ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 34)

4.1. Chính sách t giá đảm bo ngang sc mua ca đồng ni t:

4.1.1. Neo đồng tin vào mt r tin t:

Việt Nam có quan hệ ngoại thương với rất nhiều đối tác trên thế giới nên việc neo tiền đồng vào một rổ tiền tệ của các nước là những đối tác thương mại truyền thống, những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam là cần thiết, điều đó giúp Việt Nam có những lợi ích sau:

Thứ nhất, phép đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền đồng và tác động của của nó đối với sức cạnh tranh xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại chủ yếu.

thứ hai, giảm bớt sự lệ thuộc vào một loại ngoại tệ mạnh như USD, khi neo vào một rổ tiền có thể hạn chế những rủi ro về tỷ giá tốt hơn là biện pháp neo vào một loại ngoại tệ duy nhất

thứ ba, việc neo vào rổ tiền tệ này sẽ khuyến khích các nhà xuất nhập khẩu có thể lựa chọn các loại tiền thanh toán khác trong rổ tiền (như Euro, Yên nhật, Bảng Anh,…) nhằm tránh những khan hiếm quá mức khi lựa chọn một loại ngoại tệ duy nhất là USD như hiện nay, từđó giúp các doanh nghiệp chủđộng hơn trong thanh toán quốc tế 4.1.2. S dng REER như là dng c để đo lường mc độ định giá ca t giá hin ti:

Tỷ giá thực đa phương (REER) là một chỉ sốđược điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát so với các đối tác thương mại và từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự phụ thuộc của tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu vào chỉ số này (tuy mức độ giải thích tương đối thấp R2 =32,4161%). So với tỷ giá thực song phương thì tỷ giá thực đa phương phản ánh đầy đủ hơn về ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ và mang tính chất toàn diện hơn, có thể làm thước đo múc độđáp ứng khả năng cạnh canh của hàng hóa Việt nam và đảm bảo cho tiền đồng có ngang giá sức mua trong mậu dịch quốc tế thay vì chọn tỷ giá thực song phương.

Tỷ giá thực đa phương cũng nên được sử dụng để xem xét mức tỷ giá danh nghĩa hiện tại có đạt được ngang giá sức mua hay không. REER được coi là thước đo đểđo lường giá trị của đồng nội tệ so với rổ tiền tệđể biết được tiền đồng đang bịđịnh giá cao hay thấp. Từđó, NHNN sẽ có những biện pháp can thiệp vào thị trường phù hợp để hướng đến mức tỷ giá mục tiêu, hướng về vùng ngang bằng sức mua hay mức tỷ giá cân bằng dài hạn.

Tuy nhiên, với những hạn chế và khó khăn trong việc tính REER chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và chính xác hơn trong việc sử dụng chỉ số này. Trong quá trình tìm mức REER thích hợp cho thị trường thì NHNN nên dò tìm, thử nghiệm nhiều lần và kết hợp với những nhân tố khác để tìm ra một mức REER hợp lý chứ không phải hoàn toàn lệ thuộc vào chỉ số REER để ra quyết định mức tỷ giá cho thị trường.

Theo nhận định của PGS. TS Trần Ngọc Thơ và các thành viên (2006) trong “Phương pháp tiếp cận cơ chếđiều hành tỷ giá” thì “ trong thực tế rất khó xác định tỷ giá đã lệch khỏi cân bằng dài hạn là bao nhiêu để can thiệp. Tiếp cận về phương diện lý thuyết, tỷ giá cân bằng dài hạn trước hết phải được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và quốc tế và cùng với chúng là các mối quan hệ khác phù hợp với đặc thù của từng quốc gia.

Nhưng trong thực tế, cho đến này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định tính đúng đắn của tỷ giá cân bằng dài hạn. tỷ giá cân bằng dài hạn dường như chỉ là một ý niệm của nghệ thuật quản lý hơn là một định lượng cụ thể.”

REER chỉ là một chỉ số tương đối hỗ trợ một phần cho các nhà hoạch định chính sách tìm ra chính sách điều hành tỷ giá hợp lý với điều kiện vĩ mô của đất nước, REER chỉ giúp xác định được vùng lân cận của tỷ giá mục tiêu mà thôi, còn để xác định chính xác 100% thì cần phải có một nghiên cứu khoa học khác.

Theo nhận định chủ quan của bản thân, giữ mức biên độ tỷ giá tại thời điểm hiện tại 3% và linh hoạt tỷ giá liên ngân hàng (nâng cao tính năng động của thị trường liên ngân hàng) là hợp lý, vì trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy cơ lạm phát, sự méo mó thị trường từ việc găm

giữ ngoại tệ làm khan hiếm ngoại tệ gây áp lực giảm giá lên tiền đồng, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài là rất lớn, nguy cơ về tăng giá cả hàng hóa và làm phát là rất lớn. Nợ quốc gia tuy vẫn còn trong mức an toàn nhưng thực tếđang tăng rất nhanh và tiến sát giới hạn an toàn nên việc điều chỉnh tỷ giá phải được cân nhắc một cách tổng thể phù hợp hơn với nền kinh tế chứ không phải chỉ nhắm đến một chiều là làm gia tăng sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước.

