CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI ĐỊA BÀN QUẬN
4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý
4.2.1 Biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng
Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động công đồng giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc phân loại CTR tại nguồn là công tác cần được quan tâm hàng đầu nhằm tạo ý thức và thói quen cho người dân. Các biện pháp cần áp dụng trong công tác giáo dục cộng đồng như sau:
- Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội;
- Giảm lượng CTR tại nguồn;
- Trang bị bảo hộ lao động khi thu gom, vận chuyển, xử lý CTR;
- Phát động phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng phường, xã đạt tiêu chuẩn môi trường. Giải pháp này bao gồm huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; duy trì phát triển phong trào, như phong trào Ngày chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp, phân loại CTR thải tại nguồn,... hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các năm sau.
- Xây dựng hộ gia đình xanh sạch đẹp, gia đình sinh thái, lồng ghép trong hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ môi trường. Hàng năm xét công nhận danh hiệu và khen thưởng xã, phường hộ gia đình làm tốt công tác bảo vệ môi trường và coi đây là một trong những tiêu chí công nhận xã, phường, hộ gia đình văn hoá.
- Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng:
truyền thanh, truyền hình, báo chí,…trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân. Tổ chức biên soạn nội dung chương trình phát
thanh, truyền hình về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người công dân; phổ cập nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường, cổ động các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học; tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, thấm sâu tình yêu thiên nhiên, đất nước của học sinh tại các trường học.
- Huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý CTRSH: tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Quận bằng các khóa học trong nước;
- Trao đổi về cách quản lý của các Quận khác, các nước khác để học tập kinh nghiệm và áp dụng những công nghệ mới vào địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại địa phương.
4.2.2 Biện pháp phân loại CTR tại nguồn
4.2.2.1 Dự báo dân số phát sinh của Quận Phú Nhuận đến năm 2030 Để dự đoán dân số Quận Phú Nhuận đến năm 2030 có thể dùng phương trình Euler cải tiến Ni +1 = N0 (1 +k)Δt
Trong đó:
- Ni+1 : dân số của năm tính toán thứ i+1 (người) - No : Dân số của Quận Phú Nhuận là 284.348 người (kết quả năm 2009).
- Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1 - k : tỷ lệ gia tăng dân số, k = 2% = 0,02.
Tỷ lệ gia tăng dân nhập cư sẽ làm gia tăng dân số qua mỗi năm. Mức độ nhập cư ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế cụ thể ảnh hưởng đến
đầu tư và việc làm. Tỷ lệ gia tăng dân số phụ thuộc rất nhiều vào chính sách phát triển của quận.
Kết quả thể hiện trong bảng 4.1
Bảng 4,1: Kết quả dự đoán dân số của Quận Phú Nhuận đến năm 2030
STT Năm Dân số
1 2009 284.348
2 2010 290.035
3 2011 295.836
4 2012 301.752
5 2013 307.787
6 2014 313.943
7 2015 320.222
8 2016 326.626
9 2017 333.159
10 2018 339.822
11 2019 346.619
12 2020 353.551
13 2021 360.622
14 2022 367.834
15 2023 375.191
16 2024 382.695
17 2025 390.349
18 2026 398.156
19 2027 406.119
20 2028 414.241
21 2029 422.526
22 2030 430.977
4.2.2.2 Dự báo số chợ, trường học của Quận Phú Nhuận đến năm 2030 Để dự đoán dân số Quận Phú Nhuận đến năm 2030 có thể dùng phương trình Euler cải tiến Ni +1 = N0 (1 +k)Δt
Trong đó:
- Ni+1 : số chợ và trường học của năm tính toán thứ i+1 - No : số chợ và trường học của Quận Phú Nhuận hiện tại
+ Chợ : 08 cơ sở
+ Trường học : 69 cơ sở
- Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1 - k : tỷ lệ gia tăng, k = 1,2% = 0,012.
