MỘT SỐ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu CHI PHÍ sản XUẤT và mối QUAN hệ với GIÁ THÀNH sản PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP sản XUẤT (Trang 27 - 30)

1. Một số hạn chế còn tồn tại

Hệ thống kế toán chi phí sản xuất còn thiếu sự linh hoạt

Hệ thống kế toán chi phí sản xuất của nước ta hiện nay là hệ thống kế toán chi phí thực tế. Trong kỳ kế toán luôn ghi nhận các chi phí thực tế phát sinh để tập hợp chi phí sản xuất. Việc làm này là chính xác nhưng không phải lúc nào cũng thuận tiện vì đến cuối kỳ kế toán mới tính được giá thành sản phẩm. Nhưng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho, tiêu thụ xen kẽ liên tục, nên doanh nghiệp rất cần thông tin về chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, làm cơ sở để xác định đúng giá bán. thông tin này rất quan trọng, có nó doanh nghiệp sẽ có khả năng định giá, xác định chiến lược cạnh tranh trên thị trường.

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ chưa được áp dụng nhiều trong thực tế.

Phương pháp kiểm kê định kỳ có rất nhiều ưu điểm : đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán hàng tồn kho. Tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp áp dụng phương pháp này là do đặc điểm của phương pháp này là không phản ánh tình hình xuất nguyên vật liệu trong kỳ mà chỉ dựa vào tình hình nhập kho và kiểm kê cuối kỳ để xác định giá trị hàng xuất trong kỳ. Vì vậy chế độ chứng từ kế toán, phương pháp hạch toán chi tiết và tổng hợp về hàng tồn kho cũng như hạch toán chi phí sản xuất được đặt ra với yêu cầu rất cao về tính pháp lý, cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, thực trạng về chế độ chứng từ kế toán và phương pháp hạch toán này chưa được cải tiến một cách phù hợp để đáp ứng yêu cầu trên nên ưu điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ không được làm rõ.

2. Một số đề xuất

Xây dựng hệ thống kế toán chi phí sản xuất linh hoạt

Trên thực tế, sản xuất kinh doanh cho thấy để kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải thực hiện đồng bộ nhiều yêu cầu, tuy nhiên một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh vẫn là các nhà quản lý phải làm chủ được các khâu chi phí để hạ giá thành sản phẩm bởi vì mỗi khi chi phí tăng thêm là sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận. Do vậy các nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí của doanh nghiệp

Để quản lý được chi phí, cần thiết phải làm rõ các cách phân loại chi phí khác nhau trong kế toán quản trị, vì mỗi cách phân loại chi phí đều cung cấp thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau để các nhà quản trị ra những quyết định thích hợp.

Trong kế toán tài chính, chi phí được hiểu là một khoản chi phí bỏ ra để thu được một số sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lây một khoản thu về. Điều này chỉ có thể giải quyết đầy đủ và có hiệu quả khi doanh nghiệp có một hệ thống định mức chi phí tiêu chuẩn hoàn

hảo. Vì để làm chủ được các chi phí, các nhà quản lý có hai quyết định liên quan đến chi phí bỏ ra và các quyết định liên quan đến lượng vật chất sử dụng nên vai trò của hệ thống phí tiêu chuẩn là:

Một là, hệ thống phí tiêu chuẩn có tác dụng lập nên dự toán. Các dự toán thường bao gồm các số tổng hợp của các khoản phí tổn dự kiến.

Hai là hệ thống phi tiêu chuẩn có tác dụng quan trọng đối với kiểm soát chi phí, cho phép kiểm soát chi phí ở từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp. Mọi sự chênh lệch giữa thực tế thực hiện với thực tế định mức cho phép đều phải được nhanh chóng kiểm tra nhất là khi chi phí thực tế cao hơn chi phí tiêu chuẩn.

Hệ thống chi phí tiêu chuẩn có thể được dùng trong phương pháp kế toán chi phí theo công việc hoặc theo qui trình sản xuất. Tuy vậy, điểm khác nhau duy nhất giữa hai hệ thống kế toán này là tổng hợp sản phẩm. Báo cáo được dùng là các phiếu chi công việc. Trong hệ thống xác định phí tiêu chuẩn theo công việc, tất cả giá và lượng sẽ được kế hoạch hoặ ước tính số lượng còn trong phương pháp kế toán theo qui trình sản xuất, tất cả các hoạt động sản xuất được tổng hợp theo phân xưởng và phản ánh trên báo cáo sản xuất của phân xưởng.

Để cung cấp kịp thời, nhanh chóng các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, thì ngoài hệ thống kế toán chi phí thực tế đang áp dụng, cần bổ sung thêm hệ thống kế toán chi phí thông dụng và hệ thống kế toán chi phí định mức. Việc sử dụng linh hoạt 3 hệ thống này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể ra quyết định kinh doanh kịp thời, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.

Tính chất linh hoạt của 3 hệ thống này thể hiện như sau:

Hệ thống kế toán chi phí thực tế luôn chính xác và phù hợp cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào cuối kỳ.

Hệ thống kế toán chi phí thông dụng giúp cho doanh nghiệp có thông tin nhanh chóng về giá thành sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào nhờ việc dùng phương pháp ước tính để tính chi phí sản xuất, đến cuối kỳ kế toán tập họp đầy đủ chi phí thực tế và điều chỉnh lại giá thành cho dúng.

Hệ thống kế toán chi phí định mức phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có định mức kỹ thuật tiên tiến chính xác và nguồn cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên ít biến động. Thông tin giá thành định mức giúp phát hiện nhanh sự thay đổi về định mức, các khoản chênh lệch so với định mức, đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, từ đó các nhà quản lý có cơ sở xác định đúng nguyên nhân để giải quyết kịp thời.

Đến cuối kỳ, kế toán xử lý các khoản biến động chi phí thực tế so với định mức để tính đúng và tính đủ vào giá thành sản phẩm.

Việc sử dụng 3 hệ thống kế toán chi phí trên đã và đang được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng rất hiệu quả.

Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Để phương pháp kiểm kê định kỳ được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, trước hết phải cải tiến công việc thủ kho, theo dõi kho Nhập – Xuất một cách sát sao, toàn diện cũng như có những phương pháp kế toán phù hợp với đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ và từng Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CHI PHÍ sản XUẤT và mối QUAN hệ với GIÁ THÀNH sản PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP sản XUẤT (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w