CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÀO SANG THỊ TRƯỜNG
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam
2.2.1. Quan hệ giữa hai nước Lào- Việt Nam
2.2.1.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa 2 nước Lào- Việt Nam Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức: 06/8/1976
Quan hệ đặc biệt, gắn bó và tin cậy Việt Nam – Lào tiếp tục được củng cố và có những bước phát triển tốt đẹp, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu và có hiệu quả
Hiện nay, hai nước đang triển khai thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước năm 2009. Hai bên tăng cường cơ chế tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước để thống nhất và định hướng cho việc thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước.
Về biên giới, hai bên đang xúc tiến triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới trên toàn tuyến. Trên thực địa, hai bên đã phối hợp xây dựng và khánh thành mốc đôi 605 tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Đen-xa-vẳn và cột mốc đại số 528 tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo – Na-phàu. Hai bên cũng đã phối hợp với Campuchia hoàn thành cắm mốc tại ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia và đã ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam-Lào- Campuchia. Hợp tác về an ninh, quốc phòng là lĩnh vực hợp tác chặt chẽ. Dự án về hợp tác phát triển và ổn định vùng biên giới cũng như quản lý xuất nhập cảnh hai nước tiếp tục được thực hiện. Hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào được duy trì chặt chẽ. Tới nay, hai bên đã tiến hành 5 kỳ giao lưu hàng năm với hiệu quả thiết thực.
Hai bên đã phối hợp tổ chức tốt các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp
Luận văn thạc sĩ QTKD
cao hai nước, đã thành lập cơ chế trao đổi thường niên giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, hai Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương hai nước. Hai bên phối hợp tổ chức thành công “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam- Lào 2016” và các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của mỗi nước trong năm 2019 như 85 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ; 60 năm thành lập Đảng nhân dân cách mạng Lào; 70 năm Quốc khánh Việt Nam; 40 năm Quốc khánh Lào.... Hai bên cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ lại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Xuất khẩu hàng nông sản Lào sang Việt Nam chủ yếu qua các cửa khẩu biên giới giữa hai nước. Do vậy quan hệ chính trị giữa hai nước, và các cặp khẩu biên giới đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa.
Tuyến biên giới Việt Nam- Lào có tổng chiều dài khoảng 2069 km, trải dài suốt 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là: Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum và giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là: Phong xa lỳ, Luông Pha băng, Hủa phăn, Xiêng khoảng, Bo ly khăm xay, Khăm muộn, Sa van na khệt, Sa la van, Sê kong, cà Ăttapư. Với 7 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cặp cửa khẩu chính ( quốc gia) và các cặp cửa khẩu phụ, bao gồm:
Bảng 2.9: Các cặp cửa khẩu Lào – Việt Nam Loại cửa
khẩu STT Việt Nam Lào
Cửa khẩu quốc tế
1 Tây Trang (Điện Biên) Pang Hốc (Phỏng Sả Lỳ) 2 Na Mèo (Thanh Hóa) Nậm Xôi (Hủa Phăn) 3 Nậm Cắn (Nghệ An) Nặm Cắn (Xiêng Khoảng) 4 Cầu Treo (Hà Tĩnh) Nặm Phao (Bô Ly Khăm Xay) 5 Cha Lo (Quảng Bình) Na Phàu (Khăm Muồn)
6 Lao Bảo (Quảng Trị) Đen Sạ Vẳn (Sa Vắn Nạ Khệt)
7 Bờ Y (Kon Tum) Phu Cưa (Ắt Tạ Pư)
Cửa khẩu chính
1 Huổi Puốc (Điện Biên) Na Son (Luổng Pha Băng) 2 Chiềng Khương (Sơn La) Bán Đán (Hủa Phăn) 3 Lóng Sập (Sơn La) Pa Háng (Hủa Phăn) 4 La Lay (Quảng Trị) La Lay (Sả Lạ Văn) 5 Hồng Vân (Thừa Thiên Huế) Cu Tai (Sả Lạ Văn)
