Đối với mặt hàng công nghiệp:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 28 - 37)

II. Thực trạng và gải pháp nâng cao năng lực cạnh

2. Đối với mặt hàng công nghiệp:

a. Thực trạng:

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Các định chế và tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho kinh tế - quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ. Gia nhập WTO là cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp. Công nghiệp Việt Nam - bên cạnh những cơ hội mới với khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn xuất phát từ các quy định của WTO về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Nâng cao năng lực cạnh tranh là giải pháp then chốt để kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng có thể hội nhập thành công.

Với quá trình hơn 60 năm trưởng thành và phát triển, đặc biệt là sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, ngành công nghiệp Việt Nam đã có tương đối đầy đủ các phân ngành cơ bản cần thiết cho yêu cầu phát triển một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, tham gia tích cực vào việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ với các thị trường trong khu vực và trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 19,4% trong giai đoạn 2001-2005, đưa ngành công nghiệp trở thành động lực phát triển nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực, thì khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành công nghiệp nước ta còn yếu, thể hiện trên một số mặt chủ yếu quyết định năng lực cạnh tranh như năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý... đều còn hạn chế. Năng suất lao động so với các nước ASEAN 6 thấp hơn vào khoảng 2-15 lần. Nếu xét trên phương diện cạnh tranh sản phẩm, mặc dù ngành công nghiệp nước ta đã đóng góp tới 76% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, song mới tập trung ở một số nhóm mặt hàng có lợi thế như dầu thô, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử và linh kiện máy tính (5/7 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm)... Nhiều mặt hàng công nghiệp khác tuy có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong một số năm gần đây như hàng thủ công mỹ nghệ, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa... nhưng giá trị còn nhỏ, thị phần chưa lớn. Lợi thế cạnh tranh của hàng công nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có, mà những lợi thế này, đặc biệt lợi thế cạnh tranh như giá lao động rẻ sẽ mất dần theo tiến trình phát triển và đi lên.

Nguyên nhân của tình hình trên là do ngành công nghiệp nói riêng, cũng như cả nền kinh tế nói chung có xuất phát điểm thấp, lại chịu ảnh hưởng của nhiều năm chiến tranh và đang trong quá trình chuyển đổi theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ đầu của sự phát triển, chúng ta phải tập trung giải quyết các nhu cầu bức thiết của nền kinh tế, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, kết hợp từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển lâu dài và bền vững. Chính vì vậy, cơ cấu ngành công nghiệp cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần công nghiệp chế biến, tuy nhiên do hạn chế về vốn, công nghệ, nên mức độ chế biến sâu còn hạn chế, giá trị gia tăng chưa cao, các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tương xứng với yêu cầu, điều đó cũng hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Xét về quy mô, phần lớn doanh nghiệp còn nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu so với trình độ trung bình của thế giới, lại thiếu vốn đầu tư cho phát triển, bộ máy và cơ chế quản lý còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc... nên năng suất lao động

thấp, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, thiếu tính độc đáo hoặc tính duy nhất trên thị trường, chi phí sản xuất cao... dẫn đến năng lực cạnh tranh còn hạn chế.

Một số yếu tố tác động khác làm cho sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh hạn chế là tỷ lệ lao động lành nghề còn thấp, các chi phí đầu vào như cước vận tải, viễn thông, một số loại phí dịch vụ... còn cao so với khu vực và thế giới, hoạt động xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường chưa đáp ứng yêu cầu, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, các yếu tố thị trường chưa hình thành đầy đủ và lớn mạnh...

Với thực trạng như trên, khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Kinh nghiệm của 12 nước mới gia nhập WTO cho thấy, họ phải cam kết đối với 100% số dòng thuế công nghiệp với mức thuế trung bình thấp và không áp dụng các biện pháp phụ thu đối với hàng nhập khẩu. Đồng thời, các nước này còn phải tham gia sáng kiến cắt giảm thuế quan theo ngành, Hiệp định sản phẩm công nghiệp thông tin, Hiệp định hài hoà thuế quan đối với sản phẩm hoá chất v.v... Ngoài ra, các nước gia nhập sau thường phải cam kết thuế suất ở mức thấp hơn các nước gia nhập trước. Như vậy, khả năng bảo hộ của nhà nước để ngành công nghiệp đủ sức đối phó hiệu quả với sức ép cạnh tranh sẽ rất hạn chế và ngày càng bị thu hẹp.

