Tầm nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (LV01702) (Trang 72 - 105)

Chương 3. Nghệ thuật biểu hiện hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam kháng chiến

3.1. Tầm nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn

Văn học Việt Nam trong suốt 30 năm, từ 1945 - 1975 đã hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử - xã hội đặc biệt, với những biến cố to lớn tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ đời sống dân tộc và số phận mỗi con người - đại diện cho giai cấp dân tộc thời đại và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng, đề cao cảm hứng anh hùng đó là những biểu hiện của tầm nhìn sử thi bao trùm cả nền văn học giai đoạn 1945 - 1975 và còn được tiếp tục trong văn học mười năm sau chiến tranh. Đây là thời kỳ mà cái riêng tư mất vị trí trong cảm quan thẩm mỹ, giai đoạn mà Chế Lan Viên gọi là “Những năm toàn đất nước có một tâm hồn, có chung khuôn mặt”, nhà thơ cũng nhìn Tổ quốc mình không phải bằng con mắt cá nhân mà bằng con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa” nghĩa là con mắt của lịch sử dân tộc.

Trong giai đoạn văn học này, tầm nhìn sử thi chi phối đến cả những bài thơ trữ tình ngắn, thậm chí nhiều bài thơ tứ tuyệt:

Chống gậy lên non xem trận địa Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy

(Hồ Chí Minh)

Tố Hữu nhìn chị Trần Thị Lý không phải là một cá nhân mà là một con người của dân tộc và nhân loại, với “trái tim vĩ đại” không phải “đập cho em” mà cho “lẽ phải trên đời, cho quê hương em, cho Tổ quốc, loài người”:

Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại

Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc loài người?

(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)

Còn Lê Anh Xuân thì hình dung anh giải phóng quân hi sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất như một tượng đài hùng vĩ hiện lên trên cái nền bát ngát của không gian Tổ quốc và thời gian những thế kỷ. Người chiến sĩ ấy là ai? Không cần biết.

Anh không để lại tên tuổi gì hết. Vì anh là biểu tượng của anh giải phóng quân, hơn nữa là “Dáng đứng Việt Nam” “tạc vào thế kỷ”: Anh là chiến sĩ Giải phóng quân / Tên anh đã thành tên đất nước / Ôi anh giải phóng quân! / Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân). Tầm nhìn sử thi thể hiện ở những bài thơ có tính chất khái quát, tổng hợp về đất nước hay một chặng đường lịch sử của dân tộc, cách mạng như: “Cách mạng tháng Tám” của Trần Dần, “Quang vinh Tổ quốc chúng ta”,

“Bài ca mùa xuân 1961” của Tố Hữu, “Ở đâu, ở đâu? ở đất anh hùng” của Chế Lan Viên. Tầm nhìn sử thi ở giai đoạn thơ chống Mỹ là sự tiếp nối xu hướng đã được mở ra trong thơ giai đoạn 1945 - 1954, nhưng được gia tăng sức khái quát và chú trọng khắc họa tư thế, tầm vóc của đất nước, của cách mạng trong tương quan với thời đại và lịch sử. Tố Hữu tự hào hình dung tư thế của đất nước: Chào 61, đỉnh cao muôn trượng / Ta đứng dậy mắt nhìn bốn hướng / Trông lại ngàn xưa, trông tới mai sau / Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu (Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu).

Trong thơ kháng chiến, tầm nhìn sử thi tạo cho nhà thơ tâm thế trữ tình cao rộng với tư cách phát ngôn cho cả dân tộc, đất nước. Tầm nhìn sử thi tạo cho nhà thơ có chỗ đứng ở đỉnh cao của thời đại để bao quát cả thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, dân tộc và nhân loại, quá khứ và tương lai để mà phát hiện suy ngẫm, hình dung, dự đoán về mọi vấn đề hệ trọng lớn lao của vận mệnh đất nước, lịch sử dân tộc. Nhờ thế mà thơ kháng chiến đã có sự mở rộng rất đáng kể về không gian và thời gian được chiếm lĩnh trong thơ, nối liền quá khứ lịch sử với hiện tại và tương lai, liên kết dân tộc với thời đại và nhân loại: Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu / Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều / Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng / Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng (Chào xuân 67 - Tố Hữu). Về hiện thực chiến tranh, có thể nói hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tôi luyện con người Việt Nam thành những con người lí tưởng trong cuộc

sống. Sự lí tưởng ấy bao chứa và thống nhất trong cả tư tưởng lẫn hành động. Từ cái nhìn lí tưởng về con người trong chiến tranh - cái tầm nhìn chân chính đã khiến thơ ca nói chung đầy ắp không khí sử thi. Đó là những con người sống vì lí tưởng và sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng chung, lí tưởng cao cả:

Hãy về đi em người thiếu nữ Đi con đường chiến đấu dài lâu

Thế phải đứng anh đứng cho quân thù run sợ Không bao giờ còn gặp lại em đâu

(Bài ca chim chơ-rao - Thu Bồn)

Chung một lí tưởng, họ cùng chung một niềm vui trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ hi sinh, bất kể họ là ai. Với Nguyễn Khoa Điềm thì đó là cái lí tưởng chung, bên cạnh lí tưởng báo động của tuổi trẻ miền Nam dồn hết ra mặt đường loan tin báo bão quét sạch quân thù: Nguyện làm người xung kích của quê hương / Đây tiếng hát chúng con / Tiếng hát xuống đường (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm). Khi nói về dân tộc, đất nước, nhà thơ thường sử dụng tầm nhìn sử thi với hai bình diện. Một mặt, đó là sự khẳng định, tự biểu hiện của cả cộng đồng dân tộc nhân dân; mặt khác, nhà thơ lại trong vai trò người chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, ngợi ca với tất cả sự cảm phục, thành kính và tự hào.

Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ.

Thiên nhiên miền Tây, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cô gái, những con người miền Tây càng tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng. Chất lãng mạn được thể hiện chủ yếu ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng chung của cộng đồng, của toàn dân tộc: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm / Heo hút cồn mây súng ngửi trời / Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống / Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

/ Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời! (Tây Tiến - Quang Dũng). Đó là những năm tháng con người tuy đứng trong gian khổ tột cùng nhưng tâm hồn chủ yếu sống với niềm tin vui, ấm áp của tình đồng chí, của tình dân nghĩa Đảng và trong ánh sáng rực rỡ của lí tưởng, của tương lai:

Củ khoai củ sắn thay cơm

Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát Trông trời cao mà mát tâm can...

(Tố Hữu)

Nếu không có lòng yêu nước thiết tha và lòng tin chắc chắn ở tương lai đầy ánh sáng của chiến thắng và cuộc sống ấm no hạnh phúc thì làm sao nhân dân ta có đủ sức mạnh tinh thần vượt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nề của chiến tranh.

Sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã làm cho đất nước được thay da đổi thịt. Khắp nơi mọc lên nhà gạch, mái ngói tạo nên tứ thơ đầy tinh thần lãng mạn của Xuân Diệu:

Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh Có lẽ lòng tôi cũng hóa thành

Ngói mới.

(xuân Diệu)

Còn Huy Cận vốn xưa là một hồn thơ ảo não nhất trong phong trào thơ Mới, nay nhìn đâu cũng thấy “Trời mỗi ngày lại sáng” và “Đất nở hoa”. Ở Chế Lan Viên, ánh sáng và phù sa là hình ảnh đất nước mà cũng là hình ảnh tâm hồn nhà thơ được hồi sinh và thanh xuân hóa.

Dưới ánh sáng của Đảng, Bác Hồ, chủ nghĩa xã hội và niềm tin tưởng vào tương lai, chúng ta nhìn thực tế đất nước thấy đẹp hơn, sáng hơn gấp ngàn lần: Năm năm mới bấy nhiêu ngày / Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều / Dân có ruộng dập dìu hợp tác / Lúa mƣợt đồng ấm áp làng quê /...Đã nghe gió ngày mai thổi lại Đã

nghe hồn thời đại bay cao (Tố Hữu). Phải nói rằng, những điều Tố Hữu diễn tả đều là sự thật cả. Có điều sự thật ấy đã được nhân lên với kích thước cao rộng bát ngát của tương lai mà nhà thơ gọi là “gió ngày mai’ và “hồn thời đại”. Cảm hứng lãng mạn cũng được nhân lên theo chiều kích ấy:

Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tƣng bừng ngày hội

(Tố Hữu)

