MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO

Một phần của tài liệu skkn hệ THỐNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI bài tập cơ bản và NÂNG CAO SINH học 12 (Trang 20 - 35)

Bài 1: Một tế bào có 2n = 16 nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo thành các tế bào con.

a) Quá trình nguyên phân diễn ra bình thường tính:

+ Số tế bào con sinh ra?

+ Tổng số NST có trong các tế bào con.

b) Nếu 1 tế bào trong nguyên phân có 1 NST không phân ly tạo ra các tế bào con có

số NST là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

a) Quá trình nguyên phân bình thường:

+ Số tế bào con sinh ra sau 3 lần nguyên phân là: 2k = 23 = 8.

+ Tổng số NST trong các tế bào con là: 2k . 2n = 23 . 16= 8 . 16 = 128 (NST).

b) Nếu 1 tế bào trong nguyên phân có 1 NST không phân ly tạo ra các tế bào con có

số NST là: + 1 tế bào thừa 1 NST = 2n + 1 = 17.

+ 1 tế bào thiếu 1 NST = 2n – 1 = 15.

Bài 2: Một tế bào có 2n = 24, nguyên nhân 2 lần liên tiếp rồi tất cả các tế bào con tham gia quá trình giảm phân tạo tinh trùng.

1) Nếu quá trình giảm phân bình thường:

c) Tính số NST trong tất cả các tế bào con của quá trình nguyên phân?

d) Tính số tinh trùng tạo thành sau quá trình phân bào trên?

2) Nếu quá trình giảm phân I của 1 tế bào con không phân ly 1 cặp NST thì:

a) Số tinh trùng bình thường, số tinh trùng đột biến số lượng NST?

b) Số NST của các loại tinh trùng tạo ra?

3) Nếu quá trình giảm phân II của 1 tế bào con không phân ly 1 cặp NST thì:

a) Số tinh trùng bình thường, số tinh trùng đột biến số lượng NST?

b) Số NST của các loại tinh trùng tạo ra?

Hướng dẫn giải: 1.b) Số tinh trùng tạo thành là 2k. 4 = 22 . 4 = 16 tinh trùng.

2) Nếu quá trình giảm phân I của 1 tế bào con không phân ly 1 cặp NST thì:

a) 4 tinh trùng đều đột biến;

b) 2 tinh trung n+1 và 2 tinh trùng n-1:

NST GP I

nh/ đôi 1 cặp GP II NST

không phân ly

3) Viết tương tự câu 2:

a) 2 tinh trùng bình thường, 2 tinh trùng đột biến.

b) 2 tinh trùng bình thường là n; 1 tinh trùng n + 1 và 1 tinh trùng n – 1.

Bài 3: Xét cặp NST giới tính ở người.

a) Một người nam có quá trình giảm phân rối loạn phân ly NST XY ở giảm phân I. Các loại tinh trùng nào có thể được hình thành?

2n 2n kép n +1kép

n - 1kép

n +1 n +1

n -1 n -1

---

Trường THPT Sông Ray Trang 22 Người thực hiện: Phạm Thành Định b) Một người nam có quá trình giảm phân rối loạn phân ly NST XY ở giảm phân II. Các loại tinh trùng nào có thể được hình thành?

c) Một người Nữ có quá trình giảm phân rối loạn phân ly NST XX ở giảm phân I. Các loại trứng nào có thể được hình thành?

d) Một người Nữ có quá trình giảm phân rối loạn phân ly NST XX ở giảm phân II. Các loại trứng nào có thể được hình thành?

Hướng dẫn giải:

a) Một người nam có quá trình giảm phân rối loạn phân ly NST XY ở giảm phân I.

Các loại tinh trùng được hình thành gôm:

2 tinh trùng XY, 2 tinh trùng O.

Tương tự tìm câu trả lời các câu b,c,d

Bài 4: Ở lúa nước 2n = 24. Xác định:

a) Số phân tử ADN tham gia cấu trúc NST trong nhân một tế bào?

b) Xác định số NST trong mỗi giao tử?

c) Có thể có bao nhiêu thể một khác nhau?

Hướng dẫn giải:

a) Do 1 NST cấu tạo từ 1 phân tử ADN nên: Số phân tử ADN = số NST = 24.

b) Xác định số NST trong mỗi giao tử là n = 12.

c) Số thể một khác nhau có thể có là n = 12.

