Phương pháp bảo vệ nước mặt:
- Sử dụng tiết kiệm nước (trong mọi công việc dùng lượng nước đúng mục đích với lượng vừa đủ).
- Xử lý rác sinh hoạt và các chất thải.
- Xử lý nước thải.
- Nạo vét kênh rạch.
- Tái sử dụng nước thải.
- Trong nông nghiệp phải có chế độ tưới nước phù hợp. Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây, tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa không rõ nguồn gốc.
Nên áp dụng các biện pháp sinh học để tiêu trừ sâu bọ côn trùng.
Phương pháp bảo vệ nước ngầm
- Phương pháp trám lấp giếng: Đối với giếng không còn sử dụng, bắt buộc ta phải trám lấp tránh gây ô nhiễm nước ngầm bằng cách đổ từ từ đất sét tự nhiên với khoảng cách 1m.
- Phương pháp khai thác sử dụng: Để tránh nguy cơ suy thoái về mặt trữ lượng nước ngầm, việc khai thác nước ngầm phải tuân thủ giới hạn về lưu lượng, thời gian khai thác.
2. Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm
a. Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên
- Giảm lượng khí thải, rác thải, tăng cường bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn để tránh gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại. Muốn có hiệu quả phải thực hiện đồng bộ tất cả các quốc gia.
b. Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo
- Biện pháp hóa học: Nghiên cứu các chất, các phương pháp xử lý nước sinh hoạt, nước thải ....
- Biện pháp sinh học:
+ Trồng cây xanh, tìm các giống cây góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm nước…
+ Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học là giảm ô nhiễm nước...
- Biện pháp vật lý:
+ Thu gom phân loại rác.
+ Chế tạo thiết bị công nghệ để xử lý rác, nước sinh hoạt, nước thải...
- Biện pháp giáo dục:
+ Tuyên truyền cộng đồng nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ nguồn nước:
không vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh,… giám sát, tố cáo các tập thể, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Tổ chức các cuộc thi liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước.
+ Pháp luật xử lý nghiêm với các tập thể, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường.…
Kết luận: Cần sử dụng phối hợp các biện pháp trên để việc bảo vệ môi trường nước mang lại hiệu quả cao nhất.
3. Ý tưởng xanh
- Phóng tên lửa từ nước thải.
- Chế biến dầu từ rác.
- Tạo chất đốt từ nước thải và rác.
- Dùng nước điều chế hidro làm nhiên liệu đốt trong.
- Tấm lợp từ rác thải
GV: Việt Nam đã có văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước: “Luật tài nguyên nước” Luật số: 17/2012/QH13 gồm 10 chương 79 điều.
Sản phẩm của nhóm: Ba phần tư
Hình 2.4. Em Nguyễn Minh Phương - Lớp 10A2 đang trình bày sản phẩm của nhóm
Hỡnh 2.5. Thụng điệp bảo vệ nước của nhúm ắ Hoạt động 5: Kết thúc chuyên đề
Giáo viên: Nước là nguồn sống, là mối liên hệ gắn kết tất cả sinh vật trên hành tinh. Nước gắn liền với các mục tiêu về tăng cường sức khỏe bà mẹ trẻ em, nâng cao tuổi thọ con người, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển bền vững, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nước – nguồn tài nguyên quý giá
càng gay gắt giữa nhu cầu nước của con người và nhu cầu nước của thiên nhiên để duy trì các hệ sinh thái vốn đã rất mong manh. Số người tử vong do thiếu nước sạch còn lớn hơn so với bạo lực, chiến tranh và đây đang là nỗi nhức nhối chung của cả nhân loại, là rào cản phát triển của nhiều quốc gia. Nhận thức được mối liên hệ này, Liên Hợp Quốc đã lấy ngày 22/3 hàng năm làm “ngày nước thế giới” mỗi năm có một chủ đề.
Giáo viên: Qua chuyên đề này cô mong các em phần nào thấy được tầm quan trọng của nước và vấn đề cấp bách phải bảo vệ nguồn nước. Các em hãy là những tuyên truyền viên tích cực cho bạn bè trong lớp, trong trường, người thân trong gia đình, thôn xóm cùng chung tay bảo vệ nguồn nước vì: “Bảo vệ nước chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.