a/ PHƯƠNG PHÁP Ví dụ:
Đề 1. Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ( Ngữ văn 12- Tập 2).
Đề 2. Phân tích phương thức trần thuật trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi .
Cách lập dàn ý : I/ Mở bài :
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận II. Thân bài:
1. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt cốt truyện, nêu vị trí đoạn trích ( nếu có)
2. Làm rõ vấn đề theo yêu cầu của đề bài :
* Nếu đề nghị luận là tình huống truyện :
a.Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
b. Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
(lần lượt làm rõ đặc điểm của từng tình huống bằng cách nêu từng tình huống, đưa dẫn chứng tiêu biểu, phân tích dẫn chứng làm rõ các tình huống đã nêu).
...
- Bình luận về giá trị của tình huống
* Nếu đề nghị luận là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn :
a. Giải thích khái niệm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
b. Phân tích các phương diện cụ thể của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Khuynh hướng sử thi ....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Cảm hứng lãng mạn...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
(lần lượt làm rõ đặc điểm của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bằng cách nêu biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đưa dẫn chứng tiêu biểu, phân tích dẫn chứng làm rõ các nội dung đã nêu).
...
Bình luận về giá trị của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
III. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về giá trị nghệ thuật biểu hiện trong đề ra b/ Đề luyện tập dạng 03 gồm 05 đề sau, có dàn ý chi tiết :
Đề 1 : Phân tích tính sử thi trong truyện "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành Đề 2: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
Đề 3: Phân tích phương thức trần thuật trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Đề 4: Phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện " Những đứa con trong gia đình " của Nguyễn Thi
Đề 5: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Minh hoạ dàn ý đề 05 : Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
I/ Mở bài :
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;
- Nêu vấn đề tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới sau 1975. Ở thời kỳ đổi mới, “Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong” và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu trong chặng đường văn thời kỳ đổi mới. Truyện xoáy sâu vào bức tranh hiện thực của đời sống người lao động thuyền chài ở một vùng ven biển miền Trung. Trong truyện ngắn này, có thể nói ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm đã được nhà văn thể hiện sinh động thông qua một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá và phát hiện về đời sống một cách sâu sắc.
2. Phân tích tình huống truyện:
a/ Thế nào là tình huống? vai trò của tình huống trong một tác phẩm truyện?
- Có thể hiểu, tình huống truyện chính là bối cảnh, hoàn cảnh ( không gian, thời gian, địa điểm…tạo nên câu chuyện).
- Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn : tình huống hành động; tình huống tâm trạng; tình huống nhận thức.Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật; tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật; thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lý của nhân vật. Tình huống càng độc đáo, mới lạ, càng giúp cho tác phẩm hấp dẫn, ấn tượng, sâu sắc với người đọc.
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tổ chức xung quanh một “tình huống nhận thức mà hai nhân vật Phùng và Đẩu đã trải qua”.
b. Phân tích tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” : - Những biểu hiện của tình huống truyện:
Trước hết, đó là hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
+ Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp ảnh cho cuốn lịch năm sau.Anh đã phát hiện được cảnh chiếc thuyền ngoài xa , trong sương sớm, đẹp như tranh vẽ - “một cảnh đắt trời cho mà suốt đời cầm máy chưa bao giờ nhìn thấy”à Trước vẻ đẹp của nghệ thuật ,anh bộc lộ rung sự rung động “ trong trái tim tôi như có cái gì bóp
thắt vào” và đồng thời anh cũng “phát hiện ra …khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Phùng còn nhận ra trong suy nghĩ của mình “ …bản thân cái đẹp là đạo đức”( như Nguyễn Tuân đã quan niệm: cái đẹp phải kết hợp với cái tâm, cái tài kết hợp với cái thiện)
+Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng tận mặt chứng kiến tình trạng bạo lực trong gia đình qua cảnh : hành động đánh vợ của người đàn ông làng chài; người vợ nhẫn nhục chịu đựng; đứa con vì bảo vệ mẹ đã phản kháng lại cha …Những ngày sau ,cảnh đó lại tiếp diễn.Phùng đã không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái , nghịch lý của đời thường.Hiện thực phũ phàng của cuộc sống làm cho Phùng cảm thấy cay đắng trước sự thật ẩn chứa đằng sau vẻ mặt trong ngần và tươi đẹp của cảnh vật : “ …khiến tôi kinh ngạc đến mức …tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn…”
Tiếp theo là Câu chuyện của người đàn bà và cách giải quyết ban đầu của chánh án Đẩu ở toà án huyện :
+ Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng vì “ cả nước không có một người chồng nào như hắn…Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”.