4.1.3 B rng ca di băng t giá

Về lý thuyết, độ rộng của dải băng tỷ giá càng lớn thì chính sách tiền tệ càng độc lập hơn. Ví dụđể kích cầu phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, NHNN có thể sử dụng công cụ chính sách tiền tệ như chính sách hạ lãi suất tiền đồng chẳng hạn. Động thái này của NHNN sẽ làm tiền đồng mất giá. Để giữ giá tiền đồng NHNN phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán ra dự trữ bắt buộc hay hạn chế các giao dịch trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, hiện tại dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ vừa đủ theo tiêu chuẩn IFM, nếu liên tục can thiệp vào thị trường theo hướng bán ra ngoại tệ có thể quốc gia sẽ không đảm bảo nhu cầu dự trự ngoại hối. Đối với việc hạn chế các giao dịch trên thị trường ngoại hối có thể làm cho Việt Nam vi phạm các cam kết quốc tế.

Nhìn chung, vềđộ rộng của dải băng tỷ giá hiện nay, theo quan điểm của Tôi, vẫn tiếp tục điều hành tỷ giá theo biên độ như hiện nay của NHNN, tỷ giá giao động xung quanh dải băng đã định ra với bề rộng hiện tại (±3%) là thích hợp trong thời điểm hiện tại. Với độ rộng như hiện tại, đòi hỏi thị trường liên ngân hàng phải hoạt động mạnh hơn để phản ảnh tốt theo tín hiệu của thị trường và nên xem xét khả năng thả nổi biên độ khi điều kiện vĩ mô cho phép trong thời gian tới.

4.1.4. Chng hin tượng đôla hóa:

Hầu hết trong chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc sử dụng đồng USD trong niêm yết giá, trong giao dịch ngoại thương, trong giao dịch ngoại tệ trong và ngoài nước rất phổ biến. Nếu nói đến giao dịch mua bán, thanh toán thương mại có liên quan

đến ngoại tệ thì USD chiếm tỷ lệ rất lớn, ngân hàng nhà nước khi niêm thông báo tỷ giá liên ngân hàng cũng sử dụng đồng USD để niêm yết. Chúng ta công nhận đồng USD là một đồng tiền mạnh và phổ biến, được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng trong thanh toán. Tuy nhiên, sự lệ thuộc quá nhiều vào một loại ngoại tệ trong thanh toán không phải là một giải pháp tối ưu. Một khi có bất kỳ biến cố nào liên quan đến USD thì hậu quả của nó sẽ rất lớn. Việc khan hiếm USD trên thị trường ngoại hối đã làm méo mó thị trường và gây khó khăn cho các doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua là rất lớn, làm tăng áp lực giảm giá lên tiền đồng, làm tăng chi phí cho các mặt hàng nhập khẩu, ảnh hưởng đến giá cả và gây áp lực lên lạm phát.

Việc khuyến khích các doanh nghiệp đưa các ngoại tệ khác nhưđồng EURO, Yên Nhật, Bảng Anh,… tham gia mạnh hơn vào thị trường ngoại hối của Việt Nam là cần thiết để giảm bớt những áp lực, rủi ro tiềm ẩn từ hiện tượng đôla hóa gây ra ở nước ta như hiện nay.

4.1.5. Xây dng mt h thng giám sát tài chính hiu qu:

Thường xuyên giám sát các hoạt động trên thị trường tiền tệđể kịp thời ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trường, đầu cơ… và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệđể kịp thời ứng phó. Phải xây dựng một cơ chế quản lý tỷ giá để hoạt động trong điều kiện bình thường và một cơ chếđược sử dụng khi có các cú sốc từ bên ngoài hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra.

4.2. Xây dng cơ chế qun lý t giá phù hp vi giai đon hi nhp:

4.2.1. La chn cơ chế qun lý t giá và thúc đẩy s phát trin ca th trường ngoi hi:

Tỷ giá hối đoái luôn là một yếu tố vô cùng nhạy cảm đối với một nền kinh tế của đất nước, chỉ cần một sai lầm nhỏ sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn. Vì vậy, việc lựa chọn cơ chế tỷ giá đểđưa vào thực tiễn là điều hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Lựa chọn cơ chế tỷ giá phải gắn liền với điều kiện cụ thể của từng quốc gia tương

ứng với từng giai đoạn. Có ba kiểu điều hành tỷ giá là: cố định, thả nổi hoàn toàn, thả nổi có kiểm soát.

