Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đòi hỏi người dạy phải sử dụng rất nhiều biện pháp tích cực khác nhau, tuy nhiên phần quan trọng nhất của cả quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là:
Thứ nhất, người thầy phải giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản theo vấn đề, chủ điểm bởi vì nếu không làm được điều đó, các em sẽ không có khả năng giải quyết tốt các vấn đề mà đề thi học sinh giỏi đặt ra trong xu thế hiện nay. Để giúp học sinh nắm bắt và tự tổng hợp, xâu chuỗi những kiến thức lịch sử thành vấn đề, chủ điểm ở các giai đoạn Lịch sử Việt Nam nói chung và giai đoạn 1945-1954 nói riêng một cách thành công, đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết với nghề, đào sâu suy nghĩ, nắm vững nội dung của bài, chương và chương trình trong toàn cấp học, tìm ra được những mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau của các sự kiện lịch sử Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định, mối liên hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Thứ hai, người dạy sớm hình thành ở học sinh những năng lực học và làm bài thi môn Lịch sử.
-Kỹ năng học, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách có hệ thống. Lịch sử là cụ thể, các sự kiện, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền với một không gian, thời gian nhân vật nhất định mà tách các yếu tố đó ra khỏi sự kiện thì chúng ta không thể hiểu được lịch sử nữa. Vì vậy một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng là giáo viên phải yêu cầu học sinh thuộc các sự kiện lịch sử cơ bản theo vấn đề.
-Kĩ năng phát kiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Học sinh giỏi môn lịch sử là những học sinh ham thích say mê nghiên cứu và học tập môn lịch sử. Các em phải tự mình phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. Các em phải luôn luôn có ý thức tìm hiểu để làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử và lý giải vì sao như vậy.
-Kĩ năng làm bài thi môn lịch sử: Thi học sinh giỏi hiện nay theo hình thức thi tự luận. Xu hướng đề thi học sinh giỏi là có nhiều câu trong thời gian có hạn (180 phút) đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức đề, phân phối thời gian, giải quyết đề và trình bày bài.
Muốn hình thành tốt những kĩ năng trên, trong quá trình bồi dưỡng, người thầy nên tập trung cho các em làm bài tập Lịch sử, giải quyết một số câu hỏi mang tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh giỏi, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo và sự hứng thú của học sinh.
VII. KẾT LUẬN
Để nâng cao chất lượng thi học sinh giỏi bộ môn Lịch sử, cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành, các cấp và của toàn thể xã hội. Đối với giáo viên, là người trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng thì phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Dạy học Lịch sử là một ngành khoa học nhưng đồng thời đó cũng là một nghệ thuật, người thầy phải là một “đạo diễn”, một “diễn viên” tài năng thì mới phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Học sinh yêu thích môn Lịch sử chưa đủ để biết và hiểu Lịch sử, dạy học tốt môn Lịch sử, đòi hỏi thầy-trò phải được trang bị một hệ thống phương pháp, biện pháp dạy và học nhất định. Những phương pháp, biện pháp đó phải được bồi dưỡng thường xuyên không ngừng học tập, trau dồi và rèn luyện.
Trong đề tài này, tác giả không có tham vọng đưa ra cả một hệ thống phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong giai đoạn hiện nay mà chỉ nhằm mục đích hướng cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản của lịch sử giai đoạn 1945-1954 theo vấn đề, chủ điểm, giúp học sinh hiểu rõ bài học lịch sử, biết vận dụng kiến thức để giải quyết tốt một số câu hỏi được nêu ra trong các đề thi. Hy vọng rằng, những kinh nghiệm nêu trên ít nhiều có thể giúp quý thầy cô tham khảo, bổ sung và ứng dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả. Những thiếu sót trong quá trình viết đề tài là điều không thể tránh khỏi, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Biên Hòa ngày 19 tháng 4 năm 2013 NGƯỜI THỰC HIỆN
HOÀNG VĂN TÂM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục 2005 38/2005/QH11 ban hành ngày 14/7/2005
2. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trung học phổ thông – Trịnh Đình Tùng (Chủ biên); Trần Huy Đoàn, Nguyễn Thị Hương- NXB giáo dục Việt Nam năm 2012 .
3. Chuyên đề ôn tập và luyện thi Lịch sử 12 – NXB Hà Nội năm 2009.
4. Để làm tốt bài thi môn Lịch sử -PGS.TS Trịnh Đình Tùng (chủ biên)- NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.
5. Sách giáo khoa lịch sử 12 -NXB giáo dục năm 2010 6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 12- Bộ giáo dục và đào tạo- Nhà xuất bản giáo dục 2009.
7. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông - GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên) - NXB Đại học sư phạm 2008.
8. Hướng dẫn ôn kiến thức-luyện kĩ năng - Đặng Thanh Toán; Nguyễn Mạnh Hưởng-NXB Đại học sư phạm năm 2011.
9. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 12 - Th.S Trương Ngọc Thơi - NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012
10. Hướng dẫn học và ôn thi môn Lịch sử lớp 12-Trần Bá Đệ chủ biên - NXB Giáo dục 2008.
11. Kĩ năng tổng hợp kiến thức cơ bản khi làm bài thi tốt nghiệp THPT và thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử- cô Phạm Thị Nhung - GV trường THPT Long Thành - Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012.
MỤC LỤC
Trang
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...3
II. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...4
1. Thuận lơi...4
2. Khó khăn...5
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...5
1. Cơ sở lý luận...5
2. Cơ sở thực tiễn...7
3. Phạm vi đề tài...8
4. Mục đích đề tài...8
IV. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI...9
Vấn đề 1: Việt Nam trong hơn năm đầu sau cách mạng tháng Tám (1945 –1946)..9
Vấn đề 2: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ, đường lối kháng chiến của Đảng......19
Vấn đề 3: Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược......24
Vấn Đề 4: Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953)..34
Vấn đề 5: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương...38
Vấn đề 6: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp......48
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI...51
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM...51
VII. KẾT LUẬN...52 TÀI LIỆU THAM KHẢO...54
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày20 tháng 5 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
KĨ NĂNG TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN THEO VẤN ĐỀ TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954
Họ và tên tác giả: HOÀNG VĂN TÂM Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị: Tổ Xã hội
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn lịch sử
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vịTrong Ngành 1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao