KẾT QUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng mỡ tại xã chu hương huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 24 - 48)

4.1.1. Đặc điểm hình thái cây Mỡ

Mỡ là cây gỗ nhỡ, cao 20-25m, đường kính 30-60cm. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ, tán hình tháp, cành nhỏ mọc xung quanh. Vỏ nhẵn màu trám xanh, không nứt, nhiều lỗ tròn. Lớp vỏ trong màu trắng ngà, có mùi thơm. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành, lá đơn mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần, phiến lá dài 15-20cm, rộng 4-6cm, mặt trên màu lục thẫm mặt dưới nhạt hơn. Hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ, cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm.

Hoa lớn, dài 6-8cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh màu trắng, 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời, xếp xoãn ốc tạo thành khối trứng.Quả đại kép, hình trứng hoặc hình trụ. Hệ rễ hỗn hợp.

4.1.2. Điều kiện sinh trưởng và phát triển cây Mỡ

Mỡ thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 22-240C, lượng mưa từ 1400- 2000mm/ năm và độ ẩm không khí trên 80%. Tuy nhiên cây con mới trồng nếu gặp sương muối, nhiệt độ xuông thấp cũng bị hại( táp lá, héo ngon).

Mỡ thường phân bố ở độ cao 300-400m trở xuống, trong các hệ đồi bát úp sinh trưởng tốt trên các loại đất ferarit đỏ vàng, tầng đất sâu, ẩm mát, thoát nước tốt, nhiều mùn phát triển trên phiến thạch, mica, set… Tốt nhất là trên đất trên đất rừng vừa khai thác xong. Không trồng được Mỡ trên đất đồi cỏ tranh, đất đồi trọc. Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươi thưa. Có khả năng tái sinh chồi khỏe.

Mỡ là cây đặc hữu của miền bắc Việt Nam, phân bố nhiều ở vùng Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, rải rác đến tận Quảng Bình.

4.1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng Mỡ

Trồng vụ Xuân vào lúc có mưa phùn, đất đủ ẩm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.

Trồng vụ Thu từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10.Trồng rừng vào ngày râm mát, mưa rào, đất đủ ẩm, tránh những ngày nắng nóng, bốc hơi nhiều hoặc mưa to.

Phát dọn sạch, đốt trên toàn diện tích, cách này chỉ nên áp dụng ở nơi địa hình thấp, dạng đồi bát úp, dốc dưới 200, đất sâu, dầy. Dùng phương pháp này thì ngay sau khi dọn sạch phải trồng lại cây phù trợ bằng cách gieo Cốt khí hoặc Đậu tràm.

Phát dọn theo băng được dùng ở nơi đất dốc trên 20o, nhất là ở vùng núi cao, dễ xói mòn, tầng đất mỏng, bốc hơi mạnh.

Trồng Mỡ trên băng chặt theo đường đồng mức.

Lợi dụng tàn che của băng chừa giữ lại cây gỗ tái sinh tự nhiên. Phương pháp này tỏ ra nhiều ưu điểm, giữ được hoàn cảnh của rừng, đất rừng, bảo vệ môi trường.

Băng chừa rộng 8-12m, băng chặt rộng 25-40m. Hố trồng có kích thước 40x40x40 cm. Lấp hố trước khi trồng khoảng nửa tháng. Khi lấp hố nhặt hết cỏ, cho đất tơi xốp xuống hố.

Mật độ trồng trên diện tích phát đốt toàn diện 1600 cây/ha (2,5×2,5m) hoặc 2000 cây/ha (2,5x2m), trồng trong băng thì cự ly cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m.

Cây trước khi đem trồng cần được tưới ẩm ở vườn trong ngày hôm trước.Tránh làm vỡ bầu khi vận chuyển cây đến nơi trồng.Rạch bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng, phủ đất nhỏ quá cổ rễ cây 2-5cm, nén chặt vừa phải đất quanh gốc.

Chăm sóc trong 3 năm, mỗi năm 2-3 lần. Làm cỏ sạch, xới đất quanh gốc rộng 80-100cm, phát hết dây leo xong phải phát quang từ từ, để vừa độ chiếu

sáng, phát quang mạnh đột ngột, ánh sáng quá nhiều dẫn tới bốc hơi mạnh cây dễ bị vàng úa. Ngược lại không để cây con bị cớm lâu.

Chú ý phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để phòng chống sớm. Mỡ thường bị loài Ong ăn lá Mỡ phá hoại. Tùy tình hình mà áp dụng mức độ phòng chống khác nhau.

Mức độ nhẹ: Xới nông diệt kén quanh các cây có dấu hiệu tán lá bị sâu hại. Xới đất sâu 6-7cm, rộng ra hơn hình chiếu tán lá từ 20-50cm. Một năm xới 1-2 lần từ tháng 2 đến thượng tuần tháng 3.

Mức độ nặng: Phun thuốc bột 666 nồng độ 6% 20-25kg/ha cho rừng Mỡ tuổi 9-10; 15-18 kg/ha rừng Mỡ tuổi 6-8; 10-12kg/ha rừng Mỡ tuổi dưới 6 tuổi.

Phun thuốc đều trên tán, phun vào sáng sớm (5-7 giờ sáng).

4.2. Kết quả điều tra sinh trưởng của cây Mỡ

Đường kính ngang ngực (D1.3) là một trong những nhân tố quan trọng trong điều tra rừng, chỉ tiêu đánh giá về sản lượng và trữ lượng của rừng, khả năng sinh trưởng nhanh hay chậm của các chỉ tiêu này sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng trồng trong tương lai. Tuy nhiên ngay trong cùng điều kiện sống, khả năng đó được quyết định bởi nhiều yêu tố như: điều kiện lập địa và sự tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh…. Điều đó cho thấy nội dung nghiên cứu chỉ tiêu này là cần thiết để làm cơ sở đánh giá vị trí trồng rừng, nơi nào có khả năng sinh trưởng và phát triển là tốt nhất về đường kính ngang ngực.

Sinh trưởng chiều cao vút ngọn nói lên nhu cầu ánh sáng của cây trong một giai đoạn nào đó, là chỉ tiêu chứng minh sức sinh trưởng của cây trồng, chiều cao Hvn là nhân tố cấu thành nên thể tích cây rừng, cùng đường kính nhưng chiều cao vút ngọn khác nhau, dẫn đến khác nhau về thể tích thân cây.

Sinh trưởng chiều cao vút ngọn nói lên khả năng thích ứng của cây rừng với điều kiện lập địa, cũng như các biện pháp kỹ thuật trồng rừng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

Đường kính tán là một chỉ tiêu quan trọng, biểu thị khả năng lợi dụng không gian dinh dưỡng, độ tàn che cũng như quan hệ qua lại giữa các cá thể cây

rừng nhau và giữa các cá thể với quần thể. Là cơ quan quang hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và các khí CO2, O2 để tạo ra các chất hữu cơ nuôi cây. Cây xanh tốt đường kính tán lá rộng thì cây tổng hợp được nhiều chất hữu cơ nuôi cây.

Do đó mà cây có điều kiện tăng trưởng nhanh về đường kính và chiều cao làm tăng sản lượng rừng. Tán lá rộng thì cây có khả năng che phủ đất càng lớn, do đó hạn chế được xói mòn, chống được sự thoát hơi nước, hạn chế được lực xung kích của hạt mưa, làm tăng khả năng phòng hộ bảo vệ đất.

Cùng với hai nhân tố D1.3 và Hvntán lá cây là bộ phận quan trọng quyết định tới sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

Để chứng minh những điều này tôi tiến hành điều tra sinh trưởng của rừng Mỡ tuổi 3,4,5 . và kết quả được ghi lại ở các bảng sau:

4.2.1. Kết quả điều tra sinh trưởng rừng trồng Mỡ tuổi 3

Bảng 4-1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phân tích sai tiêu chuẩn (D1.3, Hvn, Dt) của rừng trồng Mỡ tuổi 3

Cấp sinh trưởng Vị trí địa hình D1.3(cm) Hvn(m) Dt(m)

SD1.3 SHvn SDt

Tốt

Chân 6.21 0.04 5.18 0.06 1.90 0.02 Sườn 6.2 0.04 5.13 0.202 1.84 0.02 Đỉnh 6.21 0.04 5.20 0.06 1.88 0.02 TB chung 6.21 0.04 5.17 0.1 1.87 0.02

TB

Chân 6.01 0.05 5.002 0.06 1.89 0.02 Sườn 6.02 0.04 4.90 0.06 1.88 0.02 Đỉnh 6.01 0.045 5.11 0.07 1.80 0.02 TB chung 6.01 0.05 5.00 0.06 1.86 0.02

Kém

Chân 5.96 0.05 5.07 0.07 1.89 0.02 Sườn 5.89 0.05 5.05 0.07 1.82 0.02 Đỉnh 5.92 0.05 5.13 0.11 1.89 0.02 TB chung 5.92 0.05 5.08 0.08 1.87 0.02 Theo kết quả bảng trên ta thấy:

Có sự phân hóa khá rõ rệt về sinh trưởng của rừng trồng mỡ tuổi 3.

Trong cùng một điều kiện về khí hậu, sự thống nhất về các yếu tố kỹ thuật,

nguồn giống, nhưng rừng đã phân hóa thành 3 cấp sinh trưởng khá rõ ràng. Cấp sinh trưởng tốt có D1.3, Hvn, Dt lớn hơn so với cấp sinh trưởng kém. Cụ thể là:

- Đường kính sinh trưởng bình quân ở các cấp sinh trưởng:

 Đường kính sinh trưởng bình quân ở cấp sinh trưởng tốt là 6.21 cm và độ lệch giữa các giá trị quan sát với số trung bình mẫu của nó (sai tiêu chuẩn mậu) là 0.04

 Đường kính bình quân ở cấp sinh trưởng trung bình là 6.02 cm và độ lệch giữa các giá trị quan sát với số trung bình mẫu của nó là 0.04

 Đường kính bình quân ở cấp sinh trưởng kém là 5.92 cm và độ lệch giữa các giá trị quan sát với số trung bình mẫu của nó là 0.05

- Chiều cao bình quân ở các cấp sinh trưởng là:

 Chiều cao bình quân ở cấp sinh trưởng tốt là 5.18 m và sai tiêu chuẩn mẫu (Sh) là: 0.06

 Chiều cao bình quân ở cấp sinh trưởng trung bình là 4.90 m và sai tiêu chuẩn mẫu (Sh) là: 0.06

 Chiều cao bình quân ở cấp sinh trưởng kém là 5.08 m và sai tiêu chuẩn mẫu (Sh) là 0.08

- Đường kính tán bình quân tại các cấp sinh trưởng là:

 Đường kính tán bình quân tại cấp sinh trưởng tốt là 1.90 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SDt) là 0.02

 Đường kính tán bình quân tại cấp sinh trưởng trung bình là 1.88 m và sai tiêu chuẩn (SDt) là 0.02

 Đường kính tán tại cấp sinh trưởng trung bình là 1.87 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SDt) là 0.02

4.2.2. Kết quả điều tra sinh trưởng rừng trồng Mỡ tuổi 4

Bảng 4-2. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phân tích phương sai (D1.3,Hvn,Dt)của rừng trồng Mỡ tuổi 4

Cấp sinh trưởng Vị trí D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m)

SD SHvn SDt

Tốt

Chân 7.63 0.02 7.47 0.03 1.96 0.03 Sườn 7.59 0.02 7.42 0.03 1.88 0.03 Đỉnh 7.43 0.02 7.37 0.03 1.94 0.03 TB chung 7.55 0.02 7.42 0.03 1.93 0.03

TB

Chân 7.04 0.07 6.54 0.06 3.06 0.03 Sườn 7.17 0.08 6.78 0.07 3.04 0.03 Đỉnh 6.88 0.07 6.48 0.06 3.03 0.03 TB chung 7.03 0.07 6.60 0.06 3.04 0.03

Kém

Chân 6.80 0.01 7.14 0.03 1.98 0.03 Sườn 6.80 0.01 7.19 0.03 2.02 0.03 Đỉnh 6.77 0.01 7.19 0.03 2.13 0.03 TB chung 6.79 0.01 7.17 0.03 2.04 0.03 Qua bảng số liệu trên:

Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng mỡ tuổi 4 cho thấy: Rừng ở tuổi 4 mới bước vào giai đoạn khép tán, sự ảnh hưởng của các yếu tố quần thể tới sự sinh trưởng chưa rõ, sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như đất, độ ẩm, thực vật tầng dưới (cây bụi, thảm tươi) tạo nên sự phân hóa sinh trưởng của rừng ở tuổi 4. Cũng như rừng Mỡ tuổi 3, rừng Mỡ tuổi 4 có sự phân hóa thành ba cấp sinh trưởng.rừng cấp sinh trưởng tốt có D13, Hvn, Dt lớn hơn D13, Hvn, Dt của rừng cấp sinh trưởng kém. Tuy nhiên sự khác nhau đã có phần thu hẹp lại. Ở các cấp sinh trưởng giữa các vị trí địa hình chân, sườn, đỉnh chưa có sự sai khác lớn về sinh trưởng.