Luận văn thạc sĩ QTKD
6 A Đớt (Thừa Thiên Huế) Tà Vàng (Sê Kông) 7 Nam Giang (Quảng Nam) Đắc Ta Oóc (Sê Kông)
Cửa khẩu phụ
1 Si Pa Phìn (Điện Biên) Huổi Lả (Phoong Sa Ly) 2 Khẹo (Thanh Hóa) Ta Lấu (Hủa Phăn) 3 Ta Đo (Nghệ An) Tha Đo (Xiêng Khoảng) 4 Tam Hợp (Nghệ An) Nậm Xăng (Bô Ly Khăm
Xay)
5 Thanh Thuỷ (Nghệ An) Nặm On (Bô Ly Khăm Xay) 6 Sơn Hồng (Hà Tĩnh) Nậm Xắc (Bô Ly Khăm Xay) 7 Kim Quang (Hà Tĩnh) Ma La Đốc (Khăm Muồn) 8 Cà Ròng (Quảng Bình) Noỏng Mạ (Khăm Muồn) 9 Tà Rùng (Quảng Trị) La Cồ (Sa Vắn Nạ Khệt) 10 Bản Cheng (Quảng Trị) Bản May (Sa Vắn Nạ Khệt) 11 Thanh (Quảng Trị) Đen Vi Lay (Sa Vắn Nạ Khệt) 12 Cóc (Quảng Trị) A Xóc (Sả Lạ Văn)
13 Đắk BLô (Kon Tum) Đắk Bar (Sê Kông) 14 Đắk Long (Kon Tum) Văng Tắt (Sê Kông)
(Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam, năm 2019)
Trong những năm qua, trên tuyến biên giới Lào- Việt Nam đã đầu tư xây dựng hầu hết các khu kiểm soát liên hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho người qua lại, đóng góp có hiệu quả việc thực hiện các thỏa thuận kiểm tra hàng hóa một điểm dừng, và các thỏa thuận về xuất xứ hàng hóa, thuế quan theo quy định của AFTA.
Phát triển cơ sở hạ tầng khu cửa khẩu quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, các thủ tục XNK hàng hóa được thông suốt.
Tình hình chính trị ở khu cửa khẩu ảnh hưởng to lớn đến việc hàng hóa XNK có nhanh chóng được thông quan hay không. Nếu chính trị hòa bình, các hòa hóa được dễ dàng thông quan. Nếu chính trị bất ổn, hàng hóa bị thắt chặt, rất khó thông quan. Đặc biệt là hàng nông sản, nếu thời gian chờ quá lâu sẽ dẫn đến hỏng, thối nát.
2.2.1.2. Quan hệ văn hóa, kinh tế giữa 2 nước Lào- Việt Nam
*Các văn kiện đã ký giữa hai nước:
Luận văn thạc sĩ QTKD
- Bản thoả thuận Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2001-2014 (6/02/2001)
Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam- Lào thời kỳ 2001-2005 (6/02/2001)
Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào trong năm 2001 (6/02/2001)
Hiệp định tín dụng xây dựng đường 18B (tháng 7/2001)
Thoả thuận giữa Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng cảng Vũng áng (tháng 7/2001)
Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định vận tải đường bộ ký ngày 24/02/1996 (tháng 7/2001)
Nghị định thư 2001 thực hiện Hiệp định đường bộ sửa đổi (tháng 7/2001) Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hoá, KHKT giữa hai Chính phủ năm 2002 (01/2002)
Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa 2 nước (01/2002)
Thoả thuận về cơ chế tài chính và quản lý dự án sử dụng viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (01/2002).
Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hoá, KHKT giữa hai Chính phủ năm 2003 (01/2003)
Hiệp định về hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Lào giại đoạn 2015-2019 Hiệp định hợp tác về lao động ký ngày 1 tháng 7 năm 2017
Hiệp định về hợp tác song phương giữa chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước công hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 21 tháng 1 năm 2019
Hiệp định thương mại Việt Nam Lào vào tháng 3 năm 2019.
Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam-Lào tháng 6 năm 2019.
Luận văn thạc sĩ QTKD
Ngoài ra hai bên đã ký một số hiệp định hợp tác về du lịch, hàng không; Cơ chế chung về hợp tác kinh tế văn hóa KHKT; Cơ chế thanh toán; Cơ chế đào tạo cán bộ; Cơ chế quản lý về thương mại, du lịch; Thỏa thuận về hợp tác chuyên gia;
Thỏa thuận về quản lý thuế quan đối với hàng hóa và phương tiện quá cảnh và phối hợp chống buôn lậu ở biên giới hai nước; Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính Lào và Tổng cục Hải quan Việt Nam.