Giải thích:Nếu đánh số các cặp NST từ cặp số 1 đến cặp 12 thì có thể có:

thể một ở cặp NST số 1 hoặc thể một ở cặp NST 2 hoặc...cứ thế sẽ có 12 trường hợp.

Bài 5: Loài bông dại ở Bắc Mỹ có 2n = 36 NST kích thước nhỏ; loài bông Châu Âu 2n = 36 NST kích thướclớn. Khi xảy ra đa bội khác nguồn(di đa bội) thì số NST của cơ thể con là bao nhiêu?

Học sinh tự trả lời..

Bài 6: Ở cà chua 2n = 24. Hạt cà chua ngâm Cônsixin 1 thời gian rồi đem gieo.

a) Nếu được đa bội hóa thì sẽ tạo ra những cây mang đột biến gì?

b) Số NST trong tế bào thể đột biến trên là bao nhiêu?

XY XXYY

0 XX YY

XY XY

0 0

c) Lấy cây bình thường thụ phấn với câu đột biến thì xuất hiện thể đột biến gì?

d) Số NST trong tế bào thể đột biếntrong câu c là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

a) Cônsixin là tác nhân ngăn cản hình thành thoi phân bào nên khi ngâm hạt vào dung dịch Cônsixin thì NST nhân đôi mà không phân ly => Tạo thể tứ bội(4n).

b) Số NST trong tế bào thể tứ bội là 4n = 48.

c) Lai cây bình thường (2n) với cây tứ bội (4n) thu được cây tam bội (3n).

d) Số NST trong tế bào thể tam bội là 3n = 36.

Bài 7: Ở cà chua gen A: quy định quả đỏ; a: quy định quả vàng. Viết sơ đồ lai các phép lai sau:

a) P1: AAaa x Aa c) P3 : AAaa x AAaa b) P3: AAaa x Aaaa d) P4: AAaa X AAAa Hướng dẫn giải:

* Phương pháp viết giao tử thể đa bội:

Ví dụ: Giao tử của AAaa là: 1/6AA; 4/6Aa; 1/6aa.

Cách viết: A (1) A (1) AA aa (2) (3) (2) (2) Aa Aa (3) (3) Aa Aa

a (1) a

1/6AA; 4/6Aa; 1/6aa a) P1: AAaa x Aa

G: 1/6AA; 4/6Aa; 1/6aa 1/2A, 1/2a

F1: KG: 1/12AAA; 5/12AAa; 5/12Aaa; 1/12aaa KH: 11 Đỏ : 1 Trắng.

b, c, d) Viết tương tự.

Bài 8: Ở cà chua: A: quả đỏ trội hoàn toàn so với a: quả vàng. Một quần thể cà chua tứ bội.

a) Phép lai bố mẹ có kiểu gen thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 11: 1.

b) Phép lai bố mẹ có kiểu gen thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 3: 1.

c) Phép lai bố mẹ có kiểu gen thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 35: 1 Hướng dẫn giải: Viết và nhớ các tỉ lệ các loai giao tử của cơ thể AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.

a) Tỉ lệ KH F1 là 11: 1=> Tổng tỉ lệ là 12 = 6 x 2 mà phải xuất hiện aaaa nên giao tử của bố mẹ phải là (1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa)(1/2Aa, 1/2aa) => KG bố mẹ là:

P: Aaaa x aaaa.

Tương tự suy ra b) P: Aaaa x Aaaa và c) P: AAaa x AAaa.

---

Trường THPT Sông Ray Trang 24 Người thực hiện: Phạm Thành Định

Phần III : QUY LUẬT DI TRUYỀN

Dạng I: QUY LUẬT PHÂN LY:

Bài 1: Ở một loài thực vât, xét cặp gen gồm 2 alen: A và a.

a) Nếu A: Quả đỏ trội hoàn toàn so với a: quả vàng(lặn). Viết các sơ đồ lai:

b) Từ trường hợp cụ thể trên xác định tỉ lệ kiểu hình F1 của các phép lai trên theo trường hợp tổng quát: Trội : Lặn?

Ví dụ: P5: Aa x aa F1: KH: 1/2 Trội: 1/2 Lặn

c) Nếu A trội không hoàn toàn so với a: AA: hoa đỏ; Aa cho hoa hồng; aa:

hoa trắng. Viết tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình F1 trong 6 sơ đồ lai ở câu a?

Lưu ý: Học thuộc các tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình(tổng quát) của từng phép lai để vận dụng cho các bài tính xác suất trong các bài tập phan li độc lập.

