Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt từ thực tiễn trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần hà nội (Trang 39 - 44)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội. Với chức năng và nhiệm vụ chính là: Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị phục hồi chức năng cho đối tượng tâm thần mạn tính của thành phố Hà Nội. khi gia đình không còn khả năng chăm sóc, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn, và gây mất mỹ quan đô thị.

Hiện tại Trung tâm đang quản lý và điều trị cho 660 bệnh nhân tâm thần đặc biệt nặng của thành phố Hà Nội. đa số những bệnh nhân là những người đã điều trị rất nhiều lần tại các cơ sở y tế nhưng bệnh tình không thuyên giảm, gia đình không quản lý được, hoặc gia đình không còn khả năng về kinh tế để nuôi dưỡng xin vào điều trị tại Trung tâm.

Một phần bệnh nhân là những đối tượng lang thang được các cơ quan Công An thu gom chuyển đến.

Đa số là những bệnh nhân tâm thần phân liệt, một phần là những rối loạn cảm xúc, một phần là Động kinh. Trong 660 bệnh nhân chiếm hơn 80% là tâm thần phân liệt, còn lại là các bệnh tâm thần khác.

Số lượng bệnh nhân nữ là 151; Số lượng bệnh nhân nam là 509.

Bệnh nhân được chia thành 10 khoa khác nhau, trong khoa có khoa dành cho bệnh nhân nặng, bệnh nhân nhẹ. Bệnh nhân nặng thì vào khoa chăm sóc sa sút- cách ly. Bệnh nhân nhẹ hơn thì vào khoa chăm sóc bệnh nhân thuyên giảm, bệnh nhân nam riêng, nữ riêng.

*Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội.

33

Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội được tổ chức gồm có ban lãnh đạo và 07 phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc đó là: Phòng tổ chức hành chính; Phòng y tế; Phòng phục hồi chức năng và lao động trị liệu; Phòng chăm sóc bệnh nhân thuyên giảm; Phòng chăm sóc bệnh nhân sa sút cách ly; Phòng nghiệp vụ công tác xã hội; Phòng nuôi dưỡng đời sống.

Ban lãnh đạo gồm 01 Giám đốc – điều hành, quản lý tất cả các hoạt động của Trung tâm có 03 phó giám đốc giúp việc. Nhân sự gồm 207 cán bộ viên chức và người lao động.

*Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Trung tâm.

Trung tâm có diện tích 7,5 ha, gồm 01 khu hành chính có phòng làm việc, phòng tiếp khách, hội trường, khu nhà điều trị cho bệnh nhân hiện nay ở trung tâm gồm có 10 nhà trong đó có nhà dành cho bệnh nhân nam riêng, nữ riêng, nhà bệnh nhân nặng riêng nhẹ riêng, khu vui chơi giải trí khu để bệnh nhân đi lao động và phục hồi chức năng, các trang thiết bị và máy móc phục vụ cho công tác chẩn đoán khám và điều trị là không có.

*Công tác tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng tại Trung tâm.

Về thủ tục tiếp nhận, Trung tâm thực hiện đúng theo quy trình tiếp nhận đối tượng tại nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP. Đối tượng tiếp nhận vào Trung tâm phải là đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng, phải có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội: và có đơn xác nhận của chính quyền địa phương và được Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội phê duyệt.

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

2.1.2.1. Đặc điểm người tâm thần tại trung tâm

* Đặc điểm nhân khẩu học

- Trong 35 bệnh nhân được khảo sát thì có 60% nam giới và 40% nữ giới.

Như vậy con số này đảm bảo yếu tố khách quan cho việc nghiên cứu về thực tế hoạt

34

động trợ giúp của bệnh nhân tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội.

- Khi tiến hành khảo sát bệnh nhân tâm thần là Trung tâm đã cho thấy số bệnh nhân tâm thần được khảo sát đều có độ tuổi trên 18 tuổi.