Cơ chế t giá c định đòi hỏi NHTW phải có dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi có sự biến động về tỷ giá, tỷ giá cốđịnh không phản ảnh được thông tin thị trường, cơ chế này không khuyến khích các doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước những rủi ro có độ nhạy cảm với tỷ giá do không có bất ổn tỷ giá, từđó làm trì trệ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường các sản phẩm phòng ngừa rủi ro biến động giá trị tiền tệ, với cơ chế này nguy cơ lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc gia này sang quốc gia khác là rất lớn.

Cơ chế t giá th ni hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong đó tỷ giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo cơ chế này các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do giao động tỷ giá.

Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp sẽ tăng giá và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm giá.

Điều này đã làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế.

Cơ chế t giá th ni có điu tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình do quá bất ổn. Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức. Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽđược điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát…

Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chính sách kinh tế khác để can thiệp.

Như vậy, để lựa chọn một chính sách nào là phù hợp thì chúng ta cần phải xem xét thực tế tình hình kinh tế của Việt Nam:

Hiện tại, thị trường ngoại hối của Việt Nam còn rất thô sơ, thiếu các hoạt động trao đổi, mua bán, giao dịch liên quan đến tiền tệ chính thức và chuyên nghiệp. Cung cầu ngoại tệ luôn không gặp nhau, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và không chính thức luôn lệch pha, hiện tượng khan hiếm ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, khả năng thích nghi của các doanh nghiệp trong nước trước biến động tỷ giá là rất kém, thị trường phái sinh còn quá thô sơ, những biến động thất thường về tỷ giá trong thời gian qua làm mất đi lòng tin của người nắm giữ tiền đồng và có xu hướng nắm giữ ngoại tệ là rất lớn dẫn đến tình trạng bong bóng tỷ giá, đầu cơ, tâm lý bầy đàn làm méo mó thị trường.

Trong điều kiện thực tế thì Việt Nam không đủđiều kiện đểđáp ứng nhu cầu về một cơ chế thả nổi hoàn toàn vì còn rất nhiều bất cập nhưđã nêu trên nên việc lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát là hoàn toàn phù hợp với điều kiện nước ta như hiện nay. Trước tiên là phải định hướng thả nổi theo cơ chế thị trường đểđi đúng với những quy luật khách quan của thị trường cũng như tiến gần hơn một cơ chế hội nhập quốc tế. Kiểm soát cơ chế là nhằm kiểm soát và đối phó với những bất cập, những rủi ro, yếu kém khi vận hành một cơ chếđể tránh những tác động xấu ở bên trong lẫn bên ngoài quốc gia. Kiểm soát không chỉđơn thuần là hạn chế hay bó buột các quy luật của thị trường mà là kiểm soát theo định hướng ổn định và phát triển nhằm đạt được các mục tiêu cân bằng vĩ mô dài hạn.

4.2.2. Xây dng kênh thông tin minh bch v t giá:

Trong nền kinh tế thị trường, thông tin là một vấn đề rất được quan tâm, thông tin nhanh và tốt cũng được xem là một lợi thế không nhỏ trong quy luật cạnh tranh.

Nhưng riêng đối với thông tin tỷ giá thì mức độảnh hưởng sâu hơn cả về vi mô lẫn vĩ mô.

Khi người dân và doanh nghiệp không nắm rõ được tình hình tỷ giá như thế nào thì họ thường rất dễ bị lung lay trước những quan điểm phiến diện vì họ thiếu cơ sở để kiểm chứng và đặt lòng tin, đó là yếu tố không chắc chắn về niềm tin và dẫn đến tâm lý ăn theo hay còn gọi là tâm lý bầy đàn, ứng xử của những người này sẽ hành xử theo tâm lý sốđông. Tình trạng tâm lý bầy đàn đã thường xuyên diễn ra rất thường xuyên ở Việt Nam, có thể nói nó cũng đã trở thành một “bản chất mới” ở Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tác hại của tâm lý này đã ảnh hưởng như thế nào; bong bóng chứng khoán năm 2006, 2007, USD, vàng năm 2009, 2010,… đã làm méo mó thị trường và phải nhờ đến sự can thiệp của nhà nước.

Vì vậy, việc xây dựng một kênh thông tin chính thức về tỷ giá để tạo lòng tin là rất cần thiết; một mặt phản ánh được mức độ thông tin rõ ràng, minh bạch trong dân chúng tránh những nguy cơđầu cơ làm lũng đoạn thị trường, một mặt thể hiện được lòng tin vào chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ, cũng là nơi cung cấp thông tin chính xác để các cá nhân, tổ chức căn cứ vào đó mà lập kế hoạch làm ăn, định hướng chính sách phát triển kinh doanh phù hợp với thực tế, ổn định và chắc chắn hơn.