Bài 2: Ở cà chua, màu quả đỏ trội hoàn toàn so vói quả màu vàng.

a) Khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau thì kết quả F1 và F2 sẽ như thế nào?

P1: AA x aa G: A a F1:+ KG: Aa

+ KH: 100% Đỏ

P2: AA x AA G: ……… ………

F1:+ KG: ………...

+ KH: ………..

P3: AA x Aa G: …………. ………

F1:+ KG:………..

+ KH: ……….

P4: Aa x Aa G: ……… ………..

F1:+ KG: ………..

+ KH: ………..

P5: Aa x aa G: ………… ……….

F1:+ KG:………

+ KH:………

P6: aa x aa G: ………….. ……….

F1:+ KG: ……….

+ KH: ……….

P1: AA x aa G: A a F1:+ KG: Aa

+ KH: 100% Đỏ

P2: AA x AA G: ……… ………

F1:+ KG: ………...

+ KH: ………..

P3: AA x Aa G: …………. ………

F1:+ KG:………..

+ KH: ……….

P4: Aa x Aa G: ……… ………..

F1:+ KG: ………..

+ KH: ………..

P5: Aa x aa G: ………… ……….

F1:+ KG:………

+ KH:………

P6: aa x aa G: ………….. ……….

F1:+ KG: ……….

+ KH: ……….

b) Bằng cách nào để xác định kiểu gen của cây quả đỏ ở F2?

(Bài 3/ tr 45 - SGK 12- NC)

Hướng dẫn giải:

a) - Quy ước gen: A: quả đỏ, a: quả vàng.

HS tự viết sơ đồ lai rồi trả lời.

b) Có 2 cách:

Cách 1: Đem cây quả đỏ F2 lai phân tích( lai với cây có kiểu hình lặn = KG đồng hợp lặn aa). Nếu Fa đồng loạt quả đỏ thì F2 có KG đồng hợp(AA); nếu phân tính tỉ lệ 1 đỏ: 1 vàng thì F2 có KG dị hợp(Aa).

Cách 2: Cho cây quả đỏ F2 tự thụ phấn. Nếu F3 đồng tính thì F2 có KG đồng hợp; nếu phân tính thì F2 có KG dị hợp.

Bài 3: Ở bắp A: hạt màu xanh trội không hoàn toàn so với a: hạt vàng ( Aa:

hạt tím) Lai cây hạt xanh với cây hạt vàng được F1, F1 tự thụ phấn được F2. a) Xác định kiểu gen, kiểu hình F1, F2?

b) Đã xác định được kiểu gen của các cây F2 hay chưa? Vì sao?

HS tự giải.

Bài 4: Màu lông ở trâu do 1 gen quy định. Một trâu đực trắng(1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần thú nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen(4). Con nghé đen lớn lên giao phối với một trâu đực đen(5) sinh ra một nghé trắng(6).

c) Xác định kiểu gen của 6 con trâu nói trên.

d) Trâu đen (4) giao phối trâu đực đen(5) sinh ra con thứ hai là nghé đen (7).

Nghé đen (7) lớn lên giao phối trâu trắng (8). Tính xác suất sinh được trâu trắng?

(Bài 5/ tr 45 - SGK 12- NC)

Hướng dẫn giải:

a) Xét phép lai: Trâu đen(4) x Trâu đen (5) Sinh ra nghé trắng(6)

=> Trâu đen là tính trạng trội hoàn toàn so với trâu trắng.

Quy ước: D: đen ; d: trắng.

Từ đó biện luận để xác định kiểu gen của từng con.

b) Để: Trâu đen (7) x Trâu trắng (8) Sinh ra nghé trắng Thì trâu đen (7) phải có kiểu gen: Dd.

Trong F1 của phép lai: Dd(4) x Dd(6) 1/4DD; 2/4Dd; 1/4 dd xác suất trâu đen Dd /trâu đen = = = Vậy ta có: P: (2/3) Dd x dd(1) (1/2)dd

 Xác suất sinh nghé trắng là: (2/3)(1)(1/2) = 1/3 = 33,33%

Lưu ý: Xác suất con = (xác suất mẹ).(xác suất bố).(xác suất con)

Ti lệ Dd . Ti lệ DD + Ti lệ Dd

2 4 . 3 4

2 3 .