Đường kính ngang ngực, chiều cao và đường kính tán trung bình của các cấp sinh trưởng và vị trí địa hình có sự khác nhau nhưng không quá chênh lệch.

Cụ thể:

- Đường kính sinh trưởng bình quan ở các cấp sinh trưởng:

 Đường kính sinh trưởng bình quân ở cấp sinh trưởng tốt là 7.55 cm và độ lệch giữa các giá trị quan sát với số trung bình mậu của nó (sai tiêu chuẩn mậu) là 0.02

 Đường kính bình quân ở cấp sinh trưởng trung bình là 7.03 cm và độ lệch giữa các giá trị quan sát với số trung bình mẫu của nó là 0.07

 Đường kính bình quân ở cấp sinh trưởng kém là 6.79cm và độ lệch giữa các giá trị quan sát với số trung bình mẫu của nó là 0.01

 Đường kính bình quân ở cấp

- Chiều cao bình quân ở các cấp sinh trưởng là:

 Chiều cao bình quân ở cấp sinh trưởng tốt là 7.42 m và sai tiêu chuẩn mẫu (Sh) là: 0.03

 Chiều cao bình quân ở cấp sinh trưởng trung bình là 6.60 m và sai tiêu chuẩn mẫu (Sh) là: 0.06

 Chiều cao bình quân ở cấp sinh trưởng kém là 7.17 m và sai tiêu chuẩn mẫu (Sh) là 0.03

- Đường kính tán bình quân tại các cấp sinh trưởng là:

 Đường kính tán bình quân tại cấp sinh trưởng tốt là 1.93 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SDt) là 0.03

 Đường kính tán bình quân tại cấp sinh trưởng trung bình là 3.04 m và sai tiêu chuẩn (SDt) là 0.03

 Đường kính tán tại cấp sinh trưởng trung bình là 2.04 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SDt) là 0.03

4.2.3. Kết quả điều tra sinh trưởng rừng trồng Mỡ tuổi 5

Bảng 4-3. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phân tích phương sai (D1.3,Hvn,Dt) của rừng trồng Mỡ tuổi 5

Cấp sinh trưởng Vị trí D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m)

SD SHvn SDt

Tốt

Chân 8.53 0.04 7.79 0.05 2.71 0.01 Sườn 8.58 0.036 7.78 0.053 2.70 0.014 Đỉnh 8.58 0.04 7.82 0.05 2.71 0.01 TB chung 8.56 0.04 7.80 0.051 2.71 0.011

TB

Chân 7.38 0.08 7.39 0.07 1.99 0.03 Sườn 7.03 0.07 7.08 0.06 1.95 0.03 Đỉnh 7.79 0.09 7.15 0.07 1.85 0.03 TB chung 7.40 0.08 7.21 0.07 1.93 0.03

Kém

Chân 7.09 0.072 6.99 0.072 1.78 0.021 Sườn 7.02 0.06 6.96 0.07 1.76 0.02 Đỉnh 7.06 0.08 6.73 0.03 1.67 0.03 TB chung 7.06 0.07 6.89 0.06 1.74 0.02 Qua bảng trên ta thấy:

Rừng Mỡ tuổi 5 là giai đoạn rừng đã khép tán hoàn toàn, ở giai đoạn này cây rừng đã hoàn toàn thoát khỏi sự cạnh tranh của lớp cây bụi, thảm tươi, tiểu hoàn cảnh rừng đã hoàn toàn được xác lập. Đây là giai đoạn diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cá thể cây trong quần thể cây rừng, quá trình tỉa thưa tự nhiên bắt đầu diễn ra. Giữa các cấp sinh trưởng vẫn có sự khác nhau về D13, Hvn, Dt. ở các vị trí địa hình khác nhau (chân, sườn, đỉnh) của các cấp sinh trưởng không có nhiều sự sai khác.

