Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tại trường mầm non hương năm học 2015 2016 (Trang 21 - 28)

Bồi dưỡng từng giáo viên tuy có nhiều kết quả nhưng mất nhiều thời gian và ít có sức thuyết phục. Xây dựng lớp điểm và phát huy tác dụng của lớp điểm là

phương thức chỉ đạo có kết quả cao. Trong quá trình triển khai chuyên đề, cần chọn lớp điểm để chỉ đạo thử, rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo đại trà. Hiệu trưởng đặt những yêu cầu của lớp điểm để mọi người trong trường lựa chọn hoặc tự đối chiếu. Giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng tiếp thu những ý kiến giúp đỡ của chuyên môn, Ban giám hiệu và các đồng nghiệp, vận dụng phù hợp, biết vươn tới đích bằng chính khả năng của mình. Cơ sở vật chất đảm bảo theo quy định. Giáo viên có khả năng phối hợp với phụ huynh học sinh để cùng nhau bổ sung thêm cơ sở vật chất và phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ. Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiều điều kiện giúp đỡ lớp. Tôi giao cho tổ chuyên môn lựa chọn lớp điểm. Ban giám hiệu có kế hoạch bồi dưỡng lớp điểm, kế hoạch phải được trao đổi với giáo viên lớp điểm để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình lớp. Kế hoạch định rõ nội dung bồi dưỡng, công việc được tiến hành trong từng giai đoạn. Yêu cầu giáo viên phải nghiêm túc thực hiện theo đúng tiến độ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn trường. Tôi thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện lớp điểm. Qua lớp điểm giáo viên được trực tiếp mắt thấy, tai nghe từ đó giáo viên tin tưởng, không ngại khó, s n sàng làm theo và phấn đấu làm tốt theo các lớp điểm mà nhà trường đã xây dựng.

6.2. Bồi dưỡng ua hoạt động t chuyên m n

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, không thể không nói đến bồi dưỡng qua hoạt động tổ chuyên môn. Là Hiệu trưởng tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn tập trung bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, những nội dung mà giáo viên còn yếu và các chuyên đề thực hiện trong năm học, về đổi mới phương pháp dạy học, các thiết kế đồ dùng dạy học, kiến thức tin học... Trao đổi những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thu thập được từ sách báo, tài liệu, tập san của ngành. Giáo viên trao đổi những vướng mắc về chuyên môn đã nảy sinh trong quá trình giảng dạy hoặc qua dự giờ đã phát hiện được. Đặc biệt đi sâu thảo luận những đề tài mà đa số giáo viên cho là khó, từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp giúp giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn, hay phân công

giáo viên chuẩn bị, trình bày, tổ góp ý kiến, rút kinh nghiệm để dạy trên lớp.

hân công giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng giúp đỡ giáo viên mới ra trường hoặc giáo viên còn non yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Sắp xếp thời gian để giáo viên dự giờ dạy của các giáo viên có kinh nghiệm để học tập.

Để làm tốt việc bồi dưỡng chuyên môn thì không phải chỉ bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn mà phải bồi dưỡng khả năng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho giáo viên. Trong thời đại công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay đồ chơi hiện đại ngày càng nhiều nhưng trong điều kiện kinh tế v n còn khó khăn, nhất là đối với vùng sâu vùng xa thì đồ dùng dạy học, đồ chơi còn là vấn đề nan giải. Hơn nữa nếu tận dụng từ vật liệu từ địa phương thì giá rẻ hơn rất nhiều, nhưng không kém phần hấp d n trẻ. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học người cán bộ quản lý phải biết chỉ đạo cho tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch năm học. Khi xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo, phải định ra được những đồ chơi nào cần từ đầu năm thì hoàn thành trong tháng 8, còn những đồ dùng đồ chơi khác thì có thể bổ sung dần theo từng tháng, phù hợp với từng chủ đề trong năm học. Trên cơ sở cùng phối hợp với phụ huynh học sinh để nhờ họ hỗ trợ về nguyên vật liệu hoặc thiết kế m u mã...Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, các đồ dùng đồ chơi đạt giải đều có những phần thưởng để động viên. Ngoài ra nhà trường còn trang bị cho giáo viên các m u thiết kế đồ dùng đồ chơi đẹp, bền, có giá trị sử dụng cao, những nguyên vật liệu địa phương để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ lớp của mình.

