2.2 Thực trạng HOạT ĐộNG THANH TOáN QUốC Tế THEO PHƯƠNG THứC TíN DụNG CHứNG Từ CủA Sở GIAO DịCH NGÂN HàNG NGOạI THƯƠNG VIệT NAM
2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
năm gần đây, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giảm đi. Đây cũng là những năm khó khăn chung của thị trường thanh toán xuất nhập khẩu của nước ta. Trong giai đoạn này đánh dấu sự phát triển rất mạnh của các Ngân hàng thương mại cổ phần và sự hiện đại hóa của các ngân hàng quốc doanh khác. Những mối quan hệ quốc tế của các ngân hàng này trên thị trường được mở rộng, các giao dịch trực tiếp tăng mạnh không cần Ngân hàng Ngoại thương đứng ra làm cầu trung gian. Ta sẽ đi vào phân tích cụ thể tình hình từng mảng thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.
a) Thực trạng thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.
Trong những năm trở lại đây, hoạt động thanh toán xuất khẩu có sự giảm sút mặc dù Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương đã có nhiều cố gắng trong việc lôi kéo các khách hàng có doanh số lớn, lượng hàng xuất nhiều và giữ chân các khách hàng truyền thống.
Bảng 2.1 : Hoạt động thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch từ năm 2003-2005
Đơn vị : Triệu USD, món
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số thư tín dụng thông báo 6923 7290 5796
Số bộ chứng từ xuất trình 3430 3870 2763
Doanh số thanh toán 289 362 280
Doanh số chiết khấu 6,89 6, 14 1,58
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh Sở giao dịch năm 2003,2004,2005)
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy doanh số chiết khấu lại liên tục giảm , tỷ lệ bộ chứng từ được chiết khấu cũng giảm dần. Điều này cho thấy hoạt động chiết khấu của Sở có dấu hiệu thụt lùi nghiêm trọng. Chiết khấu chứng từ hàng xuất là một trong những hình thức tính dụng xuất nhập khẩu khá an toàn, và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, hơn nữa ngân hàng Ngoại thương lại rất có thế mạnh trong mảng thanh toán xuất khẩu, đó là lợi thế không nhỏ để phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu này. Tuy nhiên Sở giao dịch vẫn chưa tận dụng được lợi thế này. Nguyên nhân là ngân hàng còn quá cẩn trọng trong hoạt động chiết khấu, chính vì vậy nhiều khách hàng muốn chiết khấu chứng từ mà không được chấp nhận. Nhiều khách hàng đã chuyển sang xuất trình chứng từ ở các ngân hàng khác. Trong những năm tới, Sở cần phải có biện pháp thúc đẩy hoạt động chiết khấu chứng từ hàng xuất, bởi vì sự sụt giảm này có thể dẫn tới sự sụt giảm trong thanh toán hàng xuất, mất dần vị trí của ngân hàng trên thị trường.
Trong năm 2005, Trung Quốc là nước chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thanh toán với 56tr USD, tương đương 20,31%. Hàng xuất đi Trung Quốc chủ yếu là than đá với số lượng chứng từ ổn định có giá trị khoảng 100.000USD-500.000USD/bộ chứng từ. Các khách hàng chủ yếu có hàng xuất đi Trung Quốc là Coalimex, Vinacoal, Than Miền Bắc… CuBa cũng là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chiếm 10.54%. Thông thường hàng xuất đi CuBa chủ yếu là gạo của Vinafood I. Các thư tín dụng của thị trường CuBa thường là các thư tín dụng trả chậm 300-600 ngày sau khi xuất hàng, do vậy doanh số thanh toán của năm 2005 thực tế là của hàng xuất vào các năm 2002,2003. Do chiến tranh, giá xăng dầu tăng, cấm vận, khủng bố nên thị trường Iraq không còn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thanh toán cua Sở giao dịch như các năm trước. Trong năm 2005, Petrolimex đã giảm đáng kể
số lượng và giá trị bộ chứng từ xuất trình và thanh toán qua Sở giao dịch nên tỷ trọng của thị trường Lào và Campuchia giảm sút nghiêm trọng và đạt tương ứng là 6,2% và 13,12%. Các thị trường khác có doanh số thanh toán không cao do mặt hàng trị giá nhỏ, các bộ chứng từ có giá trị không lớn như Nhật Bản là 26,99 tr USD, Hồng Kông là 16,5 tr USD, Thái Lan là 11,71 tr USD, Đài Loan là 5,54 tr USD.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là than đá chiếm tỷ trọng là 43,11% do Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chủ động hơn trong việc marketing các công ty xuất khẩu than như Coalimex, Tổng Cty than Việt Nam, Cty than miền bắc. Mặt hàng xăng dầu của Petrolimex vẫn chiếm tỷ trọng thứ hai là 17,88%. Điều này chứng tỏ tiềm năng xuất khẩu của các công ty xăng dầu là rất lớn. Các mặt hàng tiếp theo là gạo (9,5%), may mặc (6,61%), thủ công mỹ nghệ (2,88%).
b) Thực trạng thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.
