MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP.CẦN THƠ (Trang 29 - 32)

! Đối với Chính phủ

 Ngoài ngân sách hỗ trợ 30% cho các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, kiến nghị Nhà nước có chính sách về vốn vay đối với Công ty Phát triển KCN Cần Thơ, có chính sách vay vốn dài hạn có ưu đãi hoặc ngân sách bảo lãnh vay mới đảm bảo đủ vốn đầu tư và thu hồi vốn (bằng thu tiền cho thuê lại đất) trả được nợ. Ngoài ra, đối với các chính sách ưu đãi khác như miễn tiền thuê đất, giảm tiền thuê lại đất... theo từng dự án, thì phải được ngân sách bù đắp lại cho Công ty phát triển hạ tầng KCN theo kế hoạch hằng năm để công ty khắc phục hậu quả mất cân đối về tài chính.

Nhà nước nên xác định nhiệm vụ Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp là đơn vị “sự nghiệp có thu” phục vụ lợi ích phát triển kinh tế địa phương, là công cụ để thực hiện và thể nghiệm các chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

 Do chưa có nhà máy xử lý nước thải chung cho toàn khu nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, gây bất bình trong cộng đồng dân cư. Đề nghị Nhà nước cho vay tín dụng ưu đãi để BQL có thể thực hiện dự án về xử lý nước thải chung trong các KCN góp phần giữ môi trường phát triển công nghiệp bền vững.

 Nhà nước cần hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư cho BQL KCN. Hiện tại xúc tiến đầu tư sơ cấp (Nhà nước) chưa có chiều sâu, chỉ dừng lại ở các hình thức như giới thiệu một số chính sách ưu đãi đầu tư, trang tin điện tử, danh mục các ngành nghề, dự án kêu gọi đầu tư, tổ chức các cuộc tiếp xúc, hội thảo tìm hiểu thị trường.

Khi đến vận động đầu tư ở các nước lớn, số người hiểu về Việt Nam, về môi trường đầu tư của Việt Nam là vô cùng ít ỏi. Tại sao nhiều người Nhật Bản đến Trung Quốc đầu tư và du lịch. Vì trên chương trình truyền hình quốc gia Nhật Bản hàng tuần đều đặn có các buổi giới thiệu về văn hoá Trung Quốc, môi trường đầu tư của Trung Quốc, dạy tiếng Trung Quốc. Việc làm này phải ở tầm quốc gia có sự tham gia của các đại sứ quán, các thương vụ của Việt Nam ở các nước.

Xúc tiến đầu tư thứ cấp của địa phương, của BQL rất hạn chế về nhiều mặt đặc biệt là kinh phí và điều kiện hoạt động, mà cơ bản là nhờ vào hiệu quả của xúc tiến đầu tư sơ cấp. Rõ ràng, càng nhiều nhà đầu tư, nhiều khách du lịch vào Việt Nam do kết quả xúc tiến đầu tư sơ cấp thì có càng nhiều cơ hội cho việc xúc tiến đầu tư của các địa phương.

! Đối với UBND Thành phố Cần Thơ

 Kiến nghi UBND thành phố Cần Thơ cần chỉ đạo các đoàn cán bộ khi đi nước ngoài phải có trách nhiệm tham gia vận động kêu gọi đầu tư. Phải xem công tác vận động thu hút đầu tư là nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong tình hình nhiệm vụ hiện nay.

 Kiến nghị UBND Thành phố đưa vào chương trình công tác năm 2005 của Thành phố về chính sách nhà ở cho công nhân, chuyên gia; việc phát triển nhà trẻ, trường mẫu giáo phục vụ công nhân các khu công nghiệp; việc đào tạo nghề để cung cấp lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

KẾT LUẬN

...W—X...

hát triển các khu công nghiệp có vai trò rất lớn trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Thành phố Cần Thơ với xu thế sẽ trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung Ương, là trung tâm kinh tế văn hoá khoa học và công nghệ của vùng ĐBSCL, xu thế ấy không thể tách rời với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung. Nhận thức được tầm quan trọng đó, luận văn đã thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

P

ﷲ Giúp người đọc hiểu được các khái niệm liên quan đến KCN như: thế nào là KCN, KCX, DN KCN...; lịch sử hình thành và phát triển các KCN trên thế giới và ở Việt Nam, vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

ﷲ Sự hình thành và phát triển các KCN TP.Cần Thơ, thực trạng hoạt động của nó; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu; những cơ hội và đe dọa của các KCN TP.Cần Thơ.