---

Trường THPT Sông Ray Trang 26 Người thực hiện: Phạm Thành Định Bài 5: Bố mẹ đều mắt nâu, sinh được 1 con trai mắt xanh và 1 con gái mắt nâu. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen nằm trên NST thường.

a) Xác định kiểu gen các thành viên trong gia đình.

b) Nếu người con gái lấy chồng mắt nâu, người chồng này có mẹ mắt xanh. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắt xanh?

HS tự giải.

Dạng II: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP:

Bài 1: Ở cà chua A: quả đỏ trội hoàn toàn so với a: quả vàng;

B: quả tròn trội hoàn toàn so với b: quả dài.

Khi lai hai dòng thuần chủng cà chua quả đỏ, tròn với cà chua quả vàng, dài được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2.

a) Viết sơ đồ lai từ P  F2 .

b) Tính số kiểu gen, kiểu hình ở F2. c) Tính tỉ lệ kiểu gen Aabb ở F2.

d) Lai phân tích cây F1 thì ở Fa thu được kết quả như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a) Viết sơ đồ lai:

Pt/c: Cây quả đỏ, tròn x Cây quả vàng, dài

AABB aabb

G: AB ab

F1: AaBb ( 100% Cây quả đỏ, tròn) F1 x F1: AaBb x AaBb

G: 1/4AB, 1/4 Ab, 1/4aB, 1/4 ab 1/4AB, 1/4 Ab, 1/4aB, 1/4 ab F2:

1/4AB 1/4 Ab 1/4aB 1/4 ab

1/4AB 1/16 AABB 1/16 AABb 1/16 AaBB 1/16 AaBb 1/4 Ab 1/16 AABb 1/16 AAbb 1/16 AaBb 1/16Aabb

1/4aB 1/16 AaBB 1/16 AaBb 1/16aaBB 1/16 aaBb 1/4 ab 1/16 AaBb 1/16Aabb 1/16 aaBb 1/16 aabb + KG: 9 A – B - : 3 A- bb : 3 aaB- : 1 aabb + KH: 9 Đỏ, tròn : 3 Đỏ, dài : 3 Vàng, tròn : 1 vàng, dài.

Lưu ý: Tập để viết các sơ đồ lai hai tính đúng như sơ đồ lai trên.

b) Số kiểu gen, số kiểu hình ở F2: + Cách 1: Dựa vào kết quả sơ đồ lai:

Thống kê thấy: có 9 kiểu gen và 4 kiểu hình.

+ Cách 2: Tính theo xác suất thống kê:

Ta có: F1 x F1: AaBb x AaBb

F2: Tỉ lệ KG: ( 1AA : 2 Aa : 1aa).( 1BB : 2Bb : 1bb)

=> Số KG = 3 x 3 = 9 Tỉ lệ KH: ( 3 Đỏ : 1 Vàng).( 3 tròn : 1 dài)

=> Số KH = 2 x 2 = 4 c) Tỉ lệ KG Aabb ở F2:

Ta có: F1 x F1: AaBb x AaBb Dựa vào kết quả tổng quát phép lai P4 bài 1/ dạng I:

Tỉ lệ KG Aabb = (2/4Aa)(1/4bb) = 1/8.

d) Phép lai phân tích F1: Pa: AaBb x aabb

Tỉ lệ kiểu gen: (1Aa : 1aa).(1Bb : 1bb) = 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Tỉ lệ kiểu hình: ( 1đỏ : 1vàng).( 1 tròn : 1 dài) =

= 1 đỏ, tròn; 1 đỏ, dài ; 1 vàng, tròn ; 1 vàng, dài.

Bài 2: Ở bắp: A: thân cao trội hoàn toàn so với a: thân thấp.

B: hạt đỏ trội không hoàn toàn so với b: hạt vàng, thể di hợp Bb: hạt tím

Lai hai dòng thuần chủng bắp thân cao, hạt vàng với bắp thân thấp, hạt đỏ thu được F1, F1 tự thụ phấn được F2.

a) Không viết sơ đồ lai tính:

+ Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2? + Số kiểu gen, số kiểu hình ở F2?

b) So sánh với kết quả ở F2 của bài 1 có điểm gì giống và khác?

HS tự giải.

Đáp án: a) + Số kiểu gen là 9; số kiểu hình là 6.

Bài 3: Mỗi gen quy định 1 tính trạng và nằm trên NST thường khác nhau, trộ lặng hoàn toàn. Cho phép lai: P: AaBbDdee x AabbDdEe

e) Tính số loại giao tử của bố, mẹ.

f) Tính tỉ lệ kiểu gen giống mẹ ở F1?

g) Tính tỉ lệ kiểu gen dị hợp tất cả các cặp gen ở F1?

h) Tính tỉ lệ kiểu hình A-B-ddee ở F1? Bài 2 /trang 66 – SGK 12CB.