Tin chắc vào tương lai và sống với tương lai, con người đã đi vào chiến trường, đi vào bom đạn vui như trẩy hội:

Những buổi vui sao cả nước lên đường Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục

(Chính Hữu) Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây (Phạm Tiến Duật)

Tóm lại, cảm hứng lãng mạn là đặc trưng mỹ học của giai đoạn văn học 1945 - 1975 xét trên nét chủ đạo của nó. “Chính khoảng cách sử thi và cảm hứng lãng mạn đã khiến cho các nhà thơ nhìn về đối tượng bằng cái nhìn chiêm ngưỡng. Đối tượng hiện lên trong tác phẩm là đối tượng mang tính toàn bích” [7, 48]. Trong giai đoạn văn học này, tầm nhìn sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn cách mạng là nét thống nhất xuyên suốt tạo nên vẻ đẹp độc đáo trong thơ kháng chiến qua hình tượng đất nước.

3.2. Biểu tƣợng thơ

Tổng hợp những thành tựu mỹ học, lý luận văn học Macxit, các soạn giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa biểu tượng như sau:Trong nghĩa rộng biểu tượng thể hiện “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật”. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh thế giới khách quan theo những nguyên tắc, phương thức, phương tiện riêng. Các tác giả đã lý giải “Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính

biểu tượng”. Như vậy, theo nghĩa rộng khái niệm biểu tượng gần gũi với tính ước lệ trong văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói” đặt bên cạnh ẩn dụ, hoán dụ hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời”. Các tác giả còn nhấn mạnh “Loại biểu tượng là hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực thông qua tính quan niệm, thông qua các mô hình đời sống của văn học nghệ thuật”.

Bằng cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả năng tổng hợp, khái quát cao, các nhà thơ thời kì kháng chiến đã tạo nên một hệ thống hình ảnh biểu tượng phong phú. Đó là hình ảnh bà mẹ, dòng sông, ngọn lửa, màn đêm, con đường, lá cờ...

nhằm thể hiện sức mạnh dân tộc Việt Nam thời đại kháng chiến cứu nước. Trong chừng mực cho phép của đề tài, tôi không thể trình bày hết tất cả các biểu tượng trong thơ thời kì kháng chiến mà chỉ điểm qua một vài biểu tượng sau:

Cảm nhận và miêu tả hình tượng đất nước trong những năm tháng chiến tranh cách mạng, các nhà thơ muốn tìm một biểu tượng đẹp nhất, tượng trưng sâu sắc nhất cho Tổ quốc trong hình ảnh bà mẹ, các tác giả có xu hướng từ một bà mẹ cụ thể khái quát lên hình tượng bà mẹ Tổ quốc. Xây dựng hình ảnh bà mẹ như là biểu tượng cho đất nước đó là tình cảm gắn bó máu thịt, tình yêu thiết tha, sâu sắc của thế hệ nhà thơ thời kỳ kháng chiến đối với quê hương đất nước. Đến đây, có thể nói các nhà thơ kháng chiến đã cho chúng ta thấy những biểu hiện về sự hóa thân của người mẹ, người phụ nữ anh hùng vào non sông, đất nước là sự tiếp nối quan niệm truyền thống về con người thiên nhiên, con người vũ trụ của nhân dân ta. Hình tượng người mẹ Việt Nam là nét đẹp của lòng vị tha nhân hậu, thủy chung, là sự biểu hiện sức sống mãnh liệt, ý chí quật khởi của con người Việt Nam. Niềm thiêng liêng cao cả của họ đã trở thành biểu trưng văn hóa của dân tộc, những di tích lịch sử muôn đời của non sông, đất nước. Họ trở thành một lẽ sống bất diệt của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Các tác giả trong thơ kháng chiến 1945 - 1975 đã dành những dòng đầy trang trọng để viết về người mẹ - một biểu tượng thiêng liêng trong văn học nói chung và

trong thơ ca viết về thời kì kháng chiến nói riêng. Dù là bà bầm, bà bủ, là u, là mẹ, là má... thì những người mẹ đều có điểm chung là nghèo khó và những đức tính cao cả của người phụ nữ Việt Nam. Người mẹ trong các bài thơ viết về thời kì kháng chiến hiện lên là những người phụ nữ bình dị, tảo tần và giàu lòng yêu thương. Tình cảm của mẹ giản dị mà lớn lao hòa vào tình yêu đất nước. Vì vậy, từ người mẹ riêng của các chiến sĩ đã hòa nhập làm một và trở thành người mẹ chung - người mẹ nhân dân, người mẹ đất nước:

Bao nhiêu bà cụ từ tâm làm mẹ Yêu quý con nhƣ đẻ con ra Cho con nào áo nào quà

Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi (Bầm ơi - Tố Hữu)

Trong thơ Lê Anh Xuân, hình ảnh bà mẹ Việt Nam là hiện thân của tần tảo vất vả và nhọc nhằn, thầm lặng hy sinh rất đỗi kiên cường cao cả: Mẹ lƣng còng tóc bạc / Tần tảo sớm hôm / Nuôi các anh dưới hầm bí mật / Cả đời mẹ hy sinh gan góc / Hai mươi năm giữ đất giữ làng / Mẹ là mẹ Việt Nam (Trở về quê nội - Lê Anh Xuân). Bà mẹ Tổ quốc còn được hình dung trong tư thế bà mẹ ra trận - bà mẹ chiến sĩ: Mẹ chỉ có chiếc áo nâu vai vá / Mẹ chỉ có một chiếc nón che đầu / Mẹ ra trận có hai bàn tay / Mẹ có mái tóc để gọi dân làng / Mẹ ơi mẹ ra chặn giặc /Trái tim cũng là mìn chông / Mẹ ra trận áo dài thuôn thả / Cái dáng đi bà mẹ Việt Nam (Mẹ ra trận có gì - Nguyễn Khoa Điềm). Trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, người đọc xúc động trước hình ảnh của biết bao người mẹ đang tần tảo sớm hôm để lo cho đàn con trong cuộc sống khắc nghiệt của chiến tranh. Đó là người mẹ:

Mẹ Việt Nam ơi!

Đêm nay con về gối đầu trên cánh tay của Mẹ Ôi cánh tay rắn rỏi, dịu hiền

Lấm láp bùn lầy nhƣng ấm áp niềm tin Đó là hai cánh đê sông Hồng của Mẹ

Mẹ phả vào mặt con nồng nàn mùi sữa Của những đồng xa nguyên vẹn nhƣ mùa

(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

Hình ảnh bà mẹ Việt Nam vừa là nguồn an ủi vỗ về, vừa tiếp thêm sức mạnh cho những đứa con. Bằng một giọng thơ không khoa trương, nhà thơ đã viết lên bằng tất cả lòng chân thành của một con người từng gắn bó với “Ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”. Mẹ - một hình tượng nghệ thuật có chiều sâu liên tưởng và tầm cao của tính biểu tượng.

Hình ảnh bà mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh cho đến lúc phơ phơ đấu bạc trong thơ Dương Hương Ly đã trở thành biểu tượng về lòng dân rộng lớn, về đất quê ta mênh mông, về sức mạnh tinh thần bất khuất của dân tộc: Lòng mẹ rộng vô cùng / Đủ giấu cả sư đoàn dưới đất / Nơi hầm tối là nơi sáng nhất / Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam (Đất quê ta mênh mông - Dương Hương Ly).

Có thể nói, biểu tượng người mẹ là một trong những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca Việt Nam (1945 - 1975). Biểu tượng ấy vừa phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc vừa là biểu trưng trong văn hóa truyền thống và hiện đại của nhân dân Việt Nam. Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêng liêng, trong quan niệm về bà mẹ - Tổ quốc của người Việt Nam là hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc, con người của đất nước này. Biểu tượng người mẹ là một trong những biểu trưng đẹp nhất, chói sáng nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng đất nước.

Trong giai đoạn 1945 - 1975, hình ảnh ngọn đèn - ngọn lửa trên các nẻo đường đi vào chiến trường ác liệt đã để lại hình ảnh đẹp trong thơ. Từ một ngọn đèn ngoài đời đến những ngọn đèn thắp sáng trong thơ, sự chuyển dịch ấy đã có thêm phần sáng tạo của nhà thơ.

Lửa - biểu tượng của sự ấm áp, sức mạnh, lòng yêu nước, hy vọng, niềm vui chiến thắng:

Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (LV01702) (Trang 72 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)