Thời gian ( giờ ) Tổng số Lý thuyết Thực hành
Bài tập
Kiểm tra*
(LT hoặc TH)
06 0 05 01
MỤC TIÊU
- Trinh bày được cấu tạo và công dụng của cưa tay và cách lắp lưỡi cưa tay - Trình bày đúng các bước và yêu cầu kỹ thuật cưa cắt kim loại bằng cưa tay.
- Cắt các thanh thép bằng cưa tay đạt các yêu cầu kỹ thuật cắt - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Nguội cơ bản.
NỘI DUNG 1. Cấu tạo và phân loại cưa tay
- Các kiểu khung cưa
+ Khung cưa cố định chiều dài
+ Khung cưa có thể thay đổi chiều dài - Phương pháp lựa chọn lưỡi cưa
Số răng cưa trên 1 inch ( 25,4mm )
Vật liệu và hình dạng phôi cắt 14 Răng Thép thường, đồng thanh
18 Răng Gang, ống dẫn khí
24 Răng Thép cứng, thép góc
32 Răng Thép tấm mỏng, thép ống mỏng
- Các kiểu lưỡi cưa
Hình 1 : Các kiểu lưỡi cưa
- Các kích thước của lưỡi cưa
Chiều dài Chiều rộng Chiều dày Số răng trên 1 inch
250 12 0,64 14,18,24,32
300 12 0,64 14,18,24,32
2. Trình tự cắt kim loại bằng cưa tay 2.1. Lắp lưỡi cưa vào khung cưa
- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho răng cưa hướng về phía đai ốc hình con bướm ( tai hồng )
- Vặn tai hồng để kéo căng lưỡi cưa
Hình 2.2. Lắp lưỡi cưa vào khung cưa 2.2. Kẹp phôi vào ê tô
- Đặt phôi vào ê tô sao cho vị trí cách mép ê tô khoảng 10 mm - Hiệu chỉnh phôi cho ngang bằng rồi kẹp chặt ê tô lại
Hình 3.1. Đặt phôi vào ê tô 2.3. Tạo điểm bắt đầu cắt
2.4. Cắt phôi
- Cầm cưa chắc chắn bằng cả hai tay - Ép cưa xuống và đẩy thẳng về phía trước - Đẩy hết chiều dài của lưỡi cưa
- Khi kéo cưa về không dùng lực ép xuống - Tra dầu một lần trong khi cắt
- Khi cắt gần đứt dùng tay trái đỡ phôi tránh rơi vào chân
Hình 2.4. Thao tác cắt phôi 2.5. Nới lỏng độ căng của lưỡi cưa
Sau khi cắt xong nới lỏng độ căng của lưỡi cưa
Hình 2.5. Nới lỏng độ căng của lưỡi cưa 3. Thực hành cắt kim loại bằng cưa tay
- Tư thế làm việc khi cắt kim loại
+ Định vị chiều cao ê tô theo tầm vóc : Tay phải co tại khuỷu tay. Cầm cưa đặt lên các mỏ kẹp của ê tô ( tại vị trí ban đầu ) góc giữa cách tay và khuỷu tay phải bằng 90º
+ Đứng trước ê tô một cách thoải mái, quay người hoàn toàn song song với các mỏ kẹp của ê tô hoặc đường trục của vật được cắt
+ Thân người quay sang trái so với trục của ê tô 1 góc 45º
+ Chân trái tiến lên phái trước một chút gần với vật được cắt và toàn thân dồn lên trên chân này
+ Chân phải tạp với chân trái một góc 60 ÷ 70º, khi đó khoảng cách giữa hai góc chân 200 ÷ 300 mm
- Tư thế cưa tay
+ Các ngón tay phải nắm lấy tay cầm của cưa, ngón tay cái đặt lên phía trên, các ngón tay còn lại nắm lấy tay cầm từ phía dưới, mặt đầu của tay cầm tì vào lòng bàn tay.
Không nên duỗi ngón tay trỏ dọc theo tay cầm vì ngón tay sẽ thò khỏi bàn tay có thể bị
thương trong khi làm việc
+ Tay trái giữ lấy khung cưa, bốn ngón tay nắm lấy đai ốc tai hồng, cùi ngón tay cái đặt lên chỗ tay cưa lắp với lưỡi cưa
- Thao tác cưa
+ Đối với chi tiết không vạch dấu để việc cắt được thuận lợi, cần bấm móng ngón tay cái bên trái tại chỗ cắt và áp sát lưỡi cưa vào móng tay, cưa được cầm ở tay phải đưa đi đưa lại nhẹ nhàng để tạo thành vết
+ Khi cưa, hành trình đẩy cưa đi là hành trình cắt gọt, hành trình kéo cưa về phía người đứng là hành trình không cắt. Tư thế đứng sao cho khi đẩy cưa gần hết hành trình thì cánh tay trái gần như duỗi thẳng, cánh tay trên và dưới của tay phải gần như vuông góc. Khi kéo cưa về, cánh tay dưới của tay phải vẫn nằm ngang
+ Khi đẩy cưa đi, tay trái vừa ấn vừa đẩy, còn tay phải giữ cưa thăng bằng ở phương nằm ngang và đẩy cưa đi, tốc độ đẩy từ từ
+ Khi kéo cưa về, tay trai không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đi. Khung cưa luôn luôn giữ ở tư thế cân bằng thẳng đứng không nghiêng ngả. Hành trình đi, về
phhair nhịp nhàng với tốc độ trung bình 60 lần/phút