Hướng dẫn giải:

a) Số loại giao tử: với n là số cặp gen di hợp thì số loại giao tử = 2n . b) Tỉ lệ AabbDdEe = (2/4Aa)(1/2bb)(2/4Dd)(1/2Ee) = 1/16

d) Tỉ lệ kiểu hình A-B-ddee = (3/4)(3/4)(1/4)(1/4) = 9/256.

Bài 4: Ở người: N: măt nâu trội hoàn toàn so với n: mắt xanh; Nhóm máu ABO có:

IAIA, IAIO : Nhóm máu A. IAIB: Nhóm máu AB.

IBIB, IBIO : Nhóm máu B. IOIO : Nhóm máu O.

---

Trường THPT Sông Ray Trang 28 Người thực hiện: Phạm Thành Định a) Một người mắt nâu đồng hợp, nhóm máu AB lấy vợ mắt xanh, nhóm máu O.

a.1) Họ có thể sinh ra những người con có kiểu gen, kiểu hình nào?

a.2) Người con nhóm máu A lấy vợ mắt xanh, nhóm máu O. Tính xác suất để họ sinh được đứa con mắt xanh, nhóm máu O.

b) Xét hai tính trạng này, tính số kiểu gen, số kiểu hình có thể của quần thể người?

Hướng dẫn giải:

a) a.1) Viết sơ đồ lai để có kiểu gen, kiểu hình của những người con.

a.2) P: NnIAIO x nnIOIO

Tỉ lệ mắt xanh, nhóm máu O(KG: nnIOIO) = (1/2)(1/2) = 1/4 = 0,25.

b) + Số kiểu gen có thể của quần thể người:

Màu mắt có 3 kiểu gen: NN, Nn, nn.

Nhóm máu có 6 kiểu gen: IAIB, IAIA, IAIO , IBIB, IBIO, IOIO => Số kiểu gen = (3)(6) = 18.

+ Số kiểu hình có thể của quần thể người:

Màu mắt có 2 kiểu hình: Mắt nâu và mắt xanh.

Nhóm máu có 4 kiểu hinh: Nhóm máu A, B, AB và O.

=> Số kiểu hình = (2)(4) = 8.

Dạng III: QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GEN:

Bài 1: Tính trạng màu hoa do hai cặp gen: A, a và B, b nằm trên 2 cặp NST thường tương tác bổ sung quy định.Khi có cả 2 gen trội(A và B) thì cho hoa đỏ; khi có một gen trội(A hoặc B) hoặc đồng hợp lặn thì cho hoa trắng. Lai hai dòng thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 toàn hoa đỏ, F1 tự thụ phấn được F2.

a) Viết sơ đồ lai từ P F2.

b) Nếu đem F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a) PT/c: Hoa đỏ x Hoa trắng AABB aabb

Dựa vào câu a/ bài 1/ dạng II để viết sơ đồ đến F2. F2: Kiểu gen Kiểu hình

9A-B- : 9 Hoa đỏ

3A-bb

3aaB- 7 Hoa trắng 1aabb

b) Lai phân tích F1: Pa: AaBb x aabb

Fa: KG: 1/4AaBb; 1/4Aabb; 1/4aaBb; 1/4aabb KH: 1/4 Hoa đỏ ; 3/4 Hoa trắng.

Bài 2: Ở cừu, màu lông do 2 gen không alen nằm trên 2 cặp NST thường tương tác (át chế) quy định. Gen trội A quy định đen và có át chế B( có cà A

và B thì lông đen); B quy định lông vàng; đồng hợp lặn cho lông trắng. Lai cừu lông trắng với

cừu lông đen đồng hợp trội với cừu lông trắng được F1, F1 ngẫu phối được F2.

a) Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2?

b) Khi F1 lai phân tích thì tỉ lệ KH ở Fa như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a) F1 x F1: AaBb x AaBb

F2 : KG: 9 A-B-; 3A-bb; 1aabb ; 3aaB-

KH: 13 trắng : 3 vàng b) HS tự giải.