+ Nhưng ngược lại, người đàn bà lại “ chắp tay vái lia lịa, xin “Qúi toà …đừng bắt con bỏ nó”. Thái độ này của chị xuất phát từ việc: toà không hiểu được cảnh ngộ của người lao động nghèo khổ ; còn vì hạnh phúc đích thực của một người đàn bà trong vai trò một người vợ và vai trò của người mẹ … Lúc đầu, khi thấy người đàn bà không chịu bỏ chồng, Phùng rất ngạc nhiên và bất bình. Nhưng sau đó, anh cảm nhận được nỗi niềm và cảnh ngộ của người đàn bà hàng chài mà dần thay đổi bằng thái độ cảm thông và thấu hiểu .
-Các nhân vật với tình huống:
+ Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ chồng người hàng chài. Người chồng đã trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ, thành ra căm ghét cha mình.
+ Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ.Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
-Ý nghĩa khám phá và phát hiện của tình huống :
+ Tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều mặt đối lập, mâu thuẫn. Đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
+Tình huống nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời :
Phải có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều. Nghệ thuật đích thực phải vì cuộc sống, vì con người, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật… Đẩu : vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống ( giữa lí thuyết , sách vở và cuộc đời ; vì sao người đàn bà không bỏ chồng… ) Phùng : hiểu ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống : chiếc thuyền nghệ thuật chỉ mới là “ bức ảnh chết ” trên khung giấy chứ chưa phải là bức tranh đời sống . Người nghệ sĩ phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng đa dạng, nhiều chiều trong hoàn cảnh của nó và trong quan hệ với nhiều yếu tố khác .
III/ Kết bài :
- Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức.
- Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
II - Cấu hình để ứng dụng chương trình:
- Công cụ sử dụng: Microsoft Office FrontPage 2003 dưới ngôn ngữ *.html
- Cấu hình tối thiểu: Pentium III ; 256 Mb Ram, độ phân giải 800x600 với 256 màu; hệ điều hành MS Windows 98, Internet Explorer 6.
- Cấu hình yêu cầu để sử dụng hiệu quả các chức năng trình duyệt, âm thanh và đồ hoạ:
- Card âm thanh, loa, Ram 256 Mb, DirectX 8, Internet Explorer 6, màn hình 32 bit.
III - Kích thước: 643 Mb
- Chương trình không yêu cầu phải cài đặt.
- Tập tin thực thi (EXE): van12.exe - IV - Hướng dẫn sử dụng:
- Toàn bộ chương trình đều tự thực thi trên CD. Vì thế, chương trình sẽ tự động chạy khi được đưa vào ổ đĩa CD-Rom.
- Trước khi chạy chương trình không phải cài thêm bất kì chương trình phụ nào.
- Giao diện Tiếng Việt, sử dụng bảng mã Unicode, đẹp mắt, trực quan, rõ ràng, dễ hiểu.
Để nghe được nhạc trực tiếp trên trang web, bạn cần phải cài chương trình Windows Media Player .
1. Đối với Windows95/98/Me thì cài chương trình Windows Media Player 9.0.
2. Đối với Windows2000/XP trở lên thì cài chương trình Windows Media Player 10 . IV - Hướng phát triển:
Trang web Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 12 được viết theo chương trình phân ban kể từ năm học 2008-2009 với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dạy thật- học thật cho giáo viên và học sinh ở trường THPT, nhất là các bạn học sinh tự học, tự kiểm tra kiến thức của mình một cách nhanh chóng , tiện lợi, hiệu quả .
V-KẾT QUẢ :
-Sử dụng trang web này :
+ Với giáo viên : sẽ có thêm tư liệu để sọan giảng các trích đọan, không cần tìm thêm tư liệu bên ngoài , chỉ cần lấy tư liệu hình ảnh, diễn ngâm…ngay trên trang web để bổ sung cho bài giáo án điện tử thêm phong phú, sinh động.
+Với học sinh : có thể sử dụng trang web để đọc hiểu rộng hơn về chương trình Ngữ Văn lớp 12 ban cơ bản ở học kỳ II. Các em sẽ tự làm bài tập trắc nghiệm sau mỗi bài học, có đáp án và máy tự chấm điểm để đo lường độ chính xác về hiểu biết của mình.
-Trang web được viết để phổ biến rộng rãi, được dùng cho GV và HS.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu hàng đầu trong giáo dục hiện nay. Học sinh được coi là những đối tượng vốn có sẵn những tiềm năng mà người giáo viên có nhiệm vụ đánh thức và tạo điều kiện để những tiềm năng đó được phát huy tối đa, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo. Cần khuyến khích học sinh tinh thần tự giác tự học. Từ nguồn