GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI

Một phần của tài liệu Giao an lop 3 chuan KTKN tich hop KNS moi 2016 (Trang 20 - 24)

- Biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.

- Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng. Tàu thủy tương đối

cân đối.

- Với HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng phẳng. Tàu thủy cân đối.

II. Đồ dùng dạy học

- Một chiếc tàu thủy có hai ống khói đã gấp sẵn. Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS 2. Bài mới

Giới thiệu bài: Sử dụng mẫu gấp sẵn giới thiệu tên bài.

* Hoạt động 1

- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

Cho quan sát mẫu một chiếc tàu thủy hai ống khói đã được gấp sẵn và hỏi: Tàu thủy hai ống khói này có đặc điểm và hình dạng như thế nào?

- Giới thiệu về tàu thủy thật so với tàu thủy gấp bằng giấy.

- Gọi 1 HS lên mở chiếc tàu thủy trở về tờ giấy vuông ban đầu.

* Hoạt động 2

Bước 1: Chọn và gấp cắt tờ giấy hình vuông

- Gọi một HS lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu đã học ở lớp 2.

Bước 2: Hướng dẫn HS gấp.

- Lần lượt hướng dẫn HS cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau theo các bước Hình 2 (SGK).

*Hoạt động 3

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị trong tổ mình.

- HS nhắc lại tựa bài.

- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của GV.

- HS sẽ lần lượt nhận xét về: Có đặc điểm giống nhau ở phần giữa tàu. Mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.

- Lắng nghe GV để nắm được sự khắc biệt giữa tàu thủy thật và tàu gấp bằng giấy.

- Lớp quan sát một HS lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2.

- Quan sát GV hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau qua từng bước cụ thể như hình minh họa trong SGK

- Tiếp tục quan sát GV hướng dẫn để nắm

Lần lượt hướng dẫn HS cách gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói lần lượt qua các bước như trong hình 3, 4, 5,6, 7 và 8 trong sách giáo khoa

- GV gọi một hoặc hai HS lên bảng nhắc lại các bước gấp tàu thủy 2 ống khói.

- GV quan sát các thao tác.

- Cho HS tập gấp bằng giấy.

3. Củng cố - Dặn dò

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

được cách gấp qua các bước ở hình 3, 4, 5, 6, 7 và 8 để có được một tàu thủy hai ống khói.

- Theo dõi GV làm mẫu để tiết sau gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói.

- 2 HS nhắc lại lí thuyết về cách gấp tàu thủy có hai ống khói.

- HS nêu nội dung bài học

ĐẠO ĐỨC

Tiết 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ I. Mục tiêu

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.

- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.

- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng

Lưu ý: HS biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.

- GV gợi ý và tạo điều kiện cho HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác.

II. Đồ dùng dạy học: Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về Bác Hồ.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định 2. Bài mới

Giới thiệu bài: Dùng tranh giới thiệu về Bác

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.

- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2, vở bài tập đạo đức, tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó.

- GV thu kết quả thảo luận.

- Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm.

- Yêu cầu thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về bác theo những câu hỏi gợi ý sau:

1. Bác sinh ngày, tháng, năm nào?

2. Quê Bác ở đâu?

3. Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?

4. Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào với dân tộc ta?

5.Tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?

- Hát về Bác Hồ

- Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Ảnh 1: Nội dung: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm phủ chủ tịch. Đặt tên: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở phủ chủ tịch.

Ảnh 2: Nội dung: Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát. Đặt tên: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi.

Ảnh 3: Nội dung: Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi. Đặt tên: Bác Hồ và các cháu thiếu nhi.

Ảnh 4: Nội dung: Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.

- Các nhóm chú ý lắng nghe, bổ sung

- 3- 4 HS trả lời.

- Lớp chú ý lắng nghe, bổ sung.

- GV kết luận: Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890. Quê Bác ở làng

Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và là người có công rất lớn đối với đất nước, với dân tộc ta. Bác là vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, là người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 02/09/1945. Trong cuộc đời hoạt động CM của mình, Bác Hồ đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Anh Ba, Ông Ké ...Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Bác Hồ cũng luôn quan tâm và yêu quý các cháu.

Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với bác”

- Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”

- Yêu cầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:

1. Qua câu chuyện, em cảm thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào?

2. Em cảm thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?

- GV kết luận: Bác rất yêu các cháu thiếu nhi.

Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác.

- HS cả lớp chú ý lắng nghe. Gọi 1 HS đọc lại truyện.

- 3 - 4 HS trả lời.

- Lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Câu trả lời đúng:

1. Các cháu thiếu nhi trong câu chuyện rất kính yêu Bác Hồ, điều này được thể hiện ở chi tiết: Khi vừa nhìn thấy Bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên.

2. Bác Hồ cũng rất yêu quí các cháu thiếu nhi, Bác đón các cháu, vui vẻ quây quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu ...

- HS lắng nghe.

Hoạt động 3: Thảo luận, ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng

- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

- Yêu cầu HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.

- Hỏi: Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai?

- Những ai đã thực hiện được theo 5 điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào?

- Nhận xét tuyên dương những HS đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Nhắc nhở HS cả lớp noi gương những HS ngoan như thế.

* Hướng dẫn thực hành:

- Củng cố nội dung 5 điều bác dạy. Giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- GV nhận xét đánh giá tiết học

- GV gợi ý HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ trong tiết sau.

- Thảo luận cặp đôi.

- 2-3 đôi đọc những công việc mà thiếu nhi cần làm.

- 2- 3 HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.

- 3- 4 HS trả lời.

-Lớp chú ý lắng nghe.

TOÁN

Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ A/ Mục tiêu

- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 B/ Đồ dùng dạy học

- SGK, VBT

C/ Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra đồ dùng của HS.

GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu bài

b) Ôn tập về đọc, viết

- GV đọc cho HS viết bảng con: Năm trăm năm mươi ba, ba trăm ba mươi tám, hai trăm ba mươi tư, bốn trăm linh hai, sáu trăm linh chính, ba trăm tám mươi hai.

- GV nhận xét, đánh giá - Yêu cầu HS đọc các số.

c) Luyện tập

Một phần của tài liệu Giao an lop 3 chuan KTKN tich hop KNS moi 2016 (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w