. Hình dạng: kích thước cơ thể cỡ lớn là các loài chim ăn thịt, kích thước cơ thể chim trung bình là rất phổ biến, nhiều nhất là chim có kích thước cơ thể cỡ nhỏ 9kich1 thước từ vài trăm gram đến vài gram). Màu sắc lông chim, màu sắc rất phong phú và đa dạng. Đặc điểm hình thái, như chiều dài cổ, mỏ, chân, cánh và đuôi.
. Tập tính, là về cách bay lượng, bắt mồi, tự vệ, không gian hoạt động, thời gian xuất hiện, vùng phân bố định cư.
. Tiếng hót, được sử dụng khi khó nhận biết ngoài tự nhiên qua hình thái của một loài chim nào đó.
. Bằng phương tiện bổ sung, như các sách phân loại chim có hình chụp hoặc vẽ màu, hoặc sử dụng các thiết bị âm thanh có ghi tiếng chim cần nghiên cứu.
. Phân loại học, dựa trên các đặc điểm như chiều dài thân, cách, mỏ, đuôi. Mô tả đặc điểm về màu sắc lông, một số bộ phận cơ thể khác.
. Nhận biết con đực và con cái, phần lớn dựa vào màu sắc lông, kích thước cơ thể, tiếng hót…
. Xác định tuổi, tuổi chim được chia làm các cấp: Chim non trong tổ, chim non rời tổ, chim non, chim non sắp trưởng thành, chim trưởng thành. Phương pháp xác định dựa vào màu lông, tiếng kêu.
- Phương pháp điều tra thành phần loài, mục đính nhằm nắm được nguồn tài nguyên đa dạng chim trong khu bảo tồn qua việc xây dựng bản danh mục đầy đủ.
Phương pháp thực hiện gồm, tập hợp thông tin đã có, quan sát trực tiếp trên thực địa, phỏng vấn dân và thợ săn địa phương, sử dụng các nguồn mẫu vật từ dân và thợ săn và đánh bắt bằng bẫy… và từ tư liệu vật mẫu của các bảo tàng.
- Phương pháp tính số lượng chim rừng, phương pháp tính số lượng chim phụ thuộc vào đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính cũng như đặc điểm vùng cư trú của chúng.
Có nhiều phương pháp tính số lượng chim khác nhau, tùy thuộc vào các phương pháp khác nhau cho kết quả có độ chính xác khác nhau.
. Phương pháp tính số lượng tương đối, phương pháp này cho kết quả là chỉ số phong phú (tần số gặp so với số lần quan sát) của chim trong vùng nghiên cứu.
. Phương pháp tính số lượng tuyệt đối, phương pháp này có kết quả cho phép đánh giá được số lượng các thể của loài trong vùng nghiên cứu một cách khá chính xác, được thể hiện bằng số đôi hay số cá thể trên một đơn vị diện tích (ha, km2 ), có thể thực hiện bằng ô tiêu chuẩn, tính theo tuyến đường, tình theo điểm, tính theo lưới mờ, đếm trực tiếp theo đàn.
3.5.2. Phương pháp giám sát chim
- Mục đích, bảo tồn nhằm phục vụ lợi ích của con người trong đó có cả giá trị tinh thần, Bảo tồn một loài có khu vực sống rộng lớn thì sẽ bảo tồn được những loài trong khu vực chung sống đó, nhiều loài chim là mục tiêu chính của một khu bảo tồn.
- Nội dung và kế hoạch giám sát
. Nội dung: xác định các sinh cảnh loài hoặc nhóm loài giám sát, giám sát các xu hướng biến đổi của quần thể chim (số lượng cá thể), xác định các mối đê dọa đến loài đó, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu các mối đe đọa với quần thể.
. Kế hoạch, điều tra chim phải tiến hành trên toàn bộ khu bảo tồn, ở các mùa khác nhau trong năm, chu kỳ lặp lại có thể khác nhau tùy thuộc vào phương pháp và nguồn nhân lực, không nên xây dựng kế hoạch giám sát quá lớn cho nhiều loài chim khác nhau mà chỉ nên xây dựng cho một số ít, thậm chí chỉ một loài chim và sinh cảnh chính liên quan.
- Tổng hợp và phân tích số liệu, sử dụng các phần mềm chuyên dụng.
- Xây dựng bản đồ phân bố chim, dựa trên kết quả điều tra đa dạng sinh học chim tại khu vực nghiên cứu, xây dựng cho những loài quan trọng có ý nghĩa, đặc biệt chú trọng những loài đặc hữu, loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Vị trí các ô đo đếm
Hình 4.1 thể hiện vị trí các ô tiêu chuẫn ở tiểu khu 1
Ảnh có từ nguồn… Sau đó, sử dụng máy định vị GPS và phần mềm MapSource xác định tòa độ các ô tiêu chuẩn ngoài thực địa và thể hiện trên bản đồ.