Đường kính ngang ngực, chiều cao và đường kính tán trung bình của các cấp sinh trưởng có nhiều sự khác nhau, cụ thể:

- Đường kính bình quân (D13) và sai tiêu chuẩn mẫu (SD) ở các cấp sinh trưởng là:

 Đường kính bình quân ở cấp sinh trưởng tốt là 8.56 cm và sai tiêu chuẩn mẫu (SD) là 0.04

 Đường kính bình quân ở cấp sinh trưởng trung bình là 7.40 cm và sai tiêu chuẩn mẫu (SD) là 0.08

 Đường kính bình quân ở cấp sinh trưởng kém là 7.06 cm và sai tiêu chuẩn mẫu (SD) là 0.07

- Chiều cao bình quân (Hvn) và sai tiêu chuẩn mẫu (SH) tại các cấp sinh trưởng là:

 Chiều cao bình quân tại cấp sinh trưởng tốt là 7.80 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SH) là 0.051

 Chiều cao bình quân tại cấp sinh trưởng trung bình là 7.21 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SH) là 0.07

 Chiều cao bình quân tại cấp sinh trưởng kém là 6.89 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SH) là 0.06

- Đường kính tán bình quân (Dt) và sai tiêu chuẩn mẫu (SDt) tại các cấp sinh trưởng là:

 Đường kính tán bình quân tại cấp sinh trưởng tốt là 2.71 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SDt) là 0.011

 Đường kính tán bình quân tại cấp sinh trưởng trung bình là 1.93 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SDt) là 0.03

 Đường kính tán bình quân tại cấp sinh trưởng kém là 1.74 m và sai tiêu chuẩn mẫu (SDt) là 0.02

4.3. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng mỡ tuổi 3,4,5

Chất lượng rừng trồng là chỉ tiêu biểu thị khả năng thích ứng với điều kiện hoàn cảnh, chất lượng rừng trồng được phản ánh qua số lượng cây tốt, cây trung bình, cây xấu. Sinh trưởng của cây rừng tốt hay xấu là kết quả của nhiều nhân tố tác động như: Kỹ thuật chăm sóc, quản lý và bảo vệ, điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai…

Nhằm đánh giá chất lượng rừng trồng mỡ theo 3 cấp chất lượng: tốt, trung bình, xấu. Kết quả điều tra tính toán được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4-4. Đánh giá chất lƣợng rừng trồng Mỡ tuổi 3,4,5

Tuổi Cấp sinh trưởng Vị trí

Chất lƣợng

Tổng số cây

Tốt TB Xấu

N % N % N %

3

Tốt

Chân 62 44.60 52 37.41 25 18.12 139 Sườn 88 61.97 48 33.80 6 4.23 142 Đỉnh 64 46.38 61 44.20 13 9.42 138

TB 50.98 38.47 10.59

TB

Chân 96 72.73 30 22.73 6 4.55 132 Sườn 57 41.61 60 43.80 23 16.79 137 Đỉnh 51 38.78 67 49.63 17 12.59 135

TB 50.97 38.72 11.31

Kém

Chân 58 42.03 62 44.93 18 13.04 138 Sườn 61 43.57 59 42.14 20 14.29 140 Đỉnh 54 38.57 70 50 16 11.43 140

TB 41.39 45.69 12.92

4

Tốt

Chân 77 57.46 44 32.84 13 9.70 134 Sườn 63 47.73 48 36.36 13 9.85 132 Đỉnh 52 40 65 50 13 10 130

TB 48.40 39.73 9.85

TB

Chân 28 30.30 64 48.48 28 21.21 132 Sườn 51 39.23 58 44.62 21 16.15 130 Đỉnh 37 27.61 61 45.52 36 26.87 134

TB 32.38 46.21 21.41

Kém

Chân 29 21.32 65 47.79 42 30.88 136 Sườn 25 18.80 74 55.64 34 25.56 133 Đỉnh 31 28.85 71 54.62 28 21.54 130

TB 22.99 52.68 25.99

5

Tốt

Chân 99 74.44 22 16.54 12 9.02 133 Sườn 96 69.57 26 18.84 16 11.59 138 Đỉnh 107 74.83 23 16.08 13 8.39 143

TB 72.95 17.15 9.67

TB

Chân 62 46.27 54 40.30 18 13.43 134 Sườn 63 46.32 61 44.85 12 8.82 136 Đỉnh 45 32.61 66 47.83 27 19.57 138

TB 41.73 44.33 13.94

Kém

Chân 52 37.41 54 38.85 33 23.74 139 Sườn 52 38.52 50 37.04 33 24.44 135 Đỉnh 44 32.59 45 33.33 46 34.07 135