4.2.3. Không lm dng vai trò t giá để to li li thế cnh tranh cho hàng hóa:

Chính sách tỷ giá phải được đặt trong một bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, vì tỷ giá có liên quan đến tất các các yếu tố vi mô, vĩ mô của nền kinh tế. Tỷ giá ảnh hưởng lên nợ quốc gia, lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, GDP,…Vì vậy, tỷ giá không đơn thuần chỉ sử dụng cho việc làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước mà phải gắn với sựổn định và phát triển chung của nền kinh tế. . Chính phủ cần phối hợp đồng bộ các chính sách giá cả, tiền tệ và tài khóa, tập

trung cho dự báo kinh tế, phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế.

Thay vì sử dụng công cụ tỷ giá để hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu, cái mà chính phủ cần làm hiện nay là có các biện pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải cách cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa, tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cải thiện chỉ số hiệu quả sử dụng vốn...

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của tỷ giá trong việc hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu. Việc định giá đồng tiền quá cao sẽ làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, cho nên cần phải xây dựng một mức tỷ giá mục tiêu mà ởđó có thể hỗ trợđược cho hàng hóa xuất khẩu một mặt nó vẫn có thểđảm bảo được các mục tiêu vĩ mô khác.

4.3. Gii pháp khác nhm h tr cán cân thương mi:

4.3.1. Chính ph thc hin các chính sách h tr cho các doanh nghip trong thi đim khó khăn như hin nay:

Hiện nay việc tiếp cận vốn vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay của các ngân hàng rất cao do lãi suất huy động của các ngân hàng vốn đã tăng cao từđầu năm 2009. Hầu hết các doanh nghiệp khi đi vay với lãi suất cao không đảm bảo khả năng sinh lời cho chi phí tăng làm giá thành hàng hóa cũng tăng dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, do khả năng sinh lời thấp và làm ăn khó khăn nên có rất nhiều doanh nghiệp phải co cụm lại, thu hẹp quy mô để giảm bớt gánh nặng chi phí, hoạt động cầm cựđể chờ cơ hội. Năm 2009, chính phủ đã có nhiều gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp, thì đến năm 2010 vẫn chưa thấy có tín hiệu nào rõ ràng. Các hoạt động xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống như nông thủy hải sản, cao su, dầu thô còn riêng các lĩnh vực khác thì vẫn gặp nhiều khó khăn do cơ chếđiều hành lãi suất vẫn còn nhiều bất cập, tiếp cận vốn thực sự rất khó.

Mục tiêu vĩ mô ổn định nền kinh tế là quan trọng, tuy nhiên việc cân nhắc một chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất là không thể bỏ qua, việc giảm lãi

suất huy động VND, bình ổn tỷ giá để đạt ngang bằng sức mua, và các chính sách ưu đãi kích cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh để phục hồi nền kinh tế cần phải được cân nhắc trong thời điểm hiện tại.

4.3.2. Thêm giá tr gia tăng cho hàng hóa xut khu:

Theo kết quả phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại cũng như vay trò của tỷ giá trong việc gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là có hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không thể trông chờ hoàn toàn vào chính sách tỷ giá của Chính phủ mà bản thân doanh nghiệp cũng phải biết tự tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân hàng hóa của mình.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là các mặt hàng thô sơ, nông sản, thủy hải sản, nguyên nhiên liệu chưa qua chế biến,… có hàm lượng giá trị gia tăng rất ít nên ít có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng khác trên thế giới. Mức độđầu tư về mặt kỹ thuật công nghệđể tạo ra một sản phẩm có giá trị cạnh tranh còn kém nên mặc dù sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng xét về mặt giá trị thì vẫn còn thấp.

Mức độđầu tư kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn yếu và chúng ta sẽ dễ dàng thấy một sản phẩm công nghệ giống nhau giữa Việt Nam và các nước cạnh tranh khác thường thì ta bị thu thiệt ở hai khoảng; chất lượng kém hơn đối thủ hoặc chi phí giá thành để một sản phẩm ra đời thường cao hơn đối thủ từđó làm yếu đi tính cạnh tranh của hàng hóa, có thể nói xét về cạnh tranh thậm chí ta còn thua ngay trên sân nhà chứđừng nói đến trên sân khách.

Nói chung, Chính phủ có mục tiêu vĩ mô của Chính phủ, tỷ giá là một yếu tố vĩ mô quan trọng, việc cân nhắc chính sách tỷ giá đễ hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu chỉ là một phần trong chính sách tổng thể, phần còn lại bản thân doanh nghiệp phải biết nổ lực trong điều hành hoạt động kinh doanh, biết tự tìm phương án để gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)