Chương 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BẮC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ QUY NHƠN
2.2. Hiện trạng môi trường nước thải đô thị khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn
2.2.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước và thoát nước khu vực
Hệ thống cấp nước cho khu trung tâm thành phố Quy Nhơn được hình thành từ chế độ cũ, ban đầu có qui mô nhỏ, sau này được cải tạo, nâng cấp và phát triển thành hệ thống cấp nước hoàn thiện hơn, bao gồm các giếng khoan khai thác nước, hệ thống khử trùng và mạng lưới phân phối nước sạch tới những nơi tiêu thụ. Công suất hiện tại của hệ thống cấp nước là 25.000 m3/ngày, phân phối chủ yếu cho khu vực các phường nội thành và một số khu vực ngoại thành đang trong đô thị hóa.
a- Nguồn nước
Nguồn nước chủ yếu được khai thác từ bãi giếng Hà Thanh, cách trung tâm thành phố 9km, gồm 11 trạm bơm giếng được xây dựng ở phía Bắc sông Hà Thanh, lưu lượng mỗi giếng từ 150 –200 m3/h (9x200 + 3x150), trong đó 8 giếng hoạt động luân phiên, 3 giếng dự phòng. Các giếng khoang khai thác nước được xây dựng dọc theo sông Hà Thanh.
b- Công trình xử lý và công trình đầu mối
Trữ lượng khai thác nguồn nước ngầm có thể đạt được 30.000 m3/ngày. Chất lượng nước ngầm tốt, đảm bảo sử dụng trực tiếp sau khi đã khử trùng
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN
Nước từ các trạm bơm giếng theo đường ống 600, 500, 400 chạy dọc quốc lộ 19 Qui Nhơn – sông Cầu về thành phố Qui Nhơn. Khu vực thành phố Qui Nhơn có 3 bể chứa, mỗi bể có dung tích 3.000 m3. Đầu tiên, nước ngầm được bơm về 2 bể chứa có dung tích mỗi bể 3.000 m3 đặt tại trạm tăng áp. Tại đây nước được khử trùng bằng clo sau đó được bơm ra trạm phân phối, một phần nước sạch được bơm lên bể chứa nước sạch dung tích 3.000 m3 đặt trên núi Bà Hỏa có vai trò như một vòi nước điều hòa đến các nơi tiêu thụ. Trạm bơm tăng áp đặt tại chân núi Bà Hỏa có 3 máy bơm Q = 350 m3/h, H = 50 m và 2 máy Q = 320 m3/h, H = 40m. Bể điều hòa trên núi Bà Hỏa w = 3000 m3 ở cốt +37m.
c- Hộ tiêu thụ
Theo thống kê của công ty cấp thoát nước Thành phố, tháng 6/2003 có 25.762 điểm đấu nối vào hệ thống cấp nước thành phố, trong đó: hộ gia đình: 2.168 hợp đồng và cơ quan: 549 hợp đồng, trung bình 5,6 người/đ.hồ.
Năm 2010, dự kiến số đấu nối sẽ gia tăng ít nhất lên 40.000 hộ nâng tổng số đấu nối lên 60.000 hộ để cung cấp cho 100% số hộ dân trong khu vực, đây là khoảng đầu tư do Ngân hàng phát triển Châu Á hỗ trợ. Việc gia tăng đấu nối này sẽ gây gia tăng nhanh lượng nước thải vào hệ thống xử lý [4].
2.2.2.2. Hệ thống thoát nước a- Tình hình ngập lụt
Lũ lụt cục bộ xảy ra thường xuyên vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 11) với lưu lượng đỉnh dòng chảy lớn do lượng nước từ các đỉnh núi dồn xuống Thành phố.
Nghiên cứu quá trình mực nước triều trạm Quy Nhơn những năm gần đây cho thấy dao động mực nước triều của khu vực nghiên cứu không lớn, chỉ nằm trong khoảng 1,0 – 1,5m. Vào các tháng mùa lũ: tháng 9, 10, 11, lượng mưa tập trung cao, mực nước chân triều tăng 0,3 – 0,7m. Nói chung, tác động của thuỷ triều đến khả năng thoát nước không lớn do mực nước triều có xấp xỉ 1,0m trong khi địa hình thành phố có cao độ từ 2m trở lên trừ khu vực phía Bắc trung tâm thành phố.
Ngập úng không chỉ xảy ra ở các khu dân cư có cao độ địa hình thấp, năng lực của hệ thống thoát nước thấp, mà còn ở cả một số tuyến phố chính ngay tại khu vực trung tâm Thành phố. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở điều tra và tổng hợp số liệu của Công ty Môi trường đô thị và Công ty cấp thoát nước Bình Định, nhìn chung trong khu vực đô thị, ngập lụt xảy ra cục bộ trên phạm vi của một số tuyến đường, thời gian ngập lụt không dài, ngoại trừ một số điểm có cao độ tự nhiên thấp cục bộ khả năng thoát nước kém gây ra ngập lụt, nhất là trong trường hợp mưa kết hợp với
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN
triều cường. Nguyên nhân ngập lụt là do việc xây dựng hệ thống thoát nước trong một thời gian dài thiếu tính quy hoạch, định hướng dài hạn cho các lưu vực thoát nước nên các cống được đầu tư xây dựng không phù hợp với lưu vực phục vụ thoát nước, hướng thoát nước. Một số khu vực xây dựng có cốt san nền thấp hơn các khu vực xung quanh, nhiều tuyến cống thoát nước có kích thước nhỏ, không đủ năng lực thoát nước cho những trận mưa lớn. Một số điểm ngập lụt khác do hệ thống cống và hố ga thu nước bị sập, hỏng, kênh mương bị bồi đắp nên khả năng tiêu thoát chậm.
