Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 69)

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ NGƯỜI TÂM THẦN VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TỈNH KHÁNH HÒA

2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần

2.1.1. Đặc điểm chung

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, với tổng diện tích 5217,6 km², dân số 1.282.551 người, mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km².

Tỉnh Khánh Hòa có 09 huyện, thị xã, thành phố, trong đó: thành phố Nha Trang là đô thị loại I; thành phố Cam Ranh là đô thị loại III; thị xã Ninh Hòa là đô thị loại IV; 3 huyện đồng bằng là huyện Vạn Ninh, huyện Diên Khánh, huyện Cam Lâm; 02 huyện miền núi là huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh; 01 huyện đảo Trường Sa.

Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Khánh Hòa năm 2015 là 43.847 tỷ đồng, trong đó cơ cấu kinh tế theo GDP là: nông, lâm nghiệp và thủy sản 11,28%; công nghiệp và xây dựng 41,42%; dịch vụ, du lịch 47,3%. Tổng thu ngân sách năm 2015 là 12.440 tỷ đồng; tổng chi ngân sách năm 2015 là 11.078 tỷ đồng.

2.1.2. Mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa đến quản lý CTXH đối với NTT

- Thuận lợi:

* Về vị trí địa lý: có vị trí địa lý thuận tiện, khoảng cách giữa các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh không quá xa (bình quân mỗi huyện, thị xã, thành phố cách nhau khoảng 30km) tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai và kiểm tra, giám sát các hoạt động công tác xã hội cho NTT trên địa bàn tỉnh.

* Về thu, chi ngân sách: là tỉnh có nguồn thu ngân sách cao (12.440 tỷ đồng trong năm 2015) do đó có điều kiện thuận lợi trong việc chi ngân sách cho các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng yếu thế, trong đó có NTT. Năm 2015, tỉnh Khánh Hòa đã chi cho chính sách bảo trợ xã hội gần 160 tỷ đồng, trong đó chi trợ cấp xã hội cho NTT khoảng 18 tỷ đồng.

Đồng thời, với điều kiện thuận lợi về ngân sách, tỉnh hoàn toàn có khả năng trong việc đầu tư, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người tâm thần trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2015, tỉnh đã quyết định thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tỉnh Khánh Hòa, tổng kinh phí đầu tư là 100 tỷ đồng.

* Về mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người tâm thần trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có 05 cơ sở bảo trợ xã hội công lập (gồm: Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa; Trung tâm Công tác xã hội Khánh Hòa; Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội thị xã Ninh Hòa; Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn; Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Vĩnh). Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập này đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng NTT cũng như thực hiện cung cấp các dịch vụ CTXH cho NTT trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cũng đã có Bệnh viện Chuyên khoa tâm thần của tỉnh để thực hiện điều trị, phục hồi chức năng cho NTT. Hiện nay, Bệnh viện có 150 giường bệnh, điều trị nội trú thường xuyên cho khoảng 140 bệnh nhân và điều trị ngoại trú cho gần 2.000 bệnh nhân tâm thần.

- Khó khăn:

* Khánh Hòa là tỉnh duyên hải miền trung, thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu (hạn hán, lũ lụt,…). Việc thời tiết thay đổi thất thường cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của NTT, dẫn đến tình trạng phát bệnh của NTT ngày càng tăng.

* Hiện nay mạng lưới nhân viên làm công tác cung cấp dịch vụ CTXH của tỉnh còn mỏng, trong điều kiện khó khăn về biên chế (không thể tăng thêm biên chế) nên thiếu nhân lực để thực hiện các hoạt động CTXH cho NTT, gây ảnh hưởng đến việc chỉ đạo, quản lý công tác xã hội đối với NTT trên địa bàn tỉnh.

* Việc hạn chế đầu tư công trong giai đoạn 2016-2020 cũng ảnh hưởng đến

hiện chưa có mạng lưới chăm sóc NTT tại các địa phương (chưa có Phòng chăm sóc và phục hồi chức năng NTT, người rối nhiễu tâm trí tại các huyện, thị xã, thành phố).

2.2. Thực trạng về NTT tại tỉnh Khánh Hòa 2.2.1. Số lượng NTT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa, tính đến 01/01/2016, trên địa bàn toàn tỉnh có 4.263 người khuyết tật dạng thần kinh, tâm thần (chiếm tỷ lệ 0.33% tổng dân số) và 2.853 người khuyết tật dạng trí tuệ (chiếm tỷ lệ 0,22% tổng dân số) đã được cấp Giấy chứng nhận khuyết tật.

Bảng 2.1: Số lượng người tâm thần và người khuyết tật trí tuệ tỉnh Khánh Hòa

Stt Tên địa phương Tổng dân số

Số người tâm thần Số người khuyết tật trí tuệ Số người

tâm thần

Tỷ lệ % /Tổng dân số

Số người

Tỷ lệ % /Tổng dân số 1 Thành phố Nha Trang 393.218 1.203 0,31% 765 0,19%

2 Thành phố Cam Ranh 220.630 622 0,28% 415 0,19%

3 Thị xã Ninh Hòa 233.558 784 0,34% 621 0,27%

4 Huyện Vạn Ninh 129.578 691 0,53% 432 0,33%

5 Huyện Diên Khánh 142.706 439 0,31% 332 0,23%

6 Huyện Cam Lâm 105.759 365 0,35% 213 0,20%

7 Huyện Khánh Vĩnh 33.714 93 0,28% 47 0,14%

8 Huyện Khánh Sơn 23.388 66 0,28% 28 0,12%

Toàn tỉnh 1.282.551 4.263 0,33% 2.853 0,22%

Theo bảng trên, ta nhận thấy tỷ lệ NTT ở các huyện, thị xã, thành phố là tương đương nhau. Huyện Vạn Ninh là đơn vị có tỷ lệ NTT cao nhất tỉnh. Điểm đặc biệt là hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh có tỷ lệ NTT bằng nhau và thấp hơn so với các huyện, thị xã, thành phố ở khu vực đồng bằng.

Tính theo số tuyệt đối, NTT tập trung nhiều ở khu vực thành thị (Thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh).

Trong tổng số 4.263 NTT, sinh sống tại cộng đồng là 4.142 người, sinh sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa là 121 người.

2.2.2. Đặc điểm của người tâm thần - Về độ tuổi

Có 452 NTT là trẻ em (từ 0 đến 15 tuổi) chiếm tỷ lệ 11%; 3.457 NTT trong độ tuổi lao động (16 đến 60 tuổi) chiếm tỷ lệ 81%; 354 NTT là người cao tuổi (trên 60 tuổi) chiếm tỷ lệ 8%.

Biểu đồ 1: Người tâm thần theo độ tuổi

- Về mức độ khuyết tật

Trong tổng số 4.263 NTT, có 744 NTT thuộc diện đặc biệt nặng (17%); 3.427 NTT thuộc diện nặng (80%); 92 người thuộc dạng nhẹ (2%). Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ NTT diện nhẹ quá thấp, có khả năng còn nhiều đối tượng NTT thuộc diện nhẹ nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận khuyết tật.

Biểu đồ 2: Người tâm thần theo mức độ khuyết tật

744

3427

92 0

500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

NTT đặc biệt nặng NTT nặng NTT nhẹ

NTT theo mức độ khuyết tật

- Về hành vi của NTT nặng

Trong số 4.171 NTT thuộc diện nặng trở lên, biểu hiện hành vi của các NTT như sau: Đi lang thang (23,3%); đập phá (22,94%); đánh người (4,21%); tự đánh bản thân (3,7%); không mặc quần áo (2,98%); ăn thực phẩm sống, ôi, thiu (1,91%);

không có hành vi (14,67%); các hành vi khác (26,28%)[15].

Biểu đồ 3: Hành vi của người tâm thần

23%

23%

4%

4%

2%3%

41%

Hành vi của NTT

Đi lang thang Đập phá Đánh người khác

Tự đánh bản thân Không mặc quần áo Ăn thực phẩm ôi, thiu Khác

- Về hoàn cảnh gia đình

Qua khảo sát, đa số NTT sống trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Có 1.193 NTT sống trong hộ nghèo chiếm tỷ lệ 28%; 1.023 NTT sống trong hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 24%.

Biểu đồ 4: Hoàn cảnh gia đình của người tâm thần

2.2.3. Về chăm sóc, phục hồi chức năng cho NTT - Đối với NTT tại cộng đồng

NTT thuộc diện nặng trở lên sinh sống tại cộng đồng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nước với mức 540.000 đồng/người/tháng. Gia đình có NTT được nhận kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc NTT với mức 270.000 đồng/người/tháng.

Các hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng cho NTT tại cộng đồng hiện nay chủ yếu vẫn là điều trị bằng thuốc. Người bị bệnh tâm thần được Bệnh viện Chuyên khoa tâm thần của tỉnh lập hồ sơ theo dõi, quản lý khám chữa bệnh nội và ngoại trú.

Hiện nay, công tác hỗ trợ phục hồi chức năng, tâm lý trị liệu và các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho NTT còn yếu, chưa được triển khai thực hiện một cách đồng bộ và chuyên nghiệp. Nguyên nhân là do thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe tâm thần, các dịch vụ công tác xã hội cho NTT còn ít do khó khăn về mặt kinh phí và tổ chức thực hiện.

Nhận thức và hiểu biết của cộng đồng, người dân, gia đình của người bị bệnh

bệnh tâm thần thường bị miệt thị, coi thường, xa lánh. Gia đình người bệnh tâm thần phải chăm sóc người bệnh dài ngày trong điều kiện kinh tế khó khăn nên dễ buông xuôi, ít chăm lo chữa trị, chăm sóc. Nhiều trường hợp NTT nặng, đặc biệt nặng bị xích, nhốt hoặc không được quản lý để đi lang thang, phá phách, gây nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội. Từ đó, người bị bệnh tâm thần đang ngày càng trở thành thách thức lớn, gánh nặng đối với gia đình, cộng đồng và các cơ quan quản lý tại tỉnh Khánh Hòa.

- NTT sống trong Trung tâm Bảo trợ xã hội

Hiện nay, NTT thuộc diện nặng trở lên không có nơi nương tựa được nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa. Trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên cho 121 NTT. Khu nuôi dưỡng NTT của Trung tâm có 10 phòng với diện tích 204,8m2, bình quân khoảng 2,3m2/người; diện tích này quá chật hẹp so với quy định tại Nghị định 68 của Chính phủ (6m2/người). Bên cạnh đó, tại Trung tâm không có khu trị liệu phục hồi chức năng và nơi sinh hoạt riêng cho NTT. Hàng ngày, cuộc sống của họ chỉ quẩn quanh trong khoảng diện tích chật hẹp đó. Họ bị hạn chế tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không được trò chuyện với người thân. Diện tích sống quá chật hẹp nên dễ phát sinh nhiều bệnh như: nấm da, đường ruột, hô hấp...

Trước thực trạng đó, ngành LĐTBXH đã xây dựng Đề án thành lập Trung tâm chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí tỉnh. Đề án đã được UBND tỉnh đồng ý và đã hoàn tất các thủ tục để thành lập trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Trung tâm sẽ được đầu tư, xây dựng tại xã Diên Phước (huyện Diên Khánh), có diện tích 43.000m2; tổng kinh phí đầu tư 100 tỷ đồng. Trung tâm có khả năng tiếp nhận nuôi dưỡng tập trung 150 người, tiếp nhận chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên 150 người.

Khi đi vào hoạt động, đối tượng chính của Trung tâm gồm: người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm; NTT đang được nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; người có biểu hiện tâm thần

lang thang chưa xác định được nơi cư trú; các đối tượng NTT có hoàn cảnh khó khăn khác theo quy định của UBND tỉnh. Trung tâm có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, PHCN cho NTT, rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh; trợ giúp về các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng; phối hợp dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp cho đối tượng; phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi Trung tâm trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống. Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có NTT như sau: dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần; hỗ trợ tâm lý xã hội, trị liệu tâm lý cho đối tượng; vận động xã hội hỗ trợ đối tượng...

2.3. Thực trạng quản lý CTXH đối với NTT tại tỉnh Khánh Hòa 2.3.1. Mô tả về bộ máy tổ chức quản lý NTT tại tỉnh Khánh Hòa

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý NTT của tỉnh Khánh Hòa

- Lãnh đạo Sở: Gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Trong đó 1 phó giám đốc phụ trách chỉ đạo lĩnh vực Công tác bảo trợ xã hội.

- Lãnh đạo phòng Bảo trợ xã hội: Gồm 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và 5

* Công tác xóa đói giảm nghèo;

* Công tác cứu trợ xã hội thường xuyên;

* Công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

* Công tác chăm sóc người tâm thần;

* Thực hiện Pháp lệnh người cao tuổi;

* Giải quyết tình trạng người lang thang ăn xin;

* Theo dõi hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội;

* Quỹ đảm bảo xã hội; Công tác xã hội khác; Bảo trợ xã hội;

* Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có NTT;

* Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội;

* Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trong đó có NTT;

* Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh.

- Các Trung tâm chăm sóc NTT trong nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa * Các cơ sở chăm sóc NTT: Trung tâm bảo trợ xã hội Khánh Hòa; Cơ sở Hơi ấm Thừa Sai; Cơ Sở Chăm Sóc-Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Sao Mai.

* Tổng số cán bộ quản lý: 47 cán bộ quản lý (gồm Ban giám đốc, Trưởng, phó các phòng ban)

* Tổng số NTT: 369 người.

- Chức năng nhiệm vụ của các cơ sở/Trung tâm chăm sóc NTT: Tiếp nhận, quản lý, trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng cho đối tượng tâm thần phân liệt (mãn tính), điều trị nhiều năm liền tại các cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần nhưng không thuyên giảm; đối tượng sống độc thân hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo, thuộc diện đặc biệt khó khăn, không thể tự lo được cuộc sống; bị gia đình, người thân bỏ rơi.

Thực hiện chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng, lao động, sản xuất, trợ giúp các hoạt động tự quản; văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù

hợp với lứa tuổi và sức khỏe của đối tượng theo đúng chính sách hiện hành của Nhà nước và của tỉnh. Phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi Trung tâm trở về gia đình, tài hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ và tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống. Cung cấp dịch vụ về CTXH đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội (mắc bệnh tâm thần) ở cộng đồng.

Bảng 2.2: Đặc điểm của đội ngũ quản lý

Tuổi Dưới 30 30 - 40 40 – 50 Trên 50

7 (14,8) 14 (29,7) 20 (42,5) 6 (12,7)

Giới tính Nam Nữ

16 (34) 31 (66) Thâm niên công

tác

Dưới 5 năm 5 – 10 năm 10 – 20 năm Trên 20 năm 05 (10,6) 20 (42,5) 15 (31,9) 7 (14,8) Trình độ học vấn Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Khác

28 (59,5) 3 (0,6) 15 (31,9)

Bằng cấp chuyên môn

Công tác xã hội

Luật Kinh tế Quản trị nhân lực 10 (21,2) 2 (0,4) 3 (0,6) 1 (0,2)

Tâm lý Xã hội học Bảo hiểm Khác

4 (0,8) 1 (0,2) 26 (55,3)

Số liệu trong bảng trên cho thấy độ tuổi của đội ngũ quản lý trong các cơ sở/trung tâm chăm sóc NTT hầu hết nằm trong khoảng từ 30 đến 50 tuổi. Đây là nhóm tuổi rất phù hợp với công việc quản lý vì đã có thời gian trãi nghiệm, sẵn sàng cho những thay đổi mang tính tích cực phù hợp với những vận động và biến đổi của xã hội và cơ chế chính sách. Đáng ghi nhận khi tỷ lệ nữ giới trong lĩnh vực này lại chiếm đa số (66%).

Về thâm niên công tác, hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý có khoảng từ 5 năm đến 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đây là yếu tố cần thiết để triển khai các công việc do NTT là nhóm đối tượng đặc thù nên việc quản lý ngoài yếu tố chuyên môn rất cần những kinh nghiệm thực tế để xử lý công việc tốt.

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố đáng quan tâm: Chỉ có 0,6% (3

cao đẳng. Như vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý, rất cần thiết phải chuẩn hóa đội ngũ quản lý thông qua việc nâng cao trình độ học vấn của đội ngũ này.

Bằng cấp chuyên môn cũng hạn chế khi chỉ có 10 cán bộ có bằng CTXH và 1 cán bộ có bằng Quản trị nhân lực. Thực tế, việc thiếu kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý sẽ hạn chế rất nhiều hiệu quả trong công việc.

2.3.2. Các hoạt động quản lý CTXH với NTT 2.3.2.1. Lập kế hoạch quản lý CTXH đối với NTT

Trong bất cứ một hoạt động quản lý CTXH nào, điều đầu tiên cần phải tìm hiểu là nhận thức của đội ngũ lãnh đạo về những hoạt động đó như thế nào? Đối với việc hoạch định, đội ngũ quản lý có nhận thức cao về tầm quan trọng của hoạt động này do trong thực tế công việc, nếu hoạch định tốt thì công việc sẽ thành công đến 50%.

Bảng 2.3: Mục đích hoạch định

STT Mục đích

1. Định hướng đúng đắn mọi hoạt động chiến lược của tổ chức 2. Đảm bảo chủ động trong các hoạt động của đơn vị

3. Lựa chọn phương thức tối ưu để hoàn thành nhiệm vụ đã xác định 4. Đảm bảo huy động và sử dụng tốt nhất những nguồn tiềm năng để

thực hiện có hiệu quả các quyết định quản lý đã được xác định 5. Đảm bảo phản ứng linh hoạt, năng động và có hiệu quả đối với mọi

yếu tố tác động từ bên ngoài

6. Đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của NTT 7. Khác:

Cụ thể hơn, khi được tìm hiểu về nhận thức của đội ngũ quản lý CTXH về mục đích của việc hoạch định, các ý kiến hầu hết cho rằng đây là hoạt động nhằm định hướng đúng đắn mọi hoạt động chiến lược của tổ chức; đảm bảo chủ động trong các hoạt động của đơn vị; để hướng tới mục đích cuối cùng là để đảm bảo đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của NTT.

“Chúng tôi luôn đánh giá việc hoạch định/lập kế hoạch là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự thành công trong công việc. Trên thực tế, nghề CTXH còn mới và việc vận dụng CTXH trong lĩnh vực CTXH cũng rất mới mẻ. Do đó, nếu không hoạch định sẽ khiến mọi người lúng túng và không có định hướng cũng như sẽ bị động rất nhiều khi triển khai công việc” PVS, Nam, 47 tuổi.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)