TB 36.17 36.41 32.36

Qua bảng trên ta thấy:

Rừng cây Mỡ sinh trưởng và phát triển khá đều tại các cấp tuổi, cấp sinh trưởng và tại vị trí khác nhau, chất lượng cây rừng cây rừng cũng khá cao. Cụ thể là:

- Chất lượng cây rừng trên các cấp sinh trưởng ở cấp tuổi thứ 3:

 Trên cấp sinh trưởng tốt: chất lượng cây tốt chiếm 50.98%, chất lượng cây trung bình chiếm 38.74%, chất lượng cây xấu chiếm 10.59%.

 Trên cấp sinh trưởng trung bình: chất lượng cây tốt chiếm 50.97%, chất lượng cây trung bình chiếm 38.72%, chất lượng cây xấu chiếm 11.31%.

 Trên cấp sinh trưởng kém: chất lượng cây sinh trưởng tốt chiếm 41.39%, chất lượng cây trung bình chiếm 45.69%, chất lượng cây xấu chiếm 12.92%.

- Chất lượng cây rừng trên các cấp sinh trưởng ở cấp tuổi thứ 4:

 Trên cấp sinh trưởng tốt: chất lượng cây tốt chiếm 48.40%, chất lượng cây trung bình chiếm 39.73%, chất lượng cây xấu chiếm 9.85%.

 Trên cấp sinh trưởng trung bình: chất lượng cây tốt chiếm 32.38%, chất lượng cây trung bình chiếm 46.21%, chất lượng cây xấu chiếm 21.41%.

 Trên cấp sinh trưởng kém: chất lượng cây sinh trưởng tốt chiếm 22.99%, chất lượng cây trung bình chiếm 52.68%, chất lượng cây xấu chiếm 25.99%.

- Chất lượng cây rừng trên các cấp sinh trưởng ở cấp tuổi thứ 5:

 Trên cấp sinh trưởng tốt: chất lượng cây tốt chiếm 72.95%, chất lượng cây trung bình chiếm 17.15%, chất lượng cây xấu chiếm 9.67%.

 Trên cấp sinh trưởng trung bình: chất lượng cây tốt chiếm 41.73%, chất lượng cây trung bình chiếm 44.33%, chất lượng cây xấu chiếm 13.94%.

 Trên cấp sinh trưởng kém: chất lượng cây sinh trưởng tốt chiếm 36.17%, chất lượng cây trung bình chiếm 36.41%, chất lượng cây xấu chiếm 32.36%.

4.3. Mỗi liên hệ giữa đặc điểm sinh trưởng của các lâm phần Mỡ với địa hình đất đai.

4.3.1. Đặc điểm hiện trạng đất dưới tán rừng trồng mỡ tuổi 3

Bảng 4-5. Hiện trạng đất dưới tán rừng trồng Mỡ tuổi 3 Cấp sinh trưởng

của rừng Vị trí Độ dày tầng đất (cm)

Tỉ lệ

đá lẫn Màu sắc Độ chặt Độ ẩm Thành phần

cơ giới Động vật

Tốt

Chân 69 TB Vàng xám Xốp Rất ẩm Thịt TB Giun, dế

Sườn 69 TB Vàng xám Khá xốp ẩm Thịt nhẹ Giun

Đỉnh 68 ít Vàng xám Khá xốp ẩm Thịt TB Giun

TB chung 68.7 TB Vàng xám Khá xốp ẩm Thịt TB Giun, dế

Trung bình

Chân 70 ít Vàng xám Khá xốp ẩm Thịt TB Giun

Sườn 68 ít Vàng nâu Hơi chặt ẩm Thịt TB Giun

Đỉnh 70 ít Vàng nâu Hơi chặt ẩm Thịt TB Kiến

TB chung 69.3 ít Vàng nâu Hơi chặt ẩm Thịt TB Giun, kiến

kém

Chân 68 TB Vàng nhạt Hơi chặt ẩm Thịt TB

Sườn 69 Ít Vàng nâu Hơi chặt ẩm Thịt TB Giun, kiến

Đỉnh 69 ít Vàng nhạt Hơi chặt ẩm Thịt TB Dế

TB chung 68.7 ít Vàng nhạt Hơi chặt ẩm Thịt TB Giun, kiến, dế

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng mỡ tại xã chu hương huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 24 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)