- Trong 35 bệnh nhân được khảo sát thì tâm thần phân liệt thể di chứng chiếm 60%, còn các thể khác như tâm thần phân liệt thể Paranoide, thể đơn thuần, thể thanh xuân, thể không biệt định, thể trầm cảm sau phân liệt… chiếm 35%, còn lại là các rối loạn lưỡng cực chiếm 5%.

Số bệnh nhân tâm thần phân liệt được khảo sát thì đa số họ đều có thể tham gia thực hiện được các sinh hoạt cá nhân và lao đi lao động trị liệu được.

- Đa số bệnh nhân được khảo sát có trình độ học vấn là học hết cấp 2 cón lại một số ít thì không biết chữ, một số học hết cấp 3, một số học chuyên nghiệp và đại học.

* Nhu cầu của bệnh nhân tâm thần phân liệt

Cũng như bao người bình thường khác, người bệnh cũng cần đến các chương trình chăm sóc sức khỏe như mọi người để họ có thể duy trì sức khỏe, cuộc sống lành mạnh, chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng. Vì thế nhu cầu quan tâm nhiều nhất là chăm sóc sức khỏe y tế chiếm 30%, sau đó nhu cầu giáo dục học nghề việc làm chiếm 20% bởi vì họ rất tự ti mặc cảm bản thân mình là gánh nặng cho xã hội cho gia đình, nên họ cũng rất muốn học một nghề gì đó để nuôi sống bản thân mình. Ngoài ra họ cũng có nhu cầu cần các kỹ năng sống 16%. Bệnh nhân tâm thần vào điều trị và nuôi dưỡng tại Trung tâm phải xa gia đình, có những bệnh nhân vào Trung tâm hàng mấy chục năm nên khía cạnh nhu cầu tâm lý, tình cảm cũng như nhu cầu về mối quan hệ gia đình thì người bệnh cũng mong muốn cải thiện chiếm 14%. Ngoài ra các nhu cầu khác như tham gia tái hòa nhập cộng đồng nhưng tỷ lệ không cao chiếm 6%.

Có thể thấy rằng bệnh nhân tâm thần trong mẫu nghiên cứu có rất nhiều nhu cầu hiện tại khác nhau, bởi vậy, sự tham gia tư vấn, tham vấn hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội sẽ góp phần tạo dựng niềm tin cho người bệnh tâm thần.

35

Thời gian sống của bệnh nhân tại Trung tâm là yếu tố quan trọng để khẳng định rõ hơn thực trạng các hoạt động công tác xã hội nhóm và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội nhóm ở Trung tâm hiện nay. Theo kết quả khảo sát thì phần lớn người bệnh tâm thần có thời gian sống tại Trung tâm thời gian hàng năm trở lên, có rất ít người bệnh sống dưới 01 năm, và có nhiều bệnh nhân sống hàng mấy chục năm tại đơn vị. Với thời gian sinh sống như vậy sẽ cho chúng ta một bức tranh đa phương diện về hoạt động công tác xã hội tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội.

* Về mối liên hệ với gia đình người tâm thần

Đối với bệnh tâm thần nói chung, tâm thần phân liệt nói riêng gia đình giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình thường là những hộ nghèo nên họ được đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội để được chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng.

Có khoảng 10% người tâm thần đang sinh sống tại Trung tâm là không có gia đình, hoặc không nhớ được gia đình của mình. Những đối tượng này thường là do đi lang thang bị công an thu gom chuyển đến, còn 90% bệnh nhân là có gia đình. Nhưng do điều kiện kinh tế nên mức độ thăm gặp giữa gia đình và người bệnh cũng có hạn, thỉnh thoảng mới lên thăm ( chiếm tỷ lệ 40%) .

Qua những phân tích về khách thể nghiên cứu là người tâm thần, chúng ta thấy rằng: về giới tính có sự tương đương nhau và chủ yếu ở độ tuổi trưởng thành, dạng bệnh tâm thần chủ yếu là tâm thần phân liệt thể di chứng, và hầu hết họ có thể tự phục vụ được những nhu cầu bản thân, và có thể thực hiện được lao động trị liệu.

Họ có mối quan hệ tốt với gia đình và cũng thường được gia đình lên thăm.

Họ cũng có nhu cầu cần được hỗ trợ để có thể tự phục vụ bản thân và nuôi sống bản thân mình.

2.1.2.2. Cán bộ làm việc với người tâm thần

* Về vị trí công việc

Có thể nói vị trí công việc của cán bộ, nhân viên là cơ sở để xác định trách nhiệm, hiệu quả của công việc mà cán bộ, nhân viên đó thực hiện.

36

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát vị trí công việc hiện tại của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Trung tâm như sau:

Cán bộ y tế 83/ 207 người chiếm 41%.

Cán bộ cấp dưỡng 25/207 người chiếm 12%.

Cán bộ Lao động trị liệu và phục hồi chức năng 30/ 207 người chiếm 15%.

Nhân viên công tác xã hội 10/207 người chiếm 5%.

Cán bộ quản lý 60/207 người chiếm 29%.

* Về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn là một trong những tiêu chí cần thiết cho việc tuyển dụng cán bộ công nhân viên. Trình độ chuyên môn càng cao thì đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực công việc sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên Trình độ chuyên

môn

Tốt nghiệp Chuyên ngành

Trung

cấp Cao đẳng Đại học Khác Tổng SL % SL % SL % SL % SL %

CTXH 0 0 3 30 7 70 0 0 10 100

Xã hội học 0 0 0 0 1 100 0 0 1 100

Y tế 83 71 0 0 02 5 0 0 117

Giáo dục đặc biệt 0 0 1 100 0 0 0 0 0

Ngành khác 34 30 0 0 0 0 0 0 35 100

Tổng 117 56 15 7,2 40 19 35 16 207

Qua bảng 2.1 cho thấy, hầu hết cán bộ, nhân viên được khảo sát có 117 người có trình độ Trung cấp, chiếm tỷ lệ (56%). Chủ yếu tốt nghiệp trung cấp y trong đó thì số lượng Bác sỹ có 02 người chiếm ( 05%) các ngành khác chiếm tỷ lệ là 35 người chiếm (17%). Số lượng đại học 40 người chiếm (19%) số lượng người tốt nghiệp cao đẳng là 15 người chiếm (7,2%).

Có thể nói rằng, trừ số cán bộ, nhân viên được đào tạo ở trình độ đại học và cao đẳng ngành Công tác xã hội ( 10 người/ 207) thì còn lại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản về Công tác xã hội. Họ chỉ mới được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn

37

nâng cao kỹ năng và hiểu biết về Công tác xã hội. Có thể nói rằng, trong bối cảnh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thì trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên ở đây tương đối cao, có thể đảm bảo được nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng cho người tâm thần.

* Thời gian làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ người tâm thần

Những cán bộ, nhân viên trong mẫu nghiên cứu đều là những người đã có thời gian làm việc khác nhau trong lĩnh vực hỗ trợ người tâm thần. Qua khảo sát, phần lớn cán bộ, nhân viên ở các vị trí công việc khác nhau đều có thời gian làm việc với người tâm thần là từ 1,5 năm trở lên vì thế, đội ngũ cán bộ nhân viên ở đây đều đã có kinh nghiệm làm việc với bệnh nhân tâm thần nên công việc hỗ trợ họ được tốt hơn.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc với người tâm thần cơ bản là có trình độ chuyên môn, được bố trí phù hợp ở từng vị trí công việc, đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm làm việc với người tâm thần. Tuy nhiên, đa phần đội ngũ cán bộ nhân viên đều chưa được đào tạo bài bản về công tác xã hội.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt từ thực tiễn trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần hà nội (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)