Tiến trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích phân vận tốc thời gian dòng chảy dưới van động mạch chủ ở bệnh nhân suy tim tăng huyết áp và bệnh cơ tim giãn (Trang 26 - 31)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3. Tiến trình nghiên cứu

- Lập hồ sơ bệnh án và phiếu nghiên cứu

- Họ và tên, tuổi, giới, địa chỉ, ngày vào viện, ngày siêu âm

- Hỏi bệnh sử, tiền sử, do mạch, nhiệt, HA, cân nặng, chiều cao, tính BMI, BSA.

- Khám xét toàn thể, đo điện tim cơ bản và siêu âm tim.

2.2.3.1. Đo chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI

- Dùng cân bàn Trung Quốc có gắn thước đo chính xác đã được đối với nhiều cân khác.

- Đo trọng lượng cơ thể và chiều cao.

- Đối tượng đứng thẳng với tư thế thoải mái, hai chân chụm lại hình chữ V, đảm bảo 4 điểm trên cơ thể chạm vào thước đo là vùng chẩm, xương bả vai, mông và gót chân, kéo thước êke từ trên xuống cho đến chạm đỉnh đầu, đo chính xác đến 0,1 cm.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) = Trọng lượng cơ thể (kg)/(Chiều cao(m)2[1]

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá béo phì theo WHO [1].

Giới Qua

gầy Gầy Hơi gầy Bìnhthường Béo Quá béo

Nam <16 16,1-18 18,1-20 20,1-25 25,1-30 >30

Nữ <16 16,1-18 18,1-18,6 18,7-23,7 23,8-28,6 >28,6

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn giá béo phì theo các nước ASEAN [1]

Loại BMI

Gầy < 18,5

Bình thường 18,5-22,9

Tăng cân + Nguy cơ + Béo phì độ I + Béo phì độ II

≥ 23 23-24,9 25-29,9

≥ 30

2.2.3.2 Tiến trình đo huyết áp

+ Để bệnh nhân ngồi 5 phút trong một phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo huyết áp.

+ Đo thường quy là tư thế ngồi, có thể đo ở tư thế nằm.

+ Đối với người già và bệnh nhân đái tháo đường, khi khám lần đầu thì nên đo huyết áp cả tư thế đứng.

+ Cởi bỏ quần áo chật, bộc lộ cánh tay, thả lỏng tay, không nói chuyện trong khi đo.

+ Đo ít nhất 2 lần cách nhau 1-2 phút, nếu 2 lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài lần nữa.

+ Dùng băng quấn đạt tiêu chuẩn

+ Băng quấn đặt ngang mức của tim cho dù bệnh nhân ở tư thế nào. Mép dưới băng quấn trên nếp khuỷu tay 3cm.

+ Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30 mmHg nữa, sau đó xả hơi từ từ (2mm/giây).

+ Dùng pha I và V để xác định huyết áp tâm thu và tâm trương.

+ Đo huyết áp cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên. Khi đó, giá trị bên cao hơn được sử dụng để theo dõi lâu dài sau này.

+ Tính huyết áp dựa trên số trung bình hai lần đo, nếu giữa hai lần đo đầu tiên chênh lệch nhiều > 5 mmHg thì đo thêm nhiều lần nữa [6].

Bảng 2.3. Phân loại tăng huyết áp theo phân Hội Tim mạch Việt Nam Phân loại HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg)

HA tối ưu < 120 < 80

HA bình thường < 130 < 85

HA bình thường cao 130-139 85-89

THA độ 1 ( nhẹ) 140-159 90-99

THA độ 2 ( vừa) 160-179 100-109

THA độ 3 ( nặng) ≥ 180110

THA tâm thu đơn độc140 < 90

Phân loại này dựa trên đo huyết áp tại phòng khám. Nếu HA tâm thu và HA tâm trương không cùng một phân loại thì chọn mức HA cao hơn để xếp loại.

2.2.3.3. Đo điện tim

Chúng tôi sử dụng máy điện tim 6 cần Cardiovit AT.I của hãng Schiller.

Phòng đo điện tim đồ thoáng mát, yên tĩnh. Sau khi được giải thích, bệnh nhân nằm ngữa, nghỉ ngơi tại chỗ 10-15 phút. Bộc lộ vùng ngực, 2 tay để xuôi, 2 chân duỗi thẳng, cởi bỏ các trang sức kim loại hoặc có từ tính. Người đo kiểm tra máy, nguồn điện, chống nhiễu, bôi kem và mắc điện cực đúng qui định. Máy đo với vận tốc 25mm/giây, biên độ 1mmV=1mm (máy đã được lên chương trình tự động hóa). Tiến hành đo 12 chuyển đạo thông thường gồm 3 chuyển đạo mãu là DI, DII, DIII; 3 chuyển đạo đơn cực chi là avR, avL, avF; và 6 chuyển đạo trước tim là V1, V2, V3, V4, V5, V6. Kết quả được ghi ra giấy đo và khảo sát các bất thường về điện tim. Trường hợp các chuyển đạo có rối loạn nhịp tim không rõ thì đo chuyển đạo DI, DII, DIII kéo dài để khảo sát.