ﷲ Đề ra giải pháp phát triển các KCN TP.Cần Thơ trên cơ sở của sự phân tích các mặt mạnh, yếu, cơ hội, đe dọa của chúng đồng thời dựa trên quan điểm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội TP. Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng phát triển khu công nghiệp TP.Cần Thơ.

Luận văn không đề cập đến các khu tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Cần Thơ và các doanh nghiệp nằm ngoài các KCN TP Cần Thơ, cũng như không xem xét việc xin chủ trương Chính phủ mở rộng KCN cặp theo sông Hậu (KCN Thới An và KCN Thới Long - Quận Ô Môn) của UBND Thành Phố và BQL KCN Cần Thơ với diện tích dự kiến là 800ha. Việc này là có nên chăng trong khi KCN Hưng Phú Cần Thơ hầu như chỉ mới bắt đầu? Đây là hạn chế của luận văn và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

...W—X...

1. Kim Chi (29/4/2005), “Dựa vào dân, khơi dậy sức dân, quyết tâm xây dựng TP.

Cần Thơ phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại”, Báo Cần Thơ, tr.3.

2. Cao Dương (16/11/2004), “Bến Tre Săn tìm nhà đầu tư”, Báo Cần Thơ, tr.5.

3. Hải Đăng (17/11/2004), “Phát triển khu công nghiệp không thể mạnh ai nấy làm”, Báo Tuổi Trẻ, tr.11.

4. Võ Văn Lũy (2004), Bài tham luận tại hội thảo Cơ hội đầu tư và hợp tác phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ từ ngày 8-9/10/2004, Cần Thơ.

5. Xuân Toàn (24/11/2004), “Liên kết vùng trong xúc tiến đầu tư-tránh lãng phí, tăng hiệu quả”, Báo Tuổi Trẻ, tr.11.

6. Thanh Tâm - Nhật Chánh (10/11/2004), “Làm gì để tăng sức hút đầu tư vào TP.CầnThơ”, Báo Cần Thơ, tr.3

7. Bùi Minh Trí (2000), “Xây dựng giải pháp phát triển các Khu Công nghiệp Bình Dương đến năm 2010” , Luận văn thạc sĩ Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế TP. HCM, TP.HCM

8. Ban Quản lý KCX & CN Cần Thơ (2004), Báo cáo tổng kết hoạt động các KCX và CN Cần Thơ các năm 2002, 2003, 2004, Cần Thơ.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tạp chí Cộng Sản (2004), Kỷ yếu hội thảo Phát triển KCN, KCX ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 10. Bộ Xây dựng (1996), Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp và khu chế xuất

Cần Thơ, TP.HCM.

11. Cục Thống kê TP.Cần Thơ (2003), Niên giảm thống kê.

12. Cục Thống kê TP.Cần Thơ (2004), Tình hình Kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ.

13. Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Cần Thơ (2004 - 2005), Thành phố Cần Thơ tiềm năng và cơ hội.

14. Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1999 của Hội đồng Bộ trưởng về ban hành Qui chế Khu chế xuất.

15. Nghị định 192/CP ngày 18/12/1994 của Chính phủ về ban hành quy chế Khu công nghiệp.

16. Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành quy chế khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.

17. UBND tỉnh Cần Thơ (2000), Quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh Cần Thơ đến năm 2010.

18. Website:

- www.gso.gov.vn - www.baocantho.com.vn - www.tuoitre.com.vn - www.canthoepiza.gov.vn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP.CẦN THƠ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)