Điều khiển thông tin nối tiếp giữa hai thiết bị

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LẬP TRÌNH C+ (Trang 85 - 88)

Hinhg 8.5: Đường truyền ghép cân bằng

8.3.2.2. Điều khiển thông tin nối tiếp giữa hai thiết bị

Tùy thuộc vào sự tương quan giữa tốc độ truyền và nhận của bên phát và thu mà có thể cần hoặc không cần phải điều khiển thông tin. Khi máy thu nhận được ký tự thu, nó lưu giữ trong bộ đệm thu trước khi đọc. Bộ đệm thu điển hình chỉ lưu trữ một ký tự.

Vì vậy, nếu máy thu đọc được các ký tự thu trước khi máy phát truyền ký tự tiếp theo thì không cần phải điều khiển thông tin. Đó là thông tin không có móc nối (no-handshaking) . Ngược lại, nếu máy thu không đọc kịp ký tự lưu trong bộ đệm trước khi máy phát truyền ký tự tiếp theo thì sẽ có hiện tượng ghi đè ký tự, dẫn đến mất thông tin. Để tránh hiện tượng này thì cần phải có điều khiển thông tin giữa bên phát và bên thu. Kỹ thuật điều khiển thông tin giữa hai thiết bị được gọi là kỹ thuật móc nối (handshaking). Đó là việc buộc máy phát ngừng truyền cho đến khi máy thu đọc xong ký tự được lưu trong bộ đệm thu, tức là cho đến khi bộ thu rỗng.

Có hai kỹ thuật móc nối:

- Móc nối cứng (Hardware Handshaking): Dùng các đường điều khiển móc nối như CTS, RTS, DTR và DSR.

- Móc nối mềm (Software Handshaking): liên quan tới việc gửi các ký tự điều khiển đặc biệt như các ký tự từ D1 đến D4 trong bảng mã ASCII để truyền thông tin móc nối giữa bên phát và bên thu.

Hình 8.3 biểu diễn sơ đồ nối các đường dây giữa bên phát và bên thu trong thông tin không móc nối. Trong trường hợp này, máy thu có thể đọc số liệu nhận được từ bộ đệm trước khi ký tự khác được gửi đến bộ đệm. Số liệu được truyền từ đầu TxD của máy phát và được nhận ở đầu RxD ở bên thu. Khi một DTE (ví dụ như PC) cần nối với một DTE khác thì đường TxD ở một bên được nối với đường RxD ở bên kia và ngược lại. Các đầu tín hiệu móc nối ở mỗi bên được nối cặp với nhau (RTS nối trực tiếp với CTS, DTR nối với DSR) nhằm làm cho các máy luôn ở trạng thái sẵn sàng thu và truyền.

Hình 8.3 Sơ đồ nối dây giữa hai cổng RS-232C theo kiểu không móc nối Hình 8.4 là sơ đồ nối dây trong thông tin có móc nối cứng giữa hai DTE với nhau.

Hình 8.4 Thông tin RS- 232C có móc nối cứng

Các đường điều khiển được dùng ở mức tích cực cao. Khi một máy muốn phát số liệu, chân RTS được đặt ở mức cao rồi kiểm tra trạng thái chân CTS cho đến khi chân này ở mức tích cực cao. Chừng nào chân CTS còn ở mức thấp thì bên thu vẫn còn

bận và chưa thể nhận số liệu. Khi máy thu đọc xong số liệu từ bộ đệm thu của nó, đường RTS nối với CTS của máy phát sẽ tự động nhảy lên mức cao để chỉ thị cho máy phát biết rằng bên thu đã sẵn sàng nhận số liệu tiếp. Quá trình nhận số liệu cũng giống như quá trình truyền. Khi DCE muốn phát tới DTE, đầu vào DSR bên máy thu sẽ trở nên tích cực. Nếu máy thu không thể nhận số liệu nó sẽ đặt chân DTR ở mức không tích cực. Khi nó ở trạng thái xóa nhận, chân DTR được đặt lên mức cao và máy bên kia có thể phát số liệu. Khi nối DTE và DCE thì các đường móc nối được nối với nhau như hình 8.5 sau:

Hình 8.5 Sơ đồ nối DTE với DCE

Hình 8.6 là sơ đồ biểu diễn quá trình thông tin sử dụng kỹ thuật móc nối mềm.

Có hai ký tự mã ASCII được dùng để khởi phát và dừng truyền số liệu.

Hình 8.6 Móc nối mềm sử dụng hai ký tự X-ON và X-OFF

Đó là ký tự DC1 trong bảng mã ASCII có giá trị là 11h, gọi là X-ON và ký tự DC3 có giá trị là 13h, gọi là X-OFF. Khi máy phát nhận được ký tự X-OFF, nó sẽ ngưng phát dữ liệu cho đến khi nhận được ký tự X-ON. Loại móc nối này thường được

dùng trong các trường hợp khi máy phát và máy thu có thể xử lý số liệu tương đối nhanh. Thường thì máy thu phải có một bộ đệm số liệu lớn chứa các ký tự nhận được.

Khi bộ đệm đầy, nó sẽ truyền sang bên phát ký tự X-OFF, sau khi đọc xong nội dung bộ đệm, nó sẽ truyền ký tự X-ON.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LẬP TRÌNH C+ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)