- Tiêu chuẩn đánh giá dày thất trái [8]

Chỉ số Sokolow-Lyon: SV1+ RV5 ≥ 35mm 2.2.3.4. Siêu âm tim

- Các bước tiến hành

+ Bệnh nhân được giải thích về cuộc khám, trước khi siêu âm chúng tôi luôn khám lâm sàng tim mạch.

+ Bệnh nhân được nằm nghỉ khoảng 5 phút.

+ kiểm tra máy nguồn điện, mắc điện cực của điện tâm đồ để ghi đồng thời.

+ Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng trái, bộc lộ ngực.

+ Người khám ngồi bên phải bệnh nhân, đầu dò Sector điện tử 2,5 MHz được cầm bằng tay phải, bôi kem siêu âm và bắt đầu tiến hành siêu âm.

+ Tiến hành siêu âm theo tình tự kiểu 2D, TM, và Doppler xung.

+ Hình ảnh siêu âm được ghi ở vận tốc 100 mm/giây, đo ở cuối thì thở ra để hạn chế ảnh hưởng của ho hấp lên phổ Doppler, phân tích trên 3 chu chuyển liên tiếp và lấy kết quả trung bình.

oCác phép đo trên siêu âm tim một bình diện

+ Sóng siêu âm thẳng gốc với trục dọc, giúp đo được bề dày, bề rộng các cấu trúc này. Đầu dò đặt ở bờ trái xương ức, thường ở liên sườn 3 hay 4. Luôn luôn đặt định hướng trục tim bằng lớp cắt 2D theo trục dọc sao cho thành trước động mạch chủ tạo thành đường thẳng với vách liên thất.

Đầu dò tạo với mặt phẳng lồng ngực một góc từ 80 - 90 độ [16,17[24].

+ Sử dụng 2 đường cắt: Đường cắt ngang thất (sóng siêu âm ngay sát bờ tự do của van hai lá) và đường cắt ngang van động mạch chủ [16],[17], [24].

Hình 2.1: Phương pháp đo các chiều dày đường kính trên siêu âm M- mode theo hội siêu âm Hoa kỳ A.S.E [16],[17],[24].

+ Đường kính thất trái cuối tâm trương ( LVIDd): Đo ở khởi đầu phức bộ QRS, từ bờ dưới vách liên thất tới bờ trên của thành sau thất trái, bình thường 39-56mm.

+ Đường kính thất trái cuối tâm thu (LVDs): Được đo từ đỉnh vận động ra sau của vách liên thất tới bờ trên của thành sau thất trái, bình thường từ 22-43mm.

+ Bề dày vách liên thất cuối tâm trương (IVSd): Được đo lúc khởi đầu của phức bộ QRS từ bờ trên vách liên thất tới bờ dưới của vách, bình thường từ 6-11mm.

+ Bề dày thành sau thất trái cuối tâm trương (LVPWd): Đo ở lúc khởi đầu của phức bộ QRS từ bờ trên thành sau tới lớp thượng tâm mạc thành sau, bình thường 8-12mm.

+ Bề dày vách liên thất cuối tâm thu (IVSs) và bề dày thành sau thất trái cuối tâm thu (LVPWs) đo chiều dài cực đại, bình thường lần lượt từ 9- 15mm và 13 -20mm.

+ Đường kính động mạch chủ (AO): Được đo ở khởi đầu của phức bộ QRS ( cuối tâm trương), từ bờ trước thành trước đến bờ sau thành sau của động mạch chủ.

+ Đường kính nhĩ trái cuối tâm thu (LA): Đo dường kính cực đại từ bờ trước của thành sau động mạch chủ đến đường nối đậm thành sau nhĩ trái, bình thường 20-33mm.

Tính thể tích cuối tâm thu và tâm trương thất trái(V), dựa vào công thức:

V = 1,047x LVIDd3

. Phân suất tống máu được tính theo công thức Teicholdz:

EF = 100x(EDV-ESV)/EDV Trong đó: EDV: thể tích cuối tâm trương thất trái

ESV: thể tích cuối tâm thu thất trái Bình thường EF từ 55-80%

. Phân suất co hồi (FS):

FS% = (LVIDd-LVIDs)/LVIDd*100

Trong đó: LVIDd: đường kính cuối tâm trương thất trái LVIDs: đường kính cuối tâm thu thất trái [16],[17].

o Đo thông số VTI

Đo tích phân vận tốc dòng chảy dưới van động mạch chủ trên nhát cắt 5 buồng bằng Doppler xung. Đặt cổng lấy mẫu 5mm dưới van chủ trên mặt cắt 5 buồng để lấy phổ Doppler dòng chảy sao cho thanh cắt tạo góc < 200 và tốt nhất là thẳng hàng với dòng chảy.VTI được đo bằng cách vẽ đường viền bao bọc quanh phổ Doppler cảu dòng chảy và phần mềm gài sẵn trong máy sẽ tự động tính toán thông số.

Hình 2.1. Mặt cắt dọc cạnh ức để đo đường kính dưới van chủ (A), 5 buồng mỏm để đo VTI dòng chảy dưới van động mạch chủ (B).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích phân vận tốc thời gian dòng chảy dưới van động mạch chủ ở bệnh nhân suy tim tăng huyết áp và bệnh cơ tim giãn (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w