Kết quả thể hiện trong bảng 4.2
Bảng 4.2: Kết quả dự đoán số chợ và trường học của Quận Phú Nhuận đến năm 2030
STT Năm Chợ
(cơ sở)
Trường học (cơ sở)
1 2009 8 69
2 2010 8 70
3 2011 8 71
4 2012 8 72
5 2013 8 72
6 2014 8 73
7 2015 9 74
8 2016 9 75
9 2017 9 76
10 2018 9 77
11 2019 9 78
(kết quả năm 2009)
STT Năm Chợ (cơ sở)
Trường học (cơ sở)
12 2020 9 79
13 2021 9 80
14 2022 9 81
15 2023 9 82
16 2024 10 83
17 2025 10 84
18 2026 10 85
19 2027 10 86
20 2028 10 87
21 2029 10 88
22 2030 10 89
4.2.2.3 Dự báo khối lượng CTRSH của Quận Phú Nhuận đến năm 2030 - Để dự đoán khối lượng CTRSH tại Quận Phú Nhuận đến năm 2030, có thể dùng công thức:
Trong đó:
- N : Khối lượng CTR (tấn/ngày)
- No : Dân số của năm tính toán (người) - r : tốc độ phát sinh CTR (kg/người/ngày).
Kết quả thể hiện trong bảng 4.3
Bảng 4.3 : Khối lượng CTRSH dự đoán của Quận Phú Nhuận đến năm 2030
Năm Dân số
Khối lượng CTR phát sinh trong 1 ngày (tấn/ngày) Khu dân
cư Chợ Trường
học Đường phố, khu công
cộng
∑ khối lượng CTR (66,7%) (11,1%) (3,7%) (18,5%) (100%)
2009 284.348 218 36 12 60 327
2010 290.035 222 37 12 62 334
2011 295.836 227 38 13 63 340
2012 301.752 231 39 13 64 347
2013 307.787 236 39 13 65 354
2014 313.943 241 40 13 67 361
2015 320.222 246 41 14 68 368
2016 326.626 251 42 14 69 376
2017 333.159 256 43 14 71 383
2018 339.822 261 43 14 72 391
2019 346.619 266 44 15 74 399
2020 353.551 271 45 15 75 407
2021 360.622 277 46 15 77 415
2022 367.834 282 47 16 78 423
2023 375.191 288 48 16 80 431
2024 382.695 294 49 16 81 440
2025 390.349 299 50 17 83 449
2026 398.156 305 51 17 85 458
2027 406.119 312 52 17 86 467
2028 414.241 318 53 18 88 476
Năm Dân số
Khối lượng CTR phát sinh trong 1 ngày (tấn/ngày) Khu dân
cư
Chợ Trường
học
Đường phố, khu công
cộng
∑ khối lượng CTR (66,7%) (11,1%) (3,7%) (18,5%) (100%)
2029 422.526 324 54 18 90 486
2030 430.977 331 55 18 92 496
Kết quả dự báo có thể có sự sai lệch, do trên thực tế các số liệu về dân số không mang tính tuyệt đối. Nhưng công việc dự báo mang tính ước lượng như trên có một ý nghĩa quan trọng cho các kế hoạch và chương trình quản lý, xử lý CTRSH.
4.2.2.4 Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển Các thông số tính toán:
- Dân số năm 2009 : N2009 = 284.348 (người).
- Khối lượng CTR năm 2009 : m2009 = 327 tấn/ngày = 327.000 kg/ngày - Tốc độ phát sinh CTR của Quận Phú Nhuận là 1,15 (kg/người/ngày).
- Giả sử số người của 1 hộ là : n = 5 người/hộ.
- Sử dụng thùng 660L để thu gom CTR.
- Thời gian sử dụng : 03 năm.
- Sức chứa của 1 thùng là : 0,66m3
- Thời gian làm việc 1 ngày là 8 giờ, chưa tính thời gian nghỉ ngơi:
8 x 0,15 = 1,2 (giờ/ngày).
- Khối lượng riêng của CTRSH tại Quận Phú Nhuận
STT Thành phần Tỷ lệ (%) m - Khối lượng ban
đầu (kg)
Khối lượng
riêng (kg/m3)
V- Thể tích (m3)
Thực phẩm 75,00 245.250 290 845,69
Phần còn lại 25,00 81.750 - 843,27
1 Giấy 4,20 13.734 89 154,31
2 Carton 0,10 327 50 6,54
3 Nylon 4,31 14.094 65 216,83
4 Nhựa 1,45 4.742 65 72,95
5 Gỗ 0,70 2.289 237 9,66
6 Thuỷ tinh 1,63 5.330 196 27,19
7 Kim loại màu 0,92 3.008 320 9,40
8 Vải 1,62 5.297 65 81,50
9 Cao su 0,15 491 130 3,77
10 Lon đồ hộp 1,00 3.270 89 36,74
11 Thành phần khác 8,92 29.168 130 224,37
Tổng cộng 100 327.000 1.688,96
Tính hệ thống thu gom và vận chuyển CTR thực phẩm:
Tính số thùng 660l cần thiết để thu gom hết khối lượng CTR thực phẩm
- Khối lượng CTR thực phẩm năm 2009 của Quận Phú Nhuận : mthực phẩm = 245.250 kg/ngày
- Dân số năm 2009 : N2009 = 284.348 (người).