6.3.Bồi dưỡng th ng ua iết sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm là những ý kiến mới, những giải pháp mới về một đối tượng, một hoạt động nào đó, được trải nghiệm trong quá trình thực tế. Viết sáng kiến kinh nghiệm là một việc làm cần thiết của mỗi giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận khoa học sát với nghề nghiệp

của mình. Vận dụng nó vào hoạt động sư phạm của mình đang đảm nhiệm. Từ đó mỗi giáo viên có điều kiện bộc lộ khả năng tiềm ẩn, những kinh nghiệm tâm đắc nhất của mình để cùng nhau trao đổi, học tập không ngừng tiến bộ. Thông qua đó người cán bộ quản lý cũng phát hiện ra được những sáng kiến kinh nghiệm nổi bật, điển hình trong tập thể để có những biện pháp bồi dưỡng, nhân rộng những sáng kiến, tạo đà cho sự phát triển của nhà trường. Cũng như tạo điều kiện cho giáo viên không những chỉ thực hiện chức năng chăm sóc giáo dục mà bước đầu còn rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục. Do đó hiệu quả sư phạm cũng được nâng cao, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá danh hiệu của nhà giáo. Nó cũng là một trong những cơ sở để đánh giá sự phát triển của nhà trường. Chính vì thế ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm trong tập thể cán bộ giáo viên toàn trường. Chọn những giáo viên có năng lực làm nòng cốt cho phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. Cần tập trung vào những vấn đề đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Những sáng tạo về đồ dùng dạy học, cách sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và các thiết bị dạy học hiện đại cũng như cách giữ gìn bảo quản.

Tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm sau đó tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Đưa những sáng kiến hay áp dụng thực tế trong toàn trường. Bồi dưỡng thông qua viết sáng kiến kinh nghiệm là phương thức tự học, tự bồi dưỡng tốt nhất cho giáo viên.Thông qua quá trình nghiên cứu khoa học cũng như quá trình viết và trao đổi kinh nghiệm, trình độ mọi mặt của giáo viên được nâng lên một cách tích cực nhất.

7.Đổi mới công tác thi đua khen thưởng

7.1.Nâng cao nh n th c ai trò tác dụng của c ng tác thi đua khen thưởng đối ới iệc xây dựng đội ngũ

Thi đua khen thưởng là một hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả lao động sản xuất. Tuy nhiên trong giáo dục đào tạo trước đây hoạt động này thường bị coi

nhẹ và nhiều lúc trở nên hình thức, không đưa lại hiệu quả thiết thực. Đối với việc xây dựng đội ngũ giáo viên, thì vấn đề thi đua khen thưởng là một động lực quan trọng. Bởi vì nó vừa là biện pháp thúc đẩy vừa là tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá, mục tiêu phấn đấu của đội ngũ giáo viên. Để minh chứng cho điều này, vấn đề thi đua khen thưởng trong giáo dục đào tạo đã được khẳng định bằng các văn bản của nhà nước, của Bộ giáo dục và đào tạo. Trong đơn vị tôi xác định đây là một hoạt động cơ bản luôn luôn chú ý, thường xuyên thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt đoàn thể. Nhờ làm tốt công tác này cho nên phong trào thi đua và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên.

7.2.Khen thưởng tránh hình th c ph trương

Cần xác định rõ mối quan hệ giữa khen thưởng cá nhân và khen thưởng tập thể, đơn vị trong phong trào xây dựng đội ngũ giáo viên. Khen thưởng tập thể và cá nhân tạo điều kiện thúc đẩy nhau, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu.