Các điểm ngập lụt chính của khu vực gồm có: Khu vực chợ Đầm, khu vực phường Đống Đa (hốc Bà Bếp), khu vực đường Nguyễn Trãi, Trần Cao Vân, khu vực thượng lưu hồ Bàu Sen, khu vực Xóm Tiêu,...
b- Tổ chức thoát nước
Hệ thống thoát nước của khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn là hệ thống cống chung, có nhiệm vụ vận chuyển tải cả hai loại nước mưa và nước thải ra nguồn tiếp nhận theo phương thức tự chảy. Các tuyến cống được phân định thành nhiều cấp. Theo đó nước mưa, nước thải từ các hộ dân chảy vào các cống nhánh (cống cấp 2, cấp 3) xây dựng trong các ngõ xóm, dẫn ra các tuyến cống chính (cống cấp 1) xây dựng trên các tuyến đường của thành phố. Nước mưa chảy trên các ngõ xóm, trên các đường phố cũng được thu vào cống cấp 2, cấp 1 thông qua các kết cấu thu nước mặt đường. Toàn bộ nước mưa, nước thải sau đó được thải ra nguồn tiếp nhận.
Trong khu vực trung tâm thành phố có các nguồn tiếp nhận chính như sau:
- Sông Hà Thanh - Đầm Thị Nại - Hồ Đống Đa - Vịnh Quy Nhơn
Do là hệ thống thoát nước tự chảy hoàn toàn lại chưa có các kết cấu cửa xả thích hợp nên hiệu quả thoát nước của hệ thống thoát nước tại một số khu vực trũng ở trung tâm thành phố phụ thuộc nhiều vào chế độ thủy triều.
Trong phạm vi thành phố, tỷ lệ đường phố có cống thoát nước rất cao, khoảng 0,88km cống/ 1km đường. Tuy nhiên, năng lực của hệ thống thoát nước vẫn rất hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước của thành phố.
c- Mạng lưới thoát nước
Mạng lưới thoát nước của khu vực Bắc trung tâm Thành phố thoát nước theo hướng khác nhau [4]:
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN
(1) Các lưu vực có hướng thoát nước về phía cửa sông Hà Thanh và đầm Thị Nại (hướng Bắc Thành phố).
Bao gồm các trục thoát nước chính (từ phía Đông sang phía Tây Thành phố):
- Trục Phan Chu Trinh đến đầm Thị Nại: thoát nước cho khu vực phía Đông thành phố từ đường Lê Lợi và từ phía Bắc đường Nguyễn Huệ đến hồ Đống Đa – đầm Thị Nại. Khu vực này không bị ngập úng nhưng chất lượng cống đoạn thượng lưu kém, đoạn hạ lưu và miệng xả bị lấn chiếm, nằm dưới các nhà dân, không thể quản lý được.
- Trục Trần Cao Vân và Lê Lợi đến hồ Đống Đa - đầm Thị Nại: là trục thoát nước chính rất quan trọng của trung tâm thành phố cũ. Khu vực này bị ngập úng khi mưa lớn do không đảm bảo yêu cầu công suất tiêu thoát nước, chất lượng cống nhiều đoạn bị xuống cấp nghiêm trọng. Khu vực này thường bị ngập lụt khi có mưa lớn. Tuyến Trần Cao Vân cần được xây dựng thành tuyến cống chính thoát nước cho khu trung tâm thành phố cũ.
- Trục Hoàng Hoa Thám và Phạm Hồng Thái dẫn ra đầm Thị Nại: là các trục thoát nước chính của khu vực Tây – Bắc trung tâm thành phố từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Đống Đa và phía Tây đường Phan Đình Phùng. Khu vực này bị ngập úng nghiêm trọng mỗi khi có mưa do cao độ địa hình, chất lượng cống và khả năng thoát nước không đảm bảo. Khu vực này cần phải được đầu tư mở thêm các hướng thoát mới.
- Trục thoát nước thượng lưu hồ Bàu Sen: là tuyến mương hộp nằm giữa đường Nguyễn Thái Học và đường Hoàng Văn Thụ, tiếp nhận nước mưa khu vực khá rộng giới hạn bởi núi Bà Hỏa, đường Nguyễn Tất Thành và Trần Thị Kỷ dẫn ra hồ Bàu Sen. Lưu vực này có độ dốc địa hình lớn nên mặc dù tuyến cống có kích thước lớn nhưng nước không tức thời chảy vào cống.