- Khối lượng riêng của CTR thực phẩm : hữu cơ = 290 kg/m3
- Tần suất thu gom CTR :1 lần/ ngày - Số hộ thu được của một chuyến thu gom
Trong đó: + r : tốc độ phát sinh CTR, r = 1,15(kg/người/ngày).
+ n : số người của 1 hộ, n = 5 người/hộ - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS)
TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ - Thời gian lấy CTR: + Lấy đầy xe : 0,5 phút/hộ.
+ Di chuyển : 0,5 phút giữa 2 hộ.
PSCS = ) (giờ/chuyến) - Thời gian vận chuyển:
+ Đoạn đường từ điểm hẹn đến nơi lấy CTR : 1,0km + Xe đẩy điểm hẹn (vận tốc đẩy xe lúc đi) : 3,0 km/h + Điểm hẹn tuyến (vận tốc đẩy xe lúc về) : 2,0km/h
- Thời gian tại nơi đổ CTR:
SSCS = 6 phút = 0,1 (giờ/chuyến)
TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ = PSCS + HSCS + SSCS = 0,725 + 0,83 + 0,1= 1,655 (giờ/chuyến) - Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1ngày
Trong đó: H: thời gian làm việc của công nhân, H = 8h.
W: Hệ số thời gian không vận chuyển, W = 0,15.
Ta chọn Nd = 4 (chuyến/ thùng.ngày) - Tổng số chuyến cần thu gom:
- Tổng số thùng 660L cần đầu tư:
- Với số lượng là 320 thùng 660l làm việc trong 1 ca, mỗi công nhân quản lý 1 thùng 660l sau giờ nghỉ thì ca đầu sẽ chuyển giao thùng lại cho ca sau.
- Giả định công nhân làm việc 6 ngày/tuần.Vậy số công nhân làm việc trong 1 ca khi tính đến số ngày nghỉ định kì trong tuần
Tổng số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm được thể hiện trong Bảng 4.4:
Bảng 4.4: Số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm đến năm 2030
Năm
Khối lượng CTR thực phẩm phát sinh trong ngày
(tấn/ngày)
Số thùng sử dụng (thùng)
Số thùng đầu tư (thùng)
Số công nhân/ngày
2009 245,25 320 320 373
2010 250,16 326 7 381
2011 255,16 333 6 388
2012 260,26 340 327 396
Năm
Khối lượng CTR thực phẩm phát sinh trong ngày
(tấn/ngày)
Số thùng sử dụng (thùng)
Số thùng đầu tư (thùng)
Số công nhân/ngày
2013 265,47 346 6 404
2014 270,78 353 7 412
2015 276,19 360 334 420
2016 281,72 368 8 429
2017 287,35 375 7 437
2018 293,10 382 342 446
2019 298,96 390 7 455
2020 304,94 398 8 464
2021 311,04 406 350 473
2022 317,26 414 8 483
2023 323,60 422 8 493
2024 330,07 431 359 502
2025 336,68 439 8 513
2026 343,41 448 9 523
2027 350,28 457 368 533
2028 357,28 466 9 544
2029 364,43 476 10 555
2030 371,72 485 377 566
Tính số xe cần thiết để vận chuyển CTR thực phẩm đến TTC Nguyễn Kịêm
- Chọn xe tải 550kg để vận chuyển CTR thực phẩm đến TTC Nguyễn Kiệm
- Số thùng 660L mà 1 xe 550kg có thể thu gom hết trong 1 chuyến
- Số chuyến xe cần để thu gom hết lượng CTR thực phẩm về TTC
- Tất cả các xe 550kg sẽ thu gom CTR và đưa về TTC. Sau đó toàn bộ CTR sẽ được xe tải 15 tấn vận chuyển đến BCL Phước Hiệp
- Đoạn đường từ điểm thu gom đến TTC Nguyễn Kiệm là 5,0km - Vận tốc trung bình: vtb = 30 km/h.