Bài 3: Ở bắp chiều cao thân do 3 cặp gen không alen(A, a; B, b và D, d) tương tác cộng gộp quy định. Mỗi gen trội cây cao thêm 5cm và cây thấp nhất cao 90cm.

c) Xác định kiểu gen cây cao nhất, cây cao trung bình?

d) Lai cây cao nhất với cây thấp nhất được F1. Lai phân tích cây F1, xác định tỉ lệ cây cao 100cm ở Fa .

Hướng dẫn giải:

a) Cây cao nhất có kiểu gen đồng hợp trội AABBDD.

Cây cao trung bình gồm những cây có 3 alen trội:

AABbdd, AabbDd, AaBBdd, AabbDD, aaBBDd, aaBbDD, AaBbDd b) Lai phân tích F1: Pa: AaBbDd x aabbdd

Tỉ lệ cây cao 100cm là tổng tỉ lệ những cây có 2 alen trội ở Fa: AaBbdd = (1/2)(1/2)(1/2) = 1/8

AabbDd = (1/2)(1/2)(1/2) = 1/8 aaBbDd = (1/2)(1/2)(1/2) = 1/8 Tỉ lệ cây cao 100cm = 3/8

Bài 4: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tương tác cộng gộp quy định. Mỗi alen trội làm cho chiều cao giảm 5cm.Cây cao nhất lai cây thấp nhất được F1 cao 160cm.

a) Xác định kiểu gen, chiêu cao của cây cao nhất, cây thấp nhất.

b) F1 tự thụ phấn, xác định tỉ lệ cây cao 170 ở Fa. HS tự giải.

Dạng IV: LIÊN KẾT GEN - HOÁN VỊ GEN:

Bài 1: Ở ruồi giấm, B thân xám; b thân đen; D cánh dài; d cánh ngắn.Trội lặn hoàn toàn. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.

f) Viết kiểu gen của cơ thể: Thân xám, cánh dài thuần chủng; Thân đen, cánh ngắn.

g) Viết kiểu gen của cơ thể dị hợp về 2 cặp gen.

h) Viết kiểu gen của các cơ thể dị hợp về 1 cặp gen.

---

Trường THPT Sông Ray Trang 30 Người thực hiện: Phạm Thành Định i) Viết giao tử của các cơ thể dị hợp về 2 cặp gen.

j) Viết giao tử của các cơ thể dị hợp về 1 cặp gen. HS tự giải.

Bài 2: Ở 1 loài thực vật; A thân cao; a thân thấp; B quả tròn; b quả dài. Các gen trội lặn hoàn toàn. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST và không xảy ra trao đổi chéo.

a) Viết sơ đồ lai từ P F2: Bố mẹ thuần chủng Thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả dài.

b) Viết sơ đồ lai từ P F2: Bố mẹ thuần chủng Thân cao, quả dài lai với thân thấp, quả tròn.

Hướng dẫn giải:

a) Sơ đồ lai: PT/c: Thân cao, quả tròn x Thân thấp, quả dài

G: AB ab

F1: ( 100% Thân cao, quả tròn)

F1 x F1: x

G: 1/2 AB, 1/2ab 1/2 AB , 1/2ab F2: KG: 1/4 ; 2/4 ; 1/4

KH: 3 Thân cao, quả tròn ; 1 Thân thấp, quả dài b) Viết tương tự:

F2: KH: 1 Thân cao, dài ; 2 Thân cao, quả tròn; 1 Thân thấp, quả tròn Lưu ý: Kiết quả lai ở a) và b) khác nhau, cần ghi nhớ kết quả này.

Bài 3: Ở ruồi giấm, B thân xám; b thân đen; D cánh dài; d cánh ngắn.Trội lặn hoàn toàn. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Viết sơ đồ lai khi đem lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen?

HS tự giải.

Bài 4: Ở ruồi giấm, B thân xám; b thân đen;V cánh dài; v cánh ngắn.Trội lặn hoàn toàn. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Biết ở ruồi giấm cái xảy ra hoán vị gen với tần số f = 18%.

a) Viết tỉ lệ các loại giao tử của các cơ thể có kiểu gen sau:

+ Cơ thể mẹ có kiểu gen dị hợp hai cặp gen và liên kết đồng + Cơ thể mẹ có kiểu gen dị hợp hai cặp gen và liên kết đối

So sánh tỉ lệ các loại giao tử; giải thích sự khác biệt.

AB AB

ab ab

AB ab AB

ab

AB ab

AB

AB AB

ab

ab ab

BV bv Bv bV

Một phần của tài liệu skkn hệ THỐNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI bài tập cơ bản và NÂNG CAO SINH học 12 (Trang 20 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)