Các nhân tố ảnh hưởng đến HDI ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phát triển con người ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn 2005 2015 qua chỉ số HDI (Trang 54 - 69)

Chương 2. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TỈNH VĨNH PH Ú C

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến HDI ở Vĩnh Phúc

Các nhân tố ảnh hưởng đến HDI tỉnh Vĩnh Phúc gồm: kinh tế, giáo dục, y tế.

Nhân tố kinh tế: giữ vai trò chủ đạo trong vấn đề phát triển con người tỉnh Vĩnh phúc:

Ớ nhân tố này ta xét về tăng trưởng kinh tế. Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập vào năm 1997. Tại thời điếm tái lập tỉnh thu chi ngân sách khoảng 100 tỉ/năm; thu nhập bình quân đầu người 140USD/người/năm. Tính chung giai đoạn 2001 - 2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5% năm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế ừọng điểm phía bắc, tăng gấp 2 làn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước. Như vậy, xét về GDP/người Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước.

GDP bình quân đàu người của tỉnh năm 2007 xếp thứ 11 và năm 2008 xếp thứ 6 ừong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Tuy nhiên, đi cùng với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc là sự gia tăng khoảng cách về bất bình đắng ừong thu nhập. Chính sự gia tăng chênh lệch của các nhóm kinh tế trong xã hội ở nông thôn là động lực cho việc đánh giá bất bình đắng thu nhập, chứ không phải sự chênh lệch giữa vùng, giữa nông thôn với thành thị hay tại khu vực thành thị.

Theo quy luật phát triển, bất bình đẳng ở Vĩnh Phúc gia tăng trong thời gian qua một mặt là kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế, với tác động của gia tăng nguồn lợi tưomg đối từ các vốn cá nhân sẵn có, chẳng hạn trình độ học vấn và vốn sản xuất. Mặt khác, trong khuôn khổ phân tích về “mối quan hệ hình chữ u ngược”, được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tạo ra sự dịch chuyển lao động trong vùng có năng suất thấp (nông thôn, nông nghiệp) với mức thu nhập thấp sang khu vực có năng suất cao hơn (đô thị, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) có mức thu nhập cao hơn, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng tăng cho tới khi lao động di chuyển phần lớn ra khỏi khu vực nông nghiệp, nông thôn thì bất bình đẳng giảm dần, vì vậy việc gia tăng bất bình đẳng thu nhập hiện nay của Vĩnh Phúc có thể

giải thích được. Sự bất bình đẳng gia tăng cảnh báo công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế thành công không tự động cho phép giải quyết vấn đề phân phối thu nhập không công bằng và việc bất bình đẳng cơ hội phát triển với hậu quả là sự dịch chuyển của cải giữa các giai tầng có thể đe dọa tới sự ổn định xã hội.

Nhân tố giáo dục - đào tạo: có vai trò then chốt bởi lẽ giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển. Giáo dục ngày nay là nhân tố tạo nên cả kết quả tinh thần và kết cấu vật chất cho một quốc gia, địa phương. Giáo dục hình thành và phát triển “Nhân cách - Nhân lực”, vừa tạo ra nguồn vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội của cộng động.

Mạng lưới giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phúc được quan tâm, phát triển mạnh, rộng và phân bố đều khắp các xã, thị ừấn, đến tận thôn, bản. Hệ thống trường, lớp và cơ sở vật chất trang thiết bị được cải thiện nhanh, nhìn một cách tổng thể có thể khẳng định:

Hệ thống giáo dục - đào tạo của Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tỉnh đã đạt được tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2002, tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng nhanh: năm 2005 là 28%; năm 2010 là 51,2%. Cơ sở vật chất trường, lớp học và trang thiết bị dạy học được quan tâm, nhung khi tái lập còn rất nghèo nên tỉ lệ phòng kiên cố ở mầm non, tiểu học còn thấp. Bậc trung học cơ sở và trung học phổ thong còn thiếu giáo viên có chuyên môn sâu, đặc biệt là một số môn đặc thù như ngoại ngữ, tin học. Công tác dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, chưa thực sự gắn với thị trường lao động.

Như vậy, trong những năm qua Vĩnh Phúc đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc cải thiện mức sống. Ngoài sự tăng lên về thu nhập và tiêu dùng

cũng có sự tăng trưởng đáng kể mức độ tiếp cận giáo dục của trẻ em. Thực tế lượng trẻ em được tiếp cận với giáo dục ngày một tăng đồng nghĩa với việc các hộ gia đình và bản thân các em đã nhận thức được giáo dục là một đầu tư có hiệu quả cũng như một phương thức để xóa đói giảm nghèo.