- Thời gian thu gom CTR = thời gian lấy đầy xe = 20 phút/chuyến = 0,33 h/chuyến - Thời gian vận chuyển
- Thời gian tại TTC = thời gian chờ + thời gian đổ
SSCS = 20 phút = 0,33 (giờ/chuyến)
- Thời gian của 1chuyến xe 550kg thu gom CTR: (TSCS)
TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,33 + 0,3 + 0,33 = 0,96 (giờ/chuyến) - Số lần quay vòng xe trong ngày
Trong đó:
+ H: thời gian làm việc theo quy định trong ngày, H=8 giờ + W: Hệ sồ tính đến thời gian không vận chuyển, W=0,15 + TSCS: thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom
+ t1: thời gian từ trạm để xe đến vị trí lấy CTR đầu tiên,
+ t2: thời gian TTC đến trạm cất xe, t2=0 Vậy:
- Vậy số xe 550kg cần đầu tư cho hệ thống thu gom CTR thực phẩm của Quận Phú Nhuận
Tính số xe cần thiết để vận chuyển CTR thực phẩm từ TTC Nguyễn Kiệm đến BCL Phước Hiệp
- Chọn xe tải 15 tấn vận chuyển CTR từ TTC Nguyễn Kiệm về BCL Phước Hiệp.
- Đoạn đường từ TTC đến BCL Phước Hiệp là 50km - Vận tốc trung bình: vtb = 35 km/h.
- Thời gian thu gom CTR = thời gian lấy đầy xe = 20 phút/chuyến = 0,33 h/chuyến - Thời gian vận chuyển
- Thời gian tại BCL = thời gian chờ + thời gian đổ
SSCS = 20 phút = 0,33 (giờ/chuyến) - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS)
TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,33 + 2,9 + 0,33 = 3,6 (giờ/chuyến)
- Số chuyến xe cần vận chuyển
- Số chuyến mỗi xe tải 15 tấn vận chuyển trong 1 ngày:
- Số xe vận chuyển
Vậy cần có 8,0 xe 15 tấn để vận chuyển hết CTR thực phẩm về BCL Tính hệ thống thu gom và vận chuyển CTR vô cơ:
Tính số thùng 660l cần thiết để thu gom hết khối lượng CTRVC - Khối lượng CTRCV : mvô cơ = 81.750 kg/ngày
- Thể tích CTRVC : Vvô cơ = 843,27 m3 - Khối lượng riêng của CTRVC
- Tần suất thu gom CTRVC: 2 ngày/lần - Số hộ thu được của một chuyến thu gom
Trong đó: + r : tốc độ phát sinh CTR, r = 1,15(kg/người/ngày).
+ n : số người của 1 hộ, n = 5 người/hộ
- Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS)
TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ - Thời gian lấy CTR: + Lấy đầy xe : 0,5 phút/hộ.
+ Di chuyển : 0,5 phút giữa 2 hộ.
PSCS = ) (giờ/chuyến) - Thời gian vận chuyển:
+ Đoạn đường từ điểm hẹn đến nơi lấy CTR : 1,0km + Xe đẩy điểm hẹn (vận tốc đẩy xe lúc đi) : 3,0km/h + Điểm hẹn tuyến (vận tốc đẩy xe lúc về) : 2,0km/h
- Thời gian tại nơi đổ CTR:
SSCS = 6 phút = 0,1 (giờ/chuyến)
TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ = PSCS + HSCS + SSCS = 0,742 + 0,83 + 0,1= 1,672 (giờ/chuyến) - Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1ngày
Trong đó: H: thời gian làm việc của công nhân, H=8h.
W: Hệ số thời gian không vận chuyển, W = 0,15.
Ta chọn Nd = 4 (chuyến/ thùng.ngày) - Tổng số chuyến cần thu gom:
- Tổng số thùng 660L cần đầu tư:
Tổng số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ được thể hiện trong Bảng 4.5:
Bảng 4.5: Số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ đến năm 2030
Năm
Khối lượng CTRVC phát sinh trong ngày
(tấn/ngày)
Số thùng sử dụng (thùng)
Số thùng đầu tư (thùng)
2010 81,75 319 319
2011 83,39 325 6
2012 85,05 332 7
2013 86,75 339 326
2014 88,49 345 6
2015 90,26 352 7
2016 92,06 359 333
2017 93,91 366 7
2018 95,78 374 8
2019 97,70 381 340
2020 99,65 389 8
2021 101,65 397 8
2022 103,68 405 348
2023 105,75 413 8
2024 107,87 421 8
2025 110,02 429 356
2026 112,23 438 9
2027 114,47 447 9
2028 116,76 456 365
Năm
Khối lượng CTRVC phát sinh trong ngày
(tấn/ngày)
Số thùng sử dụng (thùng)
Số thùng đầu tư (thùng)
2029 119,09 465 9
2030 121,48 474 9
Tính số xe cần thiết để vận chuyển CTRVC đến TTC Nguyễn Kịêm - Chọn xe tải 550kg để vận chuyển CTRVC đến TTC Nguyễn Kiệm - Số thùng 660L mà 1 xe 550kg có thể thu gom hết trong 1 chuyến
- Số chuyến xe cần để thu gom hết lượng CTR thực phẩm của quận về TTC
- Tất cả các xe 550kg sẽ thu gom CTR và đưa về TTC. Sau đó toàn bộ CTR sẽ được xe tải 15 tấn vận chuyển đến BCL Phước Hiệp
- Đoạn đường từ điểm thu gom đến TTC Nguyễn Kiệm là 5,0km - Vận tốc trung bình: vtb = 30 km/h.