Đối với Việt Nam, khi gia nhập WTO, ngoài việc phải cam kết giảm đáng kể mức thuế áp dụng (đối với hàng công nghiệp là 9.465 dòng thuế với mức giảm khoảng 25% so với hiện hành xuống còn khoảng 12,6% trong thời hạn 5-7 năm), chúng ta còn phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế (hạn ngạch, giấy phép, thủ tục hải quan, trợ cấp...).

Như vậy, có thể nói, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp sẽ phải nỗ lực tối đa để tiếp tục đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ ổn định và phát triển thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường ngoài nước để cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá, dịch vụ của mình ra thế giới.

• Năm 2006, ngành Công nghiệp đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 490.819 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2005. Tỷ trọng Công nghiệp và xây dựng năm 2006 đã chiếm tới 41,52% GDP của cả nước.

Năm 2006 là năm đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng, đặt nền móng cho việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010. Mặc dù gặp nhiều khó khăn như giá các loại nguyên, nhiên liệu liên tục biến động ở mức cao, nhiều thiên tai và dịch bệnh hoành hành, nhưng dưới chỉ

đạo kiên quyết của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện nhằm kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Do vậy, kinh tế của cả nước đã đạt được thành tích tốt, tăng trưởng GDP năm 2006 đạt 8,17%, cao hơn gần 0,2% so với kế hoạch đề ra.

Năm 2006, ngành Công nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công nghiệp và xây dựng năm 2006 đã chiếm tới 41,52% GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 10,37%, trong đó riêng công nghiệp tăng 10,18%. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn Ngành năm 2006 ước đạt 490.819 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2005. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước là 31,8% (giảm 2,3% so với năm 2005); khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 30,0% (tăng 1,7% so với năm 2005); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng công nghiệp, chiếm tỷ trọng 38,2% tổng giá trị sản xuất toàn Ngành (tăng 0,6% so với 2005). Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu năm 2006 đều tăng so với cùng kỳ, như: điện sản xuất tăng 13,4%, than sạch 18,7%, quặng apatit 21,4%, phôi thép 25,0%, xe máy lắp ráp 44,0%,...

Có 6/8 vùng kinh tế và 42/64 địa phương đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng bình quân cả nước, trong đó có những tỉnh, thành phố chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn như: Vĩnh Phúc 25,6%, Bình Dương 25,3%, Hà Tây 23,3%, Hải Dương 23,2%, Cần Thơ 22,0%, Đồng Nai 22,0%, Hải Phòng 18,1%, Quảng Ninh 18,0%... đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn Ngành.

Năm 2006 cũng là năm Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc thực hiện nhiều cam kết trong AFTA, trong khuôn khổ Hiệp định thương mại (BTA) Việt Nam - Hoa Kỳ, APEC, WTO và các cam kết song phương khác là sức ép lớn đối với các ngành sản xuất trong nước và hoạt động thương mại. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2006 vẫn tăng trưởng cao, ước đạt 39,6 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm trước. Ngành Công nghiệp đã có những đóng góp lớn, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp năm 2006 ước đạt 30,12 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2005, chiếm 76,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tác chiếm 52,0% kim ngạch xuất khẩu cả nước và 68,2% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp.