Bảng 2.2 : Tình hình mở L/C nhập khẩu giai đoạn 2003-2005
Đơn vị : Triệu USD Năm Trị giá mở thư tín dụng Số lượng thư tín dụng mở
2003 1999 3817
2004 2110 3905
2005 2163 3405
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh phòng Thanh toán Nhập Khẩu)
Trong năm 2005, số món giao dịch thanh toán nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giảm rõ rệt. Nhưng trị giá mở thư tín
dụng lại tăng nhiều với doanh số chủ yếu thuộc về Petrolimex – chiếm gần 2/3 doanh số mở thư tín dụng tại Sở giao dịch. Năm 2005 giá xăng dầu trên thế giới tăng nên trị giá các lô hàng nhập khẩu của các công ty kinh doanh mặt hàng này cũng phải tăng theo và hạn mức tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam dành cho các công ty này luôn được sử dụng đến mức tối đa. Ngoài ra, các khách hàng truyền thống của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam như PTSC, Coalimex, công ty than Miền Bắc, công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT, công ty cổ phần hoá dầu, CTCP Gas Petrolimex cũng luôn đạt được doanh số cao. Hầu hết các công ty này là khách hàng đặc biệt của Sở Giao dịch có hạn mức tín dụng lớn và được mở thư tín dụng miễn ký quỹ 100% nên các công ty này luôn là những đơn vị có doanh số giao dịch cao tại Sở giao dịch. Các công ty vừa và nhỏ trước đây là khách hàng của Sở giao dịch nay có xu hướng chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác. Một số khách hàng đã không thực hiện giao dịch với Sở giao dịch nữa. Lượng giao dịch của bộ phận khách hàng này trong năm 2005 đã bị giảm rõ rệt, số món thanh toán thư tín dụng chỉ đạt 80% so với năm 2004.
Thông thường chỉ có khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán thường xuyên qua ngân hàng và được hội đồng tín dụng xét duyệt hạn mức mới được mở thư tín dụng miễn ký quỹ. Chính vì vậy việc mở rộng hoạt động mở thư tín dụng miễn ký quỹ cho thấy lượng khách hàng có quan hệ thanh toán thường xuyên với ngân hàng đã có dấu hiệu nhiều lên. Hơn nữa trong những năm gần đây hội đồng tín dụng đã mở rộng xét duyệt hạn mức cho nhiều khách hàng mới, đặc biệt là mở rộng đến nhiều thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh. Một số công ty không nằm trong danh sách được cấp hạn mức, có hợp đồng nhập khẩu tốt cũng được Sở xem xét cho mở thư tín dụng miễn ký quỹ. Nhìn chung hoạt động mở thư tín dụng nhập khẩu miễn ký quỹ tại Sở trong những năm qua đã linh hoạt hơn.
Tóm lại, cùng với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp và bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ tin học hóa lĩnh vực ngân hàng, thực hiện kết nối vào mạng thanh toán quốc tế đã góp phần hoàn thiện hơn phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung ở Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với việc tham gia mạng SWIFT làm cho tốc độ xử lý các giao dịch trở nên nhanh chóng, thuận tiện, việc truyền tin, dữ liệu nhờ vậy cũng chính xác hơn. Tất cả những ưu việt trên đây, cùng với mức phí dịch vụ được coi là hấp dẫn nhất so với những Ngân hàng thương mại khác trong nước đã làm nên một Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn đi đầu trong việc chiếm lĩnh thị phần xuất nhập khẩu của cả nước. Ví dụ khi khách hàng mở thư tín dụng chỉ phải trả mức phí mở là 0,11% trị giá mở và 0,22% cho phí thanh toán, và cả hai loại phí trên chỉ chịu mức tối đa là 330USD/giao dịch, trong khi ở các Ngân hàng thương mại khác mức tối đa này là 500-1000USD/giao dịch.
Trong những năm qua, tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày càng tăng, thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 60%
doanh số thanh toán quốc tế tại Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Điều đó cũng khẳng định chắc chắn hơn nữa những ưu việt của phương thức thanh toán này.