- Trục kênh thoát nước từ hạ lưu hồ Bàu Sen ra cửa sông Hà Thanh: Thoát nước cho một phần khu trung tâm thành phố giới hạn bởi đường Nguyễn Tất Thành, Trần Thị Kỷ và núi Bà Hỏa.
- Trục cống khu vực Tháp Đôi - sông Hà Thanh.
(2) Các lưu vực có hướng thoát nước ra vịnh Quy Nhơn (phía Đông Thành phố) bao gồm các trục thoát nước chính sau:
- Trục Trần Bình Trọng đến đường Xuân Diệu (sát bờ biển);
- Trục Trần Phú - Ngọc Hân Công Chúa;
Sơ đồ hiện trạng mạng lưới thoát nước thành phố Quy Nhơn (Phụ lục 2)
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN
d- Hệ thống hồ điều hòa
Thành phố Quy Nhơn nói chung và khu vực trung tâm Thành phố nói riêng, là khu vực đặc biệt có các hồ tự nhiên bên trong khu đô thị, các hồ đó gồm có: hồ Bàu Sen, Đống Đa, Phú Hòa và Bông Hồng. Các hồ này đang làm nhiệm vụ tiếp nhận nước mưa và nước thải. Hồ Bông Hồng có vai trò điều tiết nước mưa, tạo cảnh quan đô thị. Những hồ có mật độ dân cư sinh sống gần hồ đông đúc thường bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt thải xuống như hồ Bầu Sen (hiện nay đang thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường riêng) hoặc hồ Đống Đa (đang cải tạo phần bờ và xung quanh hồ). Các hồ khác không có hiện tượng ô nhiễm hoặc ô nhiễm ở mức thấp. Đặc điểm và các thông số cơ bản của hồ như sau:
Hồ Đống Đa: là một phần của đầm Thị Nại. Diện tích của hồ là khoảng 50ha, nhưng gần đây khoảng 34ha đã được lấp để phát triển đô thị, thông với biển và chịu ảnh hưởng của thủy triều. Diện tích còn lại chưa có đường bao xung quanh và kè đá bảo vệ bờ hồ dài khoảng 1750km. Đây là nguồn tiếp nhận chính phần lớn nước thải của khu vực phía Đông thành phố. Hồ này chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều.
Hồ Bàu Sen: Nằm sát dưới chân núi Bà Hỏa thuộc phường Lê Hồng Phong, diện tích mặt nước hồ là 4,5ha gồm hai phần: hồ A: 3ha, hồ B: 1,5 ha; với cao độ đáy từ 0 - 0,3m; cao độ bờ từ 2,5 - 3,2m; dung tích 105.000m3. Hồ đã được kè bờ bằng đá hộc có đường quản lý của URENCO, để bảo dưỡng 12 miệng cống xả nước thải vào lòng hồ. Do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các khu dân cư sống quanh vùng hoàn toàn chưa qua xử lý nên hồ ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Để giải quyết phần nào ô nhiễm cho khu vực này, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt dự án khả thi xử lý ô nhiễm hồ Bàu Sen trong đó có việc nạo vét lòng hồ Bàu Sen.
e- Cửa xả, cống ngăn triều
Theo thống kê, hệ thống thoát nước khu vực trung tâm Thành phố có 13 cửa xả các loại, chưa kể một số cửa xả đã bị lấp hoặc vùi sâu trong đất do quá trình nâng cao độ san nền xây dựng. Các cửa xả có cấu tạo đơn giản không có các cửa ngăn triều.
Các cửa xả của hệ thống thoát nước được trình bày trong bảng 2.14
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN
Bảng 2.14. Bảng thống kê hiện trạng cửa xả [4]
TT Vị trí cửa xả Nguồn tiếp nhận Hiện trạng
1 Khu vực 2 phường Đống Đa Sông Hà Thanh Cũ
2 Khu vực 4-6 phường Đống Đa Sông Hà Thanh Cũ
3 150 đường Đống Đa Đầm Thị Nại Cũ
4 Cống thoát nước đường Phạm
Hồng Thái Đầm Thị Nại Cũ, nằm sâu
5 Cống thoát nước đường Phan Chu
Trinh Đầm Thị Nại Cũ, bị lấn
chiếm 6 Cống thoát nước đường Trần Cao
Vân Hồ Đống Đa Cũ
7 Cống thoát nước đường Lê Lợi Hồ Đống Đa Mới xây dựng 8 Cống thoát nước đường Phan Đình
Phùng và Hoàng Quốc Việt Hồ Đống Đa Cũ
9 Cống thoát nước đường Ngọc Hân
Công Chúa Biển Quy Nhơn Cũ
10 Cống thoát nước đường Phạm
Ngọc Thạch Biển Quy Nhơn Cũ
Hiện nay, thành phố đã tiến hành lắp cửa tự lật cho hồ Đống Đa nhằm tăng hiệu quả xả và điều hòa mực nước hồ Đống Đa.