Dân tộc Kinh đã được hưởng lợi khá nhiều từ sự phát triển của Tỉnh còn các dân tộc khác thì thu nhận được ít hơn. Vì thế sự khác biệt trong việc duy trì giáo dục của trẻ em giữa dân tộc Kinh và các dân tộc khác vẫn tồn tại. Hầu hết các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng nông thôn tương đối sâu và xa, rất ít người tìm được việc làm trong các ngành công nghiệp và vùng đô thị, rất nhiều bậc phụ huynh không tìm thấy được giá trị của giáo dục trên mức biết đọc và biết viết khi họ cho rằng con cái của họ chỉ theo họ tham gia tham gia vào công việc đồng áng là đủ sống về cơ bản. Vì vậy, mức sống và khả năng đi học của trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này cũng có nghĩa rằng việc tiếp cận và duy trì học vấn của trẻ em phụ thuộc nhiều hơn vào điều kiện gia đình. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển con người ở tỉnh.

Nhân tố V tế, chăm sóc sức khỏe công đồng: có vai trò quyết định đối với phát triển con người, vấn đề, y tế, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng được đảm bảo bảo sẽ sản xuất ra nguồn vốn con người khỏe mạnh về cả trí lực, thể lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn chung, mạng lưới y tế trên địa bàn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phòng bênh và khám chữa bệnh của nhân dân Vĩnh Phúc. Nhiều năm qua không để xảy ra các dịch bệnh lớn ừên địa bàn. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời thuốc phòng bệnh và chữa bệnh có chất lượng. Công tác xã hội hóa y tế bước đầu đã được triển khai, đặc biệt trong các loại hình dịch vụ y tế, góp phần tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ữong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Tuy nhiên, y tế tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế đó là: cơ sở vật chất, hang thiết bị y tế tuy đã được đầu tư nâng cấp, song so với quy định của Bộ y tế vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là tuyến y tế cơ sở. Việc áp dụng các kĩ thuật cán bộ chuyên môn còn thiếu, nhất là các bộ chuyên môn cao và sâu, mất cân đối về cơ cấu cán bộ, chưa có chế độ chính sách họp lí, đặc biệt thiếu bác sĩ công tác tại tuyến cơ sở. vẫn còn tình ừạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Nguồn tài chính cho y tế còn nhiều hạn chế, ngân cách đầu tư cho y tế hạn hẹp. Việc kêu gọi đàu tư từ những nguồn khác chưa đáng kể. Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, dân sinh, tệ nạn xã hội ngày càng nặng nề, tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển ở mức báo động một số bệnh.

Như vậy mặc dù Vĩnh Phúc đã có những tiến bộ trong việc làm giảm bớt khoảng cách về y tế giữa các vùng, huyện, giữa các dân tộc, nhưng vẫn còn tồn tại bất bình đắng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế vẫn tiếp tục và dẫn đến bất bình đẳng về kết quả y tế dẫn tới ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển con người của tỉnh.

2.3. Các chỉ sổ đánh giá phát triển con ngưòi tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1. Chỉ số HDI của tính Vĩnh phúc giai đoạn 2005 - 2010

Công thức tính:

HDI = (Ituổi thọ + Itri thức + IGDP)/3 (1) Bảng 1: chỉ số kinh tế Vĩnh Phúc 2005- 2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

IGDP 0,537 0,559 0,582 0,605 0,623 0,649

Trong đó: Ituổi thọ là chỉ số tuổi thọ Itri thức là chỉ số tri thức Igdp là chỉ số thu nhập

Giá trị chỉ số kỉnh tế Vĩnh Phúc có được kết quả ừên là do:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt được tốc độ nhanh gấp 1 , 2 - 1, 3 lần tốc độ tăng trưởng của cả nước, hình thành ngành công nghiệp có khả năng cạnh ừanh trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, phát triển các ngành có hàm lượng khoa học cao.

Mức tăng trưởng GDP của vùng: 11- 12%/năm, trong đó thương mại - dịch vụ đạt tăng 7 - 8%/năm.

GDP bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của cả nước tại thời điểm đó là 1,56 lần.

Xuất khẩu tăng bình quân 19 - 20%/năm.

Vùng kinh tế họng điểm Bắc Bộ là trung tâm khoa học - công nghệ và đào tạo trình độ cao của cả nước. Đổi mới công nghệ, đi đầu với tiến trình hiện đại hóa, chất lượng lao động qua đào tạo cao.

Vậy nên, giá trị chỉ số kinh tế của Vĩnh Phúc tăng qua các năm, thể hiện từ năm 2005 - năm 2010 giá trị chỉ số kinh tế tăng thêm 0,112 giá trị chỉ số.

Qua đó, VTnh Phúc là địa phương thu hút được nguồn vốn FDI nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội của tính và đất nước trong thòi kì hội nhập toàn cầu.

Chỉ số giáo dục Từ công thức (1)

Ta có: chỉ số giáo dục được tính từ hai nhân tố:

Nhân tố a biểu thị cho người biết chữ của người lớn (15+ tuổi)

Nhân tố b biểu thị cho số người đi học của thanh thiếu niên (tù’ 6-24 tuổi), a, b đều tính ra %.

Bảng 2: chỉ số giáo dục Vĩnh Phúc 2005- 2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Giáo Dục 0,860 0,865 0,867 0,873 0,880 0,881

Qua đây, ta có thể thấy rằng: giải bài toán kinh tế không thể chỉ bằng kinh tế đơn thuần, nút bấm cho vấn đề này chính là giáo dục.