*Những yếu tố tốt trong quan hệ văn hóa, kinh tế tác động tích cực lên hoạt động XK hàng nông sản Lào sang Việt Nam:
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào năm 2015 đạt hơn 734 triệu USD.
Hai bên phấn đấu đến năm 2019 đạt 2 tỷ, năm 2020 đạt 5 tỷ. Tháng 01/2009, hai bên đã ký Bản thoả thuận về ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt-Lào năm 2009;
tiếp tục thực hiện miễn giảm thuế từ 0-50% đối với mặt hàng có xuất xứ của hai nước. Hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm tới thị trường Lào. Doanh nghịêp Việt Nam tiếp tục được duy trì ở một trong 3 vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Lào. Đầu tư của Việt Nam tại Lào thông qua nhiều loại hình hoạt động, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đầu tư vào mỏ, năng lượng và nông nghiệp chiếm khoảng 75%.
Văn hóa giữa hai nước có nét tương đồng, đều yêu chuộng hòa bình. Do vậy, các doanh nghiệp XK Lào dễ dàng am hiểu thị trường Việt Nam, thói quen tiêu dùng của thị trường Việt Nam. Các lễ hội văn hóa giao lưu giữa hai nước được tổ chức nhiều lần trong năm, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hai nước và hiểu hơn về ngôn ngữ, dân tộc của nhau.
Lào và Việt Nam đã tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ đi học tiếng Việt, và học nâng cao trình độ tại Việt Nam. Đây là chiến lược lâu dài, bền vững của Chính phủ Lào, giúp các doanh nghiệp, công dân Lào được sang Việt Nam học tập, nghiên cứu để về nước phục vụ phát triển đất nước.
*Những yếu tố chưa tác động tốt đến hoạt động XK hàng nông sản Lào sang Việt Nam:
Luận văn thạc sĩ QTKD
- Các hoạt động diễn ra ở cấp Chính phủ là chủ yếu, rất ít các buổi giao lưu giữa các doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp XNK nói riêng. Vì vậy, các doanh nghiệp Lào chưa hiểu rõ quan điểm kinh doanh, tập quán tiêu dùng hàng nông sản của Việt Nam.
- Các hoạt động văn hóa còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào các khía cạnh chi tiết trong đời sống giữa hai nước. Nên doanh nghiệp khó nắm bắt được văn hóa người Việt.
- Các Hiệp định giữa hai nước có lợi cho doanh nghiệp XK Lào và Việt Nam cần được công bố và giải thích cho doanh nghiệp cặn kẽ. Doanh nghiệp XK hàng nông sản Lào còn lúng túng với các điều luật tại Lào và Việt Nam.
Nhìn chung, Chính phủ Lào trong những năm 2014-2019 đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XK hàng nông sản Lào sang thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cần khắc phục các điểm yếu kém ở trên, với các biện pháp như: tăng cường trao đổi văn hóa, giao lưu kinh tế, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời chú trọng đầu tư con người hơn nữa.
2.2.2. Chiến lược nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam
* Chiến lược thuế quan:
Chiến lược thuế nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng XK hàng nông sản Lào.
Việt Nam và Lào cùng thuộc ASEAN, hai nước có quan hệ chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế rất tốt, vì vậy các chiến lược thuế áp dụng với hàng nông sản Lào có được nhiều ưu đãi. Khi thuế NK giảm, hoặc được miễn thuế, thì nhu cầu NK hàng nông sản Lào sẽ tăng, các DN Lào XK nông sản sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Nếu thuế NK hàng nông sản quá cao, nhu cầu về hàng nông sản của Việt Nam sẽ giảm, hoặc sẽ dùng các sản phẩm thay thế. Do vậy, sẽ ảnh hưởng đến XK nông sản của Lào
*Những tác động tích cực của chiến lược thuế quan đến hoạt động XK hàng nông sản Lào:
Luận văn thạc sĩ QTKD
- Chính phủ Việt Nam đánh thuế NK hàng nông sản thấp đối với hàng từ Lào. Cho nên tình hình nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam ngày càng được nới lỏng, và phát triển.
- Một số mặt hàng được miễn thuế khi XK vào Việt Nam (xem Phụ lục 2:
Danh mục hàng nông sản chưa chế biến được miễn thuế NK vào Việt Nam). Trong đó có rất nhiều mặt hàng chủ lực của Lào như cà phê, lúa, gạo, sắn.
Thuế nhập khẩu giảm đã làm nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam tăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Lào XK sang thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam.
