Căn cứ đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học Hòa Hưng (Trang 25 - 31)

3.1.1.Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.

- Nguyên tắc hệ thống :

Các nguyên tắc đưa ra sao cho tác động có hệ thống, đồng bộ đến quá trình công tác chủ nhiệm nhằm tạo ra các thay đổi của quá trình này.

- Nguyên tắc kế thừa:

Các biện pháp phải căn cứ vào thực trạng của nhà trường và kế thừa các thành tựu đã có, các biện pháp đã thực hiện nhưng phải có sự cải tiến sao cho phù hợp hơn.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế:

Các biện pháp phải tạo ra sự thuận lợi cho sự vận động và phát triển của các thành tố cấu thành quá trình chủ nhiệm lớp theo chiều hướng gia tăng.

3.1.2.Căn cứ kết quả thực tiển:

Căn cứ vào cơ sở thực tiển, nhu cầu xã hội về giáo dục và từ thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Hòa Hưng – Trảng Bàng – Tây Ninh còn nhiều hạn chế, bất cập.

3.2.Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Hòa Hưng – Trảng Bàng – Tây Ninh.

Người thực hiện: Hà Cao Thắng Trang:

25

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng về công tác chủ nhiệm cho GV. Đặc biệt là phải hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi HS khối lớp mình phụ trách.

- Tổ chức, khuyến khích cho GV thường xuyên tham khảo học tập các tài liệu, các kỷ yếu hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học do Bộ giáo dục BGD&ĐT ban hành. Khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, đăng ký học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tuyên dương, nhân điển hình các tổ, các cá nhân làm công tác chủ nhiệm giỏi đạt tỷ lệ từ 70% trở lên.

- Tổ chức, thành lập câu lạc bộ chủ nhiệm lớp: giao lưu, dự giờ chia sẽ kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường.

Đẩy mạnh việc thực hiện chủ đề “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”

3.2.2. Biện pháp 2: Kiểm tra, ký duyệt hồ sơ kế hoạch chủ nhiệm :

* Chỉ đạo GV chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm, tháng, tuần.

chú ý đến việc xây dựng kế hoạch Đại hội PHHS định kỳ và họp bất thường.

- Thống kê đặc điểm, tình hình lớp đầu năm học: Đầu năm học GVCN lớp phải tiến hành thống kê, báo cáo cho Hiệu trưởng nắm cụ thể tình hình lớp như: Sĩ số HS, diện gia đình chính sách(con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công cách mạng, hộ nghèo địa phương, hộ nghèo trung ương, dân tộc…); Chất lượng 2 mặt giáo dục của năm học trước (đối với các em lớp một mới vào thì phải tìm hiểu qua các lớp mẫu giáo). Những ưu điểm, mặt mạnh của lớp trong năm học trước, các mặt mạnh tiêu biểu…

- Hoàn cảnh gia đình của HS: GVCN phải gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em để có hướng giúp đở tích cực.

Người thực hiện: Hà Cao Thắng Trang:

26

- Vấn đề tham gia các hoạt động trong năm học trước. Đồng thời cũng phải thấy được những khó khăn nhất định như là : Tinh thần học tập, các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến lớp, các em HS cá biệt cần quan tâm…

- Nội dung kế hoạch:

Nêu những biện pháp, dự kiến hoạt động của GVCN và tập thể lớp về các mặt như: Học tập, chuyên cần, tổ chức học nhóm, tổ chức tự học, hoạt động Đội, sao nhi đồng, phòng chống các tệ nạn xã hội. Tham gia các hoạt động nhà trường và các hoạt động khác.

+ Học tập: Nêu các giải pháp giáo dục HS chậm tiến, HS cá biệt…và việc tuyên truyền giáo dục hs nói không với tiêu cực trong thi cử, chạy trường, chạy lớp, chạy theo thành tích, chống hiện tượng ngồi nhằm lớp….;lồng ghép có hiệu quả các chuyên đề về kỹ năng sống, tiết kiệm điện năng,vệ sinh môi trường, an toàn giao thông…

+ Chuyên cần: Dự kiến thăm hỏi tối thiểu một lần trên một gia đình HS trên một năm, đây mới chỉ là thăm hỏi những em HS bình thường, còn đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc những em thuộc đối tượng cá biệt, chậm tiến thường xuyên nghĩ học thì phải tăng cường thăm hỏi, động viên nhiều hơn….

+ Tổ chức học nhóm, tự học…: Nêu các biện pháp xây dựng đôi bạn cùng tiến, có biện pháp kiểm tra thông qua ban tự quản lớp.

+ Hoạt động Đội, sao nhi đồng: GVCN phối hợp chăt chẻ với TPT Đội thông qua bản xây dựng cơ chế phối hợp của TPT và được BGH phê duyệt xác nhận.

+ Phòng chống các tệ nạn xã hội: Phối hợp chặt chẻ với chi hội phụ huynh HS nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai lệch của các em để từ đó có các biện pháp giáo dục hữu hiệu hơn.

Người thực hiện: Hà Cao Thắng Trang:

27

+ Tham gia các hoạt động nhà trường, các hoạt động khác: Căn cứ chỉ tiêu để xét danh hiệu thi đua GVCN và tập thể lớp.

Triển khai, thực hiện có hiệu quả các hoạt động do nhà trường tổ chức như: Vệ sinh, lao động trường lớp, sinh hoạt cờ đầu tuần, đố vui, các hội thi như: hội thi vở sạch chử đẹp, hôi khỏe phù đổng, hội thi kể chuyện sách, kể chuyện Bác Hồ, phong trào giúp bạn đến trường….

- Chỉ tiêu phấn đấu:

Dựa trên chỉ tiêu chung của phòng giáo dục đề ra cho trường. Trên cơ sở đó hoạch định chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp mình phụ trách như: Danh hiệu cá nhân giáo viên, danh hiệu lớp, tập thể HS, Tỷ lệ duy trì sỉ số, tỷ lệ chuyên cần, tỷ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém ( đối với học lực) và tỷ lệ thực hiện đầy đủ ( đối với hạnh kiểm); tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ sao ngoan Bác Hồ, cháu ngoan Bác Hồ….; phấn đấu giúp đở và giáo dục có kết quả bao nhiêu em học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt (nếu có)….; Tất cả các chỉ tiêu nêu trên phải được Hội đồng thi đua nhà trường thẩm định, phê duyệt. Qua đó làm cơ sở đối chiếu kết quả cuối năm. Làm căn cứ để đánh giá, xếp loại GV.

3.2.3. Biện pháp 3 : Quản lý công tác tổ chức.

* Phân công, phân nhiệm đội ngũ GVCN, TPT Đội, tổ trưởng chuyên môn phù hợp năng lực, trình độ, kỹ năng và công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên có tầm nhìn chiến lược cơ bản để xây dựng tập thể lớp vững mạnh, tiên tiến….

Sơ đồ hệ thống quản lý nhà trường:

Người thực hiện: Hà Cao Thắng Trang:

28

HT

HP.CM

TT:1,2,3

HP.CSVC Thư viện

1a 1b 1c 1d

2a 2b 2c 2d 2e

3a 3b 3c 3d 3e

1e

* Chỉ đạo TCM, TPT Đội, bố trí thời gian hợp lý giám sát, kiểm tra công tác tổ chức lớp : (Việc thành lập ban cán sự lớp, phân chia tổ nhóm, sơ đồ vị trí chỗ ngồi, theo dõi nề nếp chuyên cần, tiết sinh hoạt chủ nhiệm và nội dung sinh hoạt chủ nhiệm.)

- Thành lập ban cán sự lớp: Đây là khâu quan trọng nhất trong công tác tổ chức lớp. Nếu tuyển chọn đúng đối tượng sẽ là cánh tay đắc lực, là chìa khóa thành công trong công tác chủ nhiệm.

- Danh sách các tổ và sơ đồ chỗ ngồi : Phải được sắp xếp tinh gọn đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học không làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em và không ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra sau này.

- Theo dõi tình hình sĩ số HS hàng ngày, tuần, tháng: Cập nhật thường xuyên làm cơ sở cho việc báo cáo kết quả công tác chủ nhiệm hàng tháng.

- Sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần: Đây là việc làm quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm. Người GVCN đóng vai trò chủ đạo, học sinh chủ động điều hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Sơ kết cuối tuần có khen thưởng, có trách phạt, có nhắc nhở, động viên,có so sánh đối chiếu các mặt hoạt động so với tuần trước, và tự đề ra biện pháp khắc phục. Không đánh giá chung chung, mà phải cụ thể đúng người, đúng việc. Qua đó làm cơ sở phấn đấu, rút kinh nghiệm cho phương hướng tuần sau.

- Theo dõi chất lượng giáo dục các môn học: Thống kê kết quả kiểm tra từng môn theo từng giai đoạn.

Người thực hiện: Hà Cao Thắng Trang:

29

TPT TT:4

TT:5

4a 4b 4c 4d

5a 5b 5c 5d 5e

Hội PHHS

- Theo dõi thể lực học sinh (chỉ số pi-nhe): Cân đo, ghi chép mỗi năm 3 lần. Qua đó làm cơ sở để giáo dục thể chất cho các em.

* Tổ chức họp giao ban định kỳ một tháng 1 lần giữa BGH, TPT Đội GVCN, Hội PHHS để có biện pháp xử lý, uốn nắn, giáo dục kịp thời đối với những em HS cá biệt, chậm tiến…

* Sinh hoạt TCM triển khai các chủ điểm hàng tháng, các công văn chỉ đạo của ngành, liên ngành cấp trên cho GVCN cập nhật, năm bắt thông tin kịp thời, chính xác làm cơ sở cho việc triển khai, sinh hoạt chủ nhiệm đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên. Câu lạc bộ, TCM có nhiệm vụ thông tin, báo cáo kết quả hàng tuần, hàng tháng, hàng quý cho BGH biết tình hình và tiến độ hoạt động.

* Chỉ đạo TPT xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa GVCN và TPT để thực hiện tốt các nhiệm vụ, phong trào, các chủ điểm và việc thực hiện nội quy nhà trường.

- GVCN lớp đồng thời cũng là một phụ trách chi đội. Chi đội có mạnh thì Liên đội mới đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp Huyện, cấp Tỉnh. Liên đội mạnh thì trường mới đạt danh hiệu trường tiên tiến. Vì vậy, khâu tuyển chọn Ban chỉ huy chi đội rất quan trọng có tác động tích cực đến các hoạt động phong trào của chi đội như: “Vòng tay bè bạn”; “Giúp bạn nghèo vượt khó”; “Giúp bạn đến trường”; “Đôi bạn cùng tiến”; “Hoa điểm 10”; “Rung chuông vàng”…hoặc thông qua các hoạt động “ Phong trào Trần Quốc Toản”; “Viết thư thăm bộ đội”; “Các phong trào về nguồn”….Khuyến khích giáo viên phát huy các hình thức giáo dục khác, Tăng cường các hoạt động ngoại khóa: Tham quan đền, đài tưởng niệm, các di tích Lịch sử văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh… để giáo dục các em lòng yêu nước, truyền thống dân tộc.

3.2.4.Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá :

Người thực hiện: Hà Cao Thắng Trang:

30

- Giám sát, hỗ trợ GV về tình hình động viên, thăm hỏi gia đình các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, HS mê chơi, lêu lỏng thường xuyên nghĩ học. Kết hợp chặt chẻ với Hội PHHS tìm giải pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời

- Kiểm tra hồ sơ định kỳ(quy định thời gian kiểm tra) và kiểm tra đột xuất.

- Kiểm tra trực tiếp tiết sinh hoạt chủ nhiệm (Nội dung sinh hoạt) hoặc gián tiếp qua tổ chuyên môn, qua TPT về việc thực hiện các phong trào. Dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm theo lịch đăng ký của GVCN hoặc dự đột xuất.

- Chú trọng hình thức động viên, khen thưởng : Thống kê, phân tích kết quả cuối năm của từng GVCN làm cơ sở đánh giá, bình xét thi đua, động viên, khen thưởng kịp thời.Còn đối với GVCN thì đây là việc làm thường xuyên, kịp thời, thiết thực, đảm bảo công bằng, minh bạch. có tác động rất lớn đến công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, cũng cần phải tránh hiện tượng chạy theo thành tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học Hòa Hưng (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w