Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nguyên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN

2. Một số kiến nghị

2.1. Đối với Nhà nước các cấp, các ngành Trung ương

Trên cơ sở chủ trương, định hướng cho trang trại phát triển, Nhà nước nên tiếp tục hoạch định các chiến lượng và các chính sách cụ thể hơn về đầu tư phát triển KTTT. Đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, chế biến nông lâm sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các cơ sở cung ứng vật tư, thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng, vật nuôi.

- Nhà nước nên có chỉ đạo tập trung để đẩy mạnh liên kết bốn nhà cùng nhau nghiên cứu, bàn bạc và hoàn thiện các dự án phát triển KTTT cho từng địa phương.

- Nhà nước nên có các chính sách hợp lý để KTTT phát triển ổn định, bền vững như chính sách đất đai, chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách thuế, chính sách giá cả…

- Tăng cường hoạt động các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến chế độ chính sách, các điển hình tiên tiến, các mô hình trang trại SXKD có hiệu quả.

2.2. Đối với các cấp, ngành địa phương của tỉnh

- Nên chỉ đạo sát sao các cấp các ngành từ tỉnh đến xã, thể chế hoá các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với địa phương (Đặc biệt là Thông tư số 82/2000/TT-BTC ngày 14/8/2000 hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển KTTT và Quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy định chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại. Triển khai thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao đất, thuê, nhận, khoán rừng và đất lâm nghiệp).

- Cấp giấy chứng nhận trang trại cho các hộ đủ tiêu chuẩn theo quy định để các chủ trang trại được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và bảo quản nông, lâm sản theo quy mô nhỏ và vừa để nâng cao giá trị hàng hoá.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết của chủ trang trại về KHKT và quản lý kinh doanh, tổ chức phối hợp tham quan, học tập trong và ngoài tỉnh giúp các trang trại nâng cao kiến thức, tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường.

- Trên cơ sở kết quả đề tài: Xây dựng mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn, do Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thực hiện tỉnh cũng cần phải có đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm tìm ra được những điển hình SXKD giỏi để nhân rộng, đồng thời có giải pháp tích cực để thúc đẩy KTTT phát triển.

- Tiếp tục rà soát, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh.

- Hình thành các quỹ bảo hiểm sản phẩm cho các trang trại phát triển theo quy hoạch của vùng để họ yên tâm sản xuất lâu dài.

- Mỗi địa phương nên thành lập chi hội các trang trại để tạo điều kiện sản phẩm nông lâm sản của các trang trại sản xuất ra được tiêu thụ trực tiếp, không phải qua khâu trung gian, giảm tình trạng ép cấp, ép giá…

2.3. Đối với các chủ trang trại

Nên xác định rõ mục tiêu và định hướng phương thức SXKD của mình, loại bỏ những cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả, đầu tư thâm canh để tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Chủ trang trại phải tích cực học hỏi trau dồi thêm kiến thức, tiếp thu các thông tin thị trường để có khả năng nắm bắt được cơ hội, KHKT mới.

- Để khắc phục hạn chế về hạn điền, các trang trại nên liên kết với nhau lại để thành lập trang trại liên doanh nhằm chống tích tụ ruộng đất, đồng thời tạo điều kiện cho việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là lâm sản. Đó là cơ sở giúp cho Nhà nước xét, cấp chứng chỉ rừng và cấp giấy phép khai thác cây đứng của các trang trại có tính khả thi hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT - Tổng cục Thống kê (2000), Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 về hướng dẫn tiêu chí để xác định KTTT, Hà Nội.

2. Bộ Nông Nghiệp và PTNT - Tổng cục Thống kế (2003), Thông tư Liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK ngày 20/5/2003 về hướng dẫn tiêu chí xác định KTTT, Hà Nội.

3. Bộ NN&PTNT (2003), Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 04/7/2003 về sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN- TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí xác định KTTT, Hà Nội.

4. Cục thống kê Bắc Kạn (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2010, NXB Thống kê, Hà Nội...

5. Nguyễn Điền - Trần Đức, Kinh tế trang trại gia đình châu Á và thế giới, NXB Thống kê - Hà Nội.

6. Phạm Minh Đức và cộng sự (1997), Báo cáo khoa học về nghiên cứu xu thế phát triển của kinh tế hộ nông dân và mô hình KTTT ở Miền Bắc, Viện Kinh tế nông nghiệp - Hà Nội.

7. Trần Đức (1997), Kinh tế trang trại sức mạnh của nền nông nghiệp Pháp, NXB Thống kê - Hà Nội.

8. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB Thống kê - Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH-HĐH ở Việt Nam - NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

10. Vũ Trọng Khải (2003), Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, NXB Thống kê - Hà Nội.

11. Vũ Thị Ngọc Phùng (1997), Chủ biên giáo trình kinh tế phát triển - NXB Thống kê -Hà Nội.

12. Nguyễn Thế Nhã (1999), Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Hội thảo Đại học Nông nghiệp I-Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Thịnh (2000), Kinh tế trang trại các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc, NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội.

14. Trang trại gia đình, bước phát triển mới của kinh tế hộ nông dân (2000), NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

15. Lê Trọng (2000), Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Tuấn (2000), Quản lý trang trại nông lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

17. Hoàng Việt (2000), Quản lý sản xuất kinh doanh trong trang trại, NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

18. Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á, NXB Thống kê 1993

19. Lê Trường Sơn (2004), Trang trại gia đình - một loại hình doanh nghiệp mới trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp , (Số 3).

20. Nguyễn Văn Tuấn (2000), Quản lý trang trại trong nền kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

21. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2009), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, Bắc Kạn.

22. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2006), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, Bắc Kạn.

23. Bùi Đình Hoà (2009), Nghiên cứu xây dựng mô hình trang trại tại tỉnh Bắc Kạn, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh, Bắc Kạn.

24. Nguyễn Đình Văn, Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn (2006), Luận văn Thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Nguyên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)