Năm 2006 đã chứng kiến nhiều sự kiện công nghiệp quan trọng. Chúng ta có thể kể đến sự ra đời 4 tập đoàn kinh tế mạnh của ngành Công nghiệp, là các

tập đoàn: Dầu khí, Điện lực, Than và Khoáng sản, Dệt - May. Công tác đổi mới và sắp xếp lại DNNN tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện vượt kế hoạch 31,4% số lượng doanh nghiệp (46/35 DN) với tổng vốn điều lệ là 5.973,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp công nghiệp lên sàn chứng khoán đạt kỷ lục, chiếm tỷ trọng 14% về số lượng doanh nghiệp và 32,54% về tổng giá trị niêm yết. Việt Nam khai thác tấn dầu thương mại đầu tiên ở nước ngoài từ mỏ Sendor (Malaysia). Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện đầu tiên ở nước ngoài (dự án thuỷ điện Sekaman 3 tại Lào). Việt Nam đã đóng được tầu chở dầu trọng tải lớn nhất (13.500 tấn), được Đăng kiểm Nhật Bản giám sát cấp chứng nhận. Việt Nam có dự án công nghệ cao đầu tiên trị giá 1 tỷ USD do Tập đoàn Intel đầu tư. Đây là 1 trong 5 nhà máy lớn nhất thế giới và là nhà máy lớn nhất của Intel. Việt Nam cũng đạt kỷ lục về thu hút vốn FDI vào ngành Công nghiệp. Trong 797 dự án cấp mới với số vốn đăng ký 7,5 tỷ USD, ngành Công nghiệp chiếm 490 dự án (bằng 61,5% tổng số dự án), với số vốn 5,05 tỷ USD (bằng 66,8% tổng vốn đăng ký).

Bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành Công nghiệp cũng nhận rõ những tồn tại, yếu kém cần khắc phục. Phát triển của công nghiệp tuy đạt tốc độ cao, nhưng chưa thật vững chắc, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (10,18%) còn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (17%). Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông để giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn như dệt may, da giày, lắp ráp hàng điện tử... Đây là những ngành chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công nên mức đóng góp cho GDP còn thấp. Một số dự án trọng điểm của quốc gia, có tác động đến tốc độ tăng trưởng của Ngành cũng như của toàn nền kinh tế còn đang trong giai đoạn xây dựng, chưa đi vào hoạt động nên chưa tạo được đòn bẩy cho sự phát triển của Ngành. Bên cạnh đó, tốc độ đổi mới và chuyển giao công nghệ của toàn Ngành trong năm 2006 còn chậm nên hiệu quả sản xuất chưa được cải thiện nhiều. Số dự án phát triển ngành công nghệ mới, sử dụng nhiều chất xám còn ít, nhiều dự án mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu... Xuất khẩu hàng nhiên liệu, khoáng sản thô vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (23,4%).

b. Cơ hội và thách thức:

(Theo chuyên trang Vi ệt Nam trên đường hội nhập 16/05/2007)

Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra nhanh chóng, quyết liệt và trở thành xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện nay.

Trong quá trình này, sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới nói chung và các thành phần trong nền kinh tế của một quốc gia nói riêng đang ngày một gia tăng, được thể hiện ở xu hướng tăng cường các hoạt động hợp tác song phương, đa phương và các cấp độ liên kết khu vực.

Nhận thức rõ về xu thế phát triển tất yếu nói trên của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã xác định rõ sự cần thiết phải tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tiếp tục được khẳng định là một nội dung quan trọng trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam và được thực hiện với quy mô và mức độ ngày càng cao.

Nhìn lại tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tự do hoá các hoạt động kinh tế, chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước; xoá bỏ dần chế độ hai giá, từng bước tiến tới thiết lập chế độ một giá; mở cửa thị trường, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; tiến hành sửa đổi bổ sung và điều chỉnh kịp thời các chính sách và văn bản pháp quy; tăng cường việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Có thể nói rằng, cơ hội lớn nhất mà ngành công nghiệp Việt Nam đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 20 năm qua là đã mở thêm được nhiều thị trường mới. Với việc ký kết Hiệp định Thương mại mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area-AFTA), Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường được đánh giá là năng động nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trung bình hàng năm trên 7%. Thông qua Chương trình hợp tác Công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Cooperation Scheme-AICO), các doanh nghiệp Việt Nam có thể có được các ưu đãi về hưởng mức thuế quan ưu đãi từ 0-5% trong việc buôn bán các sản phẩm công nghiệp giữa các doanh nghiệp tham gia, được công nhận tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm và được hưởng các ưu đãi phi thuế quan khác do các nước nội khối quy định. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (Bilateral Trade Agreement-BTA) năm 2001 cũng đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w