- Thời gian thu gom CTR = thời gian lấy đầy xe = 20 phút/chuyến = 0,33 h/chuyến - Thời gian vận chuyển
- Thời gian tại TTC = thời gian chờ + thời gian đổ
SSCS = 20 phút = 0,33 (giờ/chuyến)
- Thời gian của 1chuyến xe 550kg thu gom CTR: (TSCS)
TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,33 + 0,3 + 0,33 = 0,96 (giờ/chuyến)
- Số lần quay vòng xe trong ngày
Trong đó:
+ H: thời gian làm việc theo quy định trong ngày, H=8 giờ + W: Hệ sồ tính đến thời gian không vận chuyển, W=0,15 + TSCS: thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom
+ t1: thời gian từ trạm để xe đến vị trí lấy CTR đầu tiên,
+ t2: thời gian TTC đến trạm cất xe, t2=0 Vậy:
- Vậy số xe 550kg cần đầu tư cho hệ thống thu gom CTRVC của Quận Phú Nhuận
Tính số xe cần thiết để vận chuyển CTRVC từ TTC Nguyễn Kiệm đến BCL Phước Hiệp
- Chọn xe tải 15 tấn vận chuyển CTRVC từ TTC Nguyễn Kiệm về BCL Phước Hiệp.
- Đoạn đường từ TTC đến BCL Phước Hiệp là 50km - Vận tốc trung bình: vtb = 35 km/h.
- Thời gian thu gom CTR = 20 phút/chuyến = 0,33 h/chuyến - Thời gian vận chuyển
- Thời gian tại BCL = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,33 (giờ/chuyến)
- Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS)
TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,33 + 2,9 + 0,33 = 3,6 (giờ/chuyến) - Số chuyến xe cần vận chuyển
- Số chuyến mỗi xe tải 15 tấn vận chuyển trong 1 ngày:
- Số xe vận chuyển
Vậy cần có 3,0 xe 15 tấn để vận chuyển hết CTRVC về BCL
4.2.2.5 Tính toán số xe sẽ đầu tư thêm
- Chọn loại xe tải Ben 15 tấn và xe ép 12 tấn để vận chuyển hết khối lượng CTR từ TTC đến BCL.
- Đoạn đường đến BCL Phước Hiệp là: 45,2 km
- Thời gian lấy CTR = thời gian lấy đầy xe = 20 phút/chuyến = 0,3 h/chuyến
- Thời gian vận chuyển: + Thời gian từ TTC BCL + Thời gian từ BCL TTC
+ Vận tốc xe lượt đi và về là 40 km/h
- Thời gian tại BCL = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,2 (giờ/chuyến)
- Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS)
TSCS = PSCS + HSCS + SSCS = 0,3 + 2,26 + 0,2 = 2,76 (giờ/chuyến) - Số chuyến xe vận chuyển cần
+ Đối với xe ép 12 tấn
= 27,25 27 chuyến/ngày + Đối với xe 15 tấn
= 21,8 22 chuyến/ngày - Số chuyến mỗi xe ép vận chuyển trong 1 ngày:
= 2 chuyến/xe.ngày - Tổng số xe vận chuyển cần thiết để vận chuyển hết khối lượng CTR:
+ Đối với xe ép 12 tấn
+ Đối với xe 15 tấn
Vậy số xe cần đầu tư để vận chuyển hết khối lượng CTR tại Quận Phú Nhuận được thể hiện trong bảng 4.6
Bảng 4.6: Số xe vận chuyển cần đầu tư qua các năm
Năm
Khối lượng CTR phát sinh
trong ngày (tấn/ngày)
Xe 12 tấn Xe 15 tấn
Sử dụng Cần đầu tư Sử dụng Cần đầu tư
2009 327 14 14 10 10
2010 334 14 0 10 0
2011 340 15 1 10 0
2012 347 15 0 11 1
2013 354 15 0 11 0
2014 361 15 0 11 0
2015 368 16 1 11 0
2016 376 16 0 11 0
2017 383 16 0 12 1
2018 391 17 1 12 0
2019 399 17 0 12 0
2020 407 17 0 12 10
2021 415 18 15 13 1
2022 423 18 0 13 0
2023 431 18 0 13 0
2024 440 19 1 13 0
2025 449 19 0 14 1
2026 458 20 1 14 0
2027 467 20 0 14 0
2028 476 20 0 15 1
2029 486 21 1 15 0
Năm
Khối lượng CTR phát sinh
trong ngày (tấn/ngày)
Xe 12 tấn Xe 15 tấn
Sử dụng Cần đầu tư Sử dụng Cần đầu tư
2030 496 21 15 15 10
CTR khi đến TTC sẽ được chuyển lên xe ép 12 tấn và xe tải Ben 15 tấn, xử lý nước rỉ rác đồng thời sẽ được phun xịt bằng chế phẩm EM ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và đưa đến BCL.
