Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LU Ậ N
4.4. Quy luật phân bố cây tái sin h
4.4.1. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quàn thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần, về phương
diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài. Trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải.
Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc của tầng tán rừng cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng, qua đó cho ta hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phàn.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Trong rừng tự nhiên đa tuổi hỗn loài, cấu trúc tầng phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các nhóm quàn thụ cây khác nhau về đặc điểm sinh thái, năng lực sinh trưởng và mức độ thành thục. Kết quả điều ừa cho thấy chỉ tiêu về phân bố mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao (8 cấp chiều cao) của các điểm nghiên cứu là rất khác nhau (bảng 4.5).
Qua số liệu bảng 4.5 ta thấy: Tất cả các OTC trong khu vực nghiên cứu đều có tỷ lệ cây tái sinh tự nhiên cao nhất ở cấp chiều cao n , trung bình là 2300 cây/ha, rồi giảm dần ở cấp chiều cao III (trung bình 1500 cây/ha), sau đó thay đổi ở các cấp sau, mức độ thay đổi tuỳ vào từng kiểu thảm thực vật, từng OTC. Hiện tượng này có thể giải thích như sau: Cây con có chiều cao 20-50 cm thường có mật độ rất lớn, chúng sinh trưởng một phần nhỏ nhờ chất dự trữ ừong hạt hoặc trong cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ, phần còn lại chúng lấy chất dinh dưỡng trong đất, cây con bắt đầu sinh trưởng tốt.
OTC
Tổng (cây/ha)
Câp chiêu cao (cm)
I
ô 2 0 )
n
(20-50)
m
(51-100)
IV
(101-150)
V
(151-200)
VI
(201-250)
VII
(251-300)
vm
(>300)
1 8000 0 3000 1500 1000 500 500 500 1000
2 8500 0 2500 2000 1000 500 1000 500 1000
3 5500 0 1500 2000 1000 0 500 0 500
4 5000 0 2000 1000 1000 0 500 0 500
5 4500 0 2000 1000 1000 0 500 0 0
6 7500 0 3000 2000 1000 0 500 500 500
7 5500 0 2000 1500 1000 0 0 0 1000
8 4500 0 2000 1500 1000 0 0 0 0
9 7500 0 3000 1500 1000 1000 0 500 500
10 5500 0 2000 1000 1000 500 0 500 500
Trung bình 6200 0 2300 1500 1000 250 350 250 550
Giai đoạn này, nhu cầu ánh sáng của cây con tăng lên nhưng chiều cao của cây con còn thấp. Độ che phủ của tán rừng và tầng thảm tưoi, cây bụi đã ảnh hưởng phàn nào đến việc đồng hoá cacbon của cây.
Sự phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại các thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu có thể biểu diễn qua biểu đồ 4.4.
Biểu đồ 4.4. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Qua biểu đồ 4.4 ta nhận thấy:
Đồ thị có dạng lệch phải, thảm cây bụi có xu hướng giảm dần chiều cao cây tái sinh tự nhiên, chia thành 8 cấp (cấp I đến cấp VIII). Đồ thị biểu hiện là một hàm giảm liên tục từ cấp II đến cấp V, trong đó giảm mạnh ở cấp
III, Cấp IV, cấp V, sau đó ở cấp VI đến cấp VIII giảm chút ít hay phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao có dạng phân bố giảm. Chứng tỏ ừong giai đoạn này thảm thực vật có sự tích luỹ thành phàn cây của lớp cây bụi.
Như vậy, các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu có mật độ cây ở các cấp chiều cao là rất khác nhau. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, cấu trúc rừng, tác động của con người... Tuy nhiên các trạng thái thảm thực vật vẫn có triển vọng cao trong tái sinh của hệ sinh thái rừng.
4.4.2. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất
Để nghiên cứu phân bố cây tái sinh ữên mặt đất, cần áp dụng về sự bằng nhau giữa số bình quân ( x ) và phương sai (S2) trong phân bố Poisson để xác định kiểu phân bố [37]. Theo phương pháp này thì cần phải tính:
X
Nếu: w ~ 1 : Phân bố ngẫu nhiên w > 1 : Phân bố cụm
w < 1 : Phân bố đều.
Tiến hành thống kê số lần xuất hiện của các cây tái sinh trong các ô dạng bản 4 m2 (2m X 2m) trên OTC 400 m2, sau khi tính toán kết quả thu được ghi ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất
OTC Mật độ
(cây/ha) X s 2 Kiểu
phân bố
1 8000 3,2 1,7 0,53 Đều
2 8500 3,4 0,8 0,24 Đều
3 5500 2,2 1,2 0,55 Đều
4 5000 2,0 1,0 0,50 Đều
5 4500 1,8 1,7 0,94 Đều
6 7500 3,0 2,0 0,67 Đều
7 5500 2,2 1,7 0,77 Đều
8 4500 1,8 1,2 0,67 Đều
9 7500 3,0 1,5 0,5 Đều
10 5500 2,2 1,7 0,77 Đều
Kết quả trình bày ừong bảng 4.6 cho thấy: phân bố cây tái sinh trên mặt đất ở khu vực nghiên cứu có dạng phân bố đều.
r ^ r
Hình 4.2. Phân bô đêu cây tái sinh trên mặt đàtởkhu vực nghiên cứu