%; KAP khá 8,6% KAP trung bình 14,5%; thấp hơn hẳn so với nhóm can thiệp. HQCT của NB CT xã Hồng Thái tốt hơn NB xã Quốc Tuấn; khác biệt sau CT có ý nghĩa thống kê (p<0,001) ở cả 4 nhóm thực hành Tốt, Khá, Trung bình, Chưa đạt. Kết quả này cũng phù hợp với

Luận văn Y tế Cộng đồng

khuyến cáo của nhiều tác giả nước ngoài như Noreen M. Clarka [94], về lợi ích của biện pháp TTGDSK trong cải thiện và nâng cao KAP của người bệnh giúp nâng cao hiệu quả của công tác điều trị kiểm soát bệnh HPQ.

Kết quả quản lý, điều trị dự phòng để kiểm soát HPQ triệt để cho các NB liên quan mật thiết đến KAP về bệnh HPQ của thầy thuốc cũng như cán bộ y tế địa phương. Kết quả sau can thiệp, KAP chung về bệnh HPQ ở CBYT huyện An Dương đã được cải thiện rõ rệt so với trước can thiệp: 66,1% đạt tốt; 23,1% đạt Khá, HQCT 85,5%; cải thiện trường hợp chưa đạt HQCT 89%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm Tốt, Chưa đạt với p<0,001, ở nhóm Trung bình p<0,05. Nhóm chứng CSHQ thực hành điều trị nhóm tốt và nhóm trung bình tăng nhẹ, còn lại duy trì như trước. Số CBYT có KAP về bệnh HPQ ở xã ĐC không can thiệp thay đổi không đáng kể so với trước can thiệp (bảng 3.43). Hiệu quả can thiệp về KAP đối với bệnh HPQ ở cán bộ y tế thể hiện ở chỉ số HQCT thay đổi có ý nghĩa thống kê là làm tăng tỷ lệ cán bộ y tế có KAP tốt về bệnh HPQ và giảm số lượng và tỷ lệ CBYT có KAP về HPQ trung bình hoặc chưa đạt một cách có ý nghĩa. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của một số tác giả nước ngoài như M.R.Partidge [90] khi nghiên cứu về vai trò của TTGDSK trong đào tạo và tự quản lý nhằm tăng cường công tác chăm sóc, điều trị cho những NB HPQ

Can thiệp TTGDSK từ chỗ thay đổi KAP của CBYT và KAP của NB đối với bệnh HPQ đã đem lại hiệu quả can thiệp tốt đó là cải thiện rõ rệt đối với mức độ nặng của bệnh cũng như mức độ kiểm soát triệu chứng và các biểu hiện khác ở các NB tại xã Hồng Thái sau kết thúc can thiệp:

tỷ lệ NB xếp vào hen bậc 1 đã tăng rõ rệt (51,5% so với 41%) và tỷ lệ NB xếp vào các bậc hen nặng (bậc 3,4) cũng giảm đáng kể (16,5% và 4,% so với 11,5% và 2,0%). Đặc biệt tỷ lệ NB được đánh giá là đã kiểm soát hoàn toàn HPQ tăng đáng kể (3,5% tăng lên 11% CSHQ 214,3% và so với nhóm chứng thì HQCT là 205%), số lượng và tỷ lệ NB được kiểm

Luận văn Y tế Cộng đồng

soát một phần cũng tăng lên rõ rệt sau can thiệp (48,5% so với 29,0%

CSHQ 67,2% so với nhóm chứng không can thiệp thì HQCT=58,2), trái lại số NB không được kiểm soát giảm rõ rệt (67,5% xuống còn 40,%, sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu can thiệp TTGDSK để cải thiện công tác quản lý, điều trị dự phòng để kiểm soát bệnh HPQ tại cộng đồng của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả đã công bố của Ait-Khaled N [49] và nhiều tác giả khác ở các nước đang phát triển như Algeria, Guinea, Morocco, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ trong điều trị kiểm soát bệnh HPQ. Việc TTGDSK thông qua” Câu lạc bộ HPQ” cùng với đào tạo lại CBYT về bệnh HPQ, truyền thông hỗ trợ tại hộ gia đình, các chuyên gia hướng dẫn NB dùng thuốc cắt cơn, thuốc dự phòng tạo nên sự tác động tổng hợp tích cực cho công tác điều trị NB HPQ có KAP về bệnh ngày càng tốt hơn và cùng với đó tác động tích cực đến kết quả điều trị bệnh. Theo chúng tôi, mô hình truyền thông với Câu lạc bộ HPQ tại cộng đồng vừa gần gũi, thiết thực, có tính liên tục so với tư vấn của CBYT tại các cơ sở y tế và một số điểm tích cực khác mà đã được chính những người bệnh giãi bày thổ lộ mà chúng tôi đã đề cập trong các hộp kết quả trên.

Mô hình truyền thông CLB tại cộng đồng vừa gần gũi, thiết thực, có tính liên tục hiệu quả tại cộng đồng.

Hạn chế của đề tài

Nghiên cứu chỉ thực hiện điều tra dịch tễ về bệnh HPQ ở người trưởng thành mà chưa triển khai cho lứa tuổi trẻ em. Chọn chủ đích 2 huyện vào nghiên cứu do vậy việc khái quát hóa kết quả nghiên cứu tại các quận phần nào bị ảnh hưởng. Không đưa người thân, các lực lượng xã hội tại địa phương vào nhóm các thành viên tham gia GDSK cho NB điều đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của tác động GDSK cho NB.

Một hạn chế nữa đó là nguồn lực kinh phí, nhân lực, trang thiết bị chưa đầy đủ; khoảng thời gian tác động. Theo dõi 12 tháng là chưa đủ dài

Luận văn Y tế Cộng đồng

đối với những người bệnh chưa được kiểm soát hen và khó tiếp cận. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe cho người trưởng thành mắc HPQ do các nhân viên y tế địa phương và Trung tâm truyền thông GDSK thực hiện, được triển khai tại cộng đồng với mô hình câu lạc bộ ở Việt Nam. Mặc dù có những hạn chế nhưng chúng tôi cho rằng nghiên cứu này là tiền đề để triển khai các nghiên cứu can thiệp trong tương lai ở nước ta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện an dương, hải phòng (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)