* Tác động không tốt của yếu tố Chiến lược thuế quan đến hoạt động XK hàng nông sản của Lào:
Chiến lược thuế quan của Việt Nam cũng có những cản trở cho hàng nông sản Lào như thuế NK một số mặt hàng không được miễn thuế (Xem Phụ lục 1:
Danh mục mã hàng được giảm 50% thuế nhập khẩu vào Việt Nam), như đường, mía, thịt lợn, trâu, bò...
Như vậy Chính phủ Lào cần có những biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, ký các hiệp định song phương với Việt Nam để được hưởng ưu đãi nhiều hơn về xuất khẩu
*Hạn ngạch nhập khẩu hàng nông sản
Để chuẩn bị kế hoạch cho các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng theo cam kết gia nhập WTO, Bộ NN-PTNT Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Công thương thống nhất về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu các mặt hàng đường, muối và trứng gia cầm năm 2019. Theo đó, hạn ngạch cho mặt hàng đường là 81.000 tấn, muối là 102.000 tấn và trứng gia cầm là 46.300 tá. Về trứng gia cầm, Bộ NN-PTNT cũng đề nghị cần ghi rõ là loại trứng thương phẩm, không có phôi để tránh hiện tượng doanh nghiệp nhập khẩu về làm giống.
Với chiến lược này của Việt Nam, đã thu hẹp mặt hàng không được nhập khẩu hàng nông sản từ Lào về. Do đó các doanh nghiệp Lào có thể XK tất cả các
Luận văn thạc sĩ QTKD
mặt hàng, nằm ngoài hạn ngạch trên. Đây là chiến lược có lợi cho các doanh nghiệp XK hàng nông sản Lào.
*Các hàng rào kỹ thuật khác
Đối với các sản phẩm nông sản Lào nhập khẩu vào Việt Nam. Một số mặt hàng cần phải qua kiểm dịch như sau:
Căn cứ Nghị định số 199/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2017 quy định kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam:
* Điều 1: Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật:
Điều 2. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
Điều 3. Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được miễn phân tích nguy cơ dịch hại
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật theo quy định để phân tích nguy cơ dịch hại. Căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, Cục Bảo vệ thực vật bổ sung các biện pháp kiểm dịch thực vật cần thiết để ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật. Các điều kiện này làm cản trở việc XK hàng nông sản Lào sang thị trường Việt Nam.
Làm hạn chế, khó khăn trong công tác xin giấy tờ, và làm hải quan của doanh nghiệp XK hàng nông sản Lào.
Do vậy các DN XK nông sản Việt Nam cần chú ý các quy định về kiểm dịch hàng nông sản để thực hiện kế hoạch XK nông sản tốt hơn.
2.2.3. Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản của Chính phủ Lào, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản
2.2.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế chung của Lào
Luận văn thạc sĩ QTKD
Chính phủ Lào bắt đầu có các chiến lược cải cách kinh tế, giảm tập trung khuyến khích kinh tế tư nhân kể từ năm 1986, và đã đạt được các thành tưu về kinh tế đáng kể.
Luận văn thạc sĩ QTKD
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu kinh tế Lào từ năm 2014-2019
(Đơn vị: Tỷ USD)
Chỉ số 2014 2015 2016 2017 2018 2019
GDP(PPP) 16.2 17.44 19.16 20.78 34.48 40.51
GDP(OER
) 6.341 7.9 9.269 10.1 11.71 12.3
(Nguồn: VCCI Việt Nam,2019)
Trong đó: GDP tính theo PPP (Purchasing Power Parity: ngang bằng sức mua)
GDP tính theo OER ( Official Exchange Rates: tỷ giá hối đoái chính thức) Nhìn vào bảng ta thấy:
- Đối với GDP tính theo PPP: liên tục tăng từ năm 2014 đến năm 2019. Năm 2015 tăng 1.24 tỷ so với năm 2014, tăng 7,6%. Năm 2016 tăng 9,8% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 8,4% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 13,7 tỷ USD so với năm 2017. Năm 2019 tăng 6,03 tỷ USD so với năm 2018.
- Đối với GDP tính theo OER, cũng tăng theo các năm.
Cho thấy nền kinh tế của Lào ngày càng khởi sắc, và có chiều hướng tích cực. Hứa hẹn một đất nước có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh trong các năm tiếp
theo. Luận văn thạc sĩ QTKD