Hiệu quả của đề tài

Một phần của tài liệu skkn sử dụng hình ảnh tư liệu vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Trang 22 - 25)

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.4. Hiệu quả của đề tài

Ở các lớp dạy có sử dụng hình ảnh lịch sử, hầu hết các em học sinh rất thích thú. Các em chăm chú vào bài giảng, học tập sôi nổi và hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài. Sau khi học xong bài này, học sinh khi được hỏi đều trả lời khi giáo viên đưa hình ảnh vào bài dạy giúp các em có thể hiểu sâu hơn và nhớ lâu hơn.

Đối với các lớp dạy học không đưa hình ảnh tư liệu lịch sử và cũng chỉ giới thiệu các sự kiện lịch sử một cách khái quát thì lớp học ít sôi nổi, các em học sinh thụ động. Điều này khiến bài giảng không đạt hiệu quả cao, dẫn đến tình trạng nhàm chán ở học sinh. Các em ít phát biểu, không hăng hái với tiết học. Các em hoặc ngồi yên chờ giáo viên đọc cho chép vào hoặc làm việc riêng trong lớp. Sau khi học xong, giáo viên cho học sinh làm một số câu trắc nghiệm có liên quan đến nội dung bài vừa học, các em trả lời các câu hỏi sai nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này, theo khảo sát đa số học sinh đều cho rằng các em không hình dung được vấn đề giáo viên muốn nói đến, không hiểu sâu được vấn đề nên càng học càng thấy nản, giáo viên không có điểm nhấn tạo sự thu hút cho học sinh khi nói nên làm cho không khí lớp trầm lắng, không sinh động, hấp dẫn, các em khó nhớ các sự kiện, tiếp thu kiến thức chậm.

Như vậy, người giáo viên chỉ có giáo án tốt thôi là chưa đủ mà người dạy còn phải có phương pháp và cách thức truyền đạt phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn để học sinh hiểu và tiếp thu bài tốt. Bất cứ tiết học nào người dạy cũng phải khai thác thật sự có hiệu quả các phương pháp dạy học như: lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo tích cực của các em...

Để học sinh thật sự thích thú, chăm chú vào bài học, người dạy cần phải kết hợp nhuần nhuyễn một lúc nhiều yếu tố: khả năng diễn đạt biểu cảm, miêu tả, tường thuật, sử dụng tư liệu trực quan, tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, hình thành khái niệm v...v...

Việc sử dụng hình ảnh tư liệu lịch sử vào dạy học là một điều cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học nhưng trong quá trình dạy học chỉ nên xem việc này như một phương tiện hỗ trợ hữu hiệu chứ không lạm dụng nó. Trong dạy học, ngôn ngữ, cảm xúc của người giáo viên hết sức quan trọng, cần phải đặc biệt chú ý trau dồi và sử dụng lợi thế này. Nếu giáo viên dạy mà nói bằng giọng đều đều thì tiết

học sẽ đơn điệu, buồn chán, không lôi cuốn được học sinh, các em sẽ chán học, kết quả là điểm số cũng như chất lượng của môn Lịch sử sẽ thấp và đáng báo động như hiện nay.

Nếu giáo viên nói đều đều, nhỏ, thiếu sự đam mê và sự truyền cảm thì làm sao học sinh hào hứng học và tiếp thu bài tốt? Đó là quy luật lây lan tâm lý

Nhưng nếu giáo viên dạy với bầu nhiệt huyết, truyền đạt những nội dung mới mẻ, đem lại nhiều thông tin và cảm xúc thì học sinh cũng cảm nhận và lây lan cái không khí hào hứng mà thầy giáo đem lại, nhờ vậy tiếp thu bài có hiệu quả”12. Vậy để tổ chức giờ dạy hiệu quả, giáo viên cần phải dạy bằng cả tâm huyết của mình.

Điều đó sẽ làm học sinh hứng thú, say mê học, lôi cuốn được các em vào bài học.

Từ đó, giáo viên mới “truyền lửa” được cho học sinh. Hơn nữa để tổ chức giờ dạy hiệu quả, giáo viên cần phải có cái uy. Có uy thì nói học trò mới nghe, mới nể. Cái uy này có được không phải bằng cách người thầy tỏ ra nghiêm khắc, khó tính hay lớn tiếng nạt nộ học trò mà nhờ kiến thức, năng lực giảng dạy và nhân cách sống của người thầy.

Về phía học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài, xem bài trước thì khi lên lớp để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra việc này để đưa học sinh vào nề nếp, coi việc chuẩn bị bài là việc tất yếu phải làm. Được như vậy đảm bảo giờ dạy sẽ hiệu quả. Một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong dạy học đó là giáo viên nhớ tên học sinh, chuyện trò thân thiện với học sinh.

Trên đây là những “kinh nghiệm” mà tôi rút ra được khi tiến hành giảng dạy ở trường phổ thông bằng việc Sử dụng hình ảnh tư liệu vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

12 Dẫn theo bài viết “ Dạy học bằng cái tâm sẽ đem lại hiệu quả” của tác giả Phạm Được- giáo viên trường THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu skkn sử dụng hình ảnh tư liệu vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w