Cần nâng cao và phát huy hiệu quả của thi đua khen thưởng đối với quá trình phấn đấu của giáo viên, gắn thi đua khen thưởng với đánh giá xếp loại giáo viên, với việc nâng lương, bố trí giáo viên và đề bạt cán bộ quản lý. Đưa ra tiêu chí thi đua khen thưởng với việc nâng cao trình độ thông qua các hình thức học nâng cao trình độ chuyên môn, học các chương trình ngoại ngữ, tin học, quản lý hành chính và quản lý giáo dục. Khi thực hiện bản thân tôi cũng cần kết hợp với việc đánh giá mức độ phấn đấu của giáo viên trong các hoạt động đoàn thể như danh hiệu đảng viên xuất sắc, đoàn viên, công đoàn viên xuất sắc...Thực hiện tôn vinh nghề giáo trong xã hội, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên xác định vai trò quan trọng trong xã hội, từ đó nâng cao trách nhiệm và năng lực của bản thân.

Nếu chạy theo thành tích, hình thức, không những không xây dựng được đội ngũ giáo viên mà còn làm suy giảm chất lượng đội ngũ. Giáo viên tự hài lòng về

“chuẩn” mình đã đạt, sẽ không còn động lực phấn đấu, dần dần tụt hậu về chuyên môn nghiệp vụ. Không khắt khe, hẹp hòi, định kiến trong phong trào thi đua khen thưởng, cần xét danh hiệu thi đua khen thưởng cả một quá trình phấn đấu, mức tiến bộ, điều kiện và hiệu quả công tác. Chú ý hiệu quả kích thích động viên của công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên. Không “cào bằng”, “đến hẹn lại lên”,”....trong hoạt động thi đua khen thưởng, làm giảm ý chí phấn đấu của giáo viên, hạn chế động lực và ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng. Tôi luôn khen thưởng và xử phạt một cách công bằng, nghiêm minh. Khuyến khích động viên những cá nhân tích cực song cũng phải tạo cơ hội cho những thành viên chậm tiến cố gắng theo kịp đồng nghiệp.

7.3.Thực hiện thi đua khen thưởng ph i đ m b o tính c ng bằng hợp lý

Khi triển khai phong trào thi đua phải bám sát các tiêu chuẩn xây dựng đội ngũ. Thường xuyên duy trì và tổ chức có hiệu quả các cuộc thi giáo viên giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, trang trí lớp đẹp....và thực hiện các hình thức khen thưởng tương ứng để góp phần thúc đẩy phong trào chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ. Quá trình xét thi đua khen thưởng phải công khai rõ ràng, bám sát đối tượng, thực tiễn, đi từ cơ sở. Chú ý tinh thần thái độ đăng ký mức phấn đấu đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ để xét các danh hiệu theo từng học kỳ, năm học.

Khi đánh giá khen thưởng phải công bằng, dân chủ, chú ý đến đội ngũ giáo viên không nhắm vào đối tượng là cán bộ quản lý. Đánh giá thi đua căn cứ vào chất lượng chuyên môn, vào mức độ phấn đấu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo. Việc công nhận và trao danh hiệu thi đua phải kịp thời, trang trọng, phát huy tác dụng với tập thể, kết quả này khẳng định những cống hiến trong thời gian qua, vừa là một sự nhắc nhở sự phấn đấu nổ lực tiếp theo tránh hiện thượng thõa mãn khi đạt danh hiệu.

Những biện pháp trên không phải là điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ nhưng đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ. Nếu giải quyết thỏa mãn những nhu cầu về chế độ đời sống, có khen

thưởng vật chất và tinh thần kịp thời, công bằng, dân chủ sẽ giúp cho giáo viên, các thành viên trong hội đồng làm việc tốt hơn, tạo được động cơ phấn đấu rèn luyện học tập trong đội ngũ, các yếu tố này đảm bảo sẽ tạo năng suất và chất lượng lao động cao, đồng thời làm cho chất lượng đội ngũ ngày càng cao.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tại trường mầm non hương năm học 2015 2016 (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)