4.2.2.6 Phương án thực hiện Phân loại CTR tại nguồn
- CTRSH trên địa bàn Quận sau khi thu gom sẽ chuyển đến TTC Nguyễn Kiệm sau đó được vận chuyển đến BCL Phước Hiệp, tại đây CTR được tiếp nhận và chôn lấp ngay trong ngày.
- Cho đến nay Quận Phú Nhuận vẫn chưa có chương trình Phân loại CTR tại nguồn, nên tại các nguồn phát sinh các thành phần có khả năng tái chế và không tái chế được đổ lẫn lộn với nhau. Vì không có thiết bị phân loại hoàn chỉnh nên việc phân loại CTR gặp khó khăn. Hầu hết các công đoạn thu gom, phân loại đều bằng thao tác thủ công là chính, làm thất thoát một phần các nguyên vật liệu có thể tái sinh (vì bị chôn lấp hay thiêu đốt) do thực hiện công tác này không được chính xác.
- Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các dạng vật chất thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt thì được xem là chất thải.
Chất thải có thể ở thể rắn, lỏng, khí. Luật Bảo vệ môi trường phân loại CTR thông thường thành hai nhóm chính: nhóm chất thải có thể tái chế, tái sử dụng; nhóm chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, luật định rằng các tổ chức, cá nhân phát sinh CTR thông thường phải có trách nhiệm phân loại tại nguồn.
Sự cần thiết của phân loại CTRSH tại nguồn.
- Nâng cao ý thức của người dân trong công tác quản lý CTR bằng các chương trình tuyên truyền về lợi ích và hướng dẫn quy trình phân loại CTR tại nguồn;
- Tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế và tái sử dụng mà ít gây lãng phí nguồn tài nguyên; giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ, giảm ô nhiễm môi trường, do công tác phân loại CTR tại nguồn sẽ làm cho các loại chất thải có khả năng tái chế có chất lượng cao hơn (sạch hơn) vì không lẫn lộn các loại chất thải sinh hoạt khác nhau;
- Khi tiến hành phân loại tại nguồn thì khối lượng chất thải mang di chôn lấp sẽ giảm rất nhiều nhằm:
+ Nâng cao hiệu quả của các BCL (kéo dài tuổi thọ – thời gian hoạt động), giảm số lượng xe vận chuyển CTR đến các BCL;
+ Tiết kiệm được kinh phí đầu tư các BCL; chi phí xử lý nước rỉ rác, khí mêtan (khí gây hiệu ứng nhà kính),…
- Mang lại một nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ phục vụ rất tốt cho kinh tế là nông nghiệp, giá thành của phân bón sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc sử dụng phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu được thu mua với giá cao hơn nguyên liệu sẵn có.
- Hoàn chỉnh chương trình Phân loại CTR tại nguồn của thành phố.
- Thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý CTR đô thị.
Hoạt động của phân loại CTRSH tại nguồn.
- Giáo dục tuyên truyền cho người dân biết được cách phân loại CTR.
Loại nào có thể tái sử dụng và loại nào không thể tái sử dụng; vì đối với loại CTR có thể tái sử dụng họ có thể bán ve chai và mang lại giá trị kinh tế cho gia đình họ.