Ông Lý Quang Diệu, nhà chính trị nổi tiếng của Singapore, trong dịp

đầu năm 2007 đã nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam: “Thắng cuộc đua trong giáo dục sẽ thắng ừong kinh tế”.

Nhìn vào giá trị chỉ số giáo dục, có thể thấy Vĩnh Phúc ngày càng tăng về giá trị: từ năm 2005 - 2010 tăng 0,021 giá trị chỉ số giáo dục. Đạt được kết quả này là do:

Với các lóp thuộc chính sách phổ cập (giáo dục tiếu học và trung học cơ sở) đã có sự đầu tư kinh tế cho các em học được chương trình đã ban hành, năm 2002 tỉnh phổ cập xong trung học cơ sở, tránh việc “chống ngồi nhầm lớp” một cách lạnh lùng nên không có hiện tượng học sinh bỏ học hàng loạt.

Vì vậy, Vĩnh Phúc có nguồn nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề và đã được qua đào tạo.

Từ công thức (1)

Ta thấy rằng: một nước có tuổi thọ bình quân cao khi nước đó làm tốt công tác chăm sóc y tế ban đầu. Tỉ lệ sơ sinh chết thấp và tỉ lệ tử vong của bà mẹ khi sinh nở cũng thấp.

Bảng 3: Chỉ số y tế Vĩnh Phúc 2005- 2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

y tế 0,804 0,807 0,809 0,810 0,816 0,816

Giá trị chỉ số y tế của Vĩnh Phúc luôn ở mức cao, khắng định chất lượng dịch vụ y tế của nhân dân không những được đảm bảo mà các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công đồng ngày càng được nâng cao. Giá trị chỉ số y tế ngày càng tăng và tăng thêm 0,012 giá trị. Điều đó khẳng kinh trong những năm qua cùng với sự nỗ lực của tính và nhân dân cùng nhau xây dựng chất lượng y tế, chăm sóc sức khỏe vì cộng đồng, xã hội không ngừng được cải thiện, chất lượng hưởng thụ các dịch vụ xã hội được tăng cao.

Tống họp chỉ số HDI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010

Qua các giá trị chỉ số về kinh tế, giáo dục, y tế ta có kết quả chỉ số

HDI của Vĩnh Phúc như sau:

Bảng 4: Chỉ số HDI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Chỉ số kinh tê 0,537 0,559 0,582 0,605 0,623 0,649 Chỉ số giáo dục 0,860 0,865 0,867 0,873 0,880 0,881

Chỉ số y tê 0,804 0,807 0 809 0,810 0,816 0,816

Chỉ số HDI 0,734 0,744 0,753 0,763 0,773 0,784 (Nguôn: Kêt quả bảo cáo hàng năm quốc gia về các địa phương) Qua bảng số liệu, ta nhận thấy:

v ề kinh tế: Sau khi tái thiết tỉnh năm 1997, kinh tế VTnh Phúc từng bước có những cuộc đổi mình, từ một địa phương có sự phát triển kinh tế trung bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy tỉnh Vĩnh Phúc, đưa kinh tế tỉnh ngày càng phát triển theo hướng hiện đại với các khu công nghiệp công nghệ cao, phát triển mạnh mẽ, thu hút FDI vào địa phương, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

v ề giáo dục, y tế: Vĩnh Phúc là địa phương có chất lượng giáo dục, y tế phát triển cao của cả nước, luôn nằm trong top có chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe vì cộng đồng phát triển nhanh, mạnh.

Chỉ số phát triển con người Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010 khá cao, luôn giữa giá trị chỉ số >0,7. Điều đó khẳng định Vĩnh Phúc ngày càng phát triển nhanh, mạnh và bền vững, qua đó chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, đời sống nhân dân được ổn định, đáp ứng được yêu cầu mới về phát triển kinh tế đất nước thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.3.2. Chỉ số HDI tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015

Theo kết quả báo cáo quốc gia (kết quả dự báo), ta có chỉ số phát triến con người Vĩnh Phúc như sau:

Bảng 5: Chỉ số HDI tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Chỉ sô HDI 0,792 0,802 0,813 0,823 0,834

So sánh chỉ số HDI giai đoạn 2011 - 2015 với giai đoạn 2005 - 2010 ta nhận thấy:

Chỉ số phát triển con người tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước tiến bộ đáng kể và luôn nằm ừong top 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước, năm 2005 là 0,734 đến năm 2010 là 0,782, dự báo năm 2015 là 0,834. Trong các chỉ số cấu thành chỉ số HDI, chỉ số giáo dục, y tế tương đương với các quốc gia phát triển.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 -2010 đạt 14,4 % đến năm 2011 - 2015 đạt khoảng 14,0 - 15,0% và là một trong những tỉnh có mức tăng trưởng cao của cả nước. Do vậy, ừong 3 chỉ số thì kỉnh tế là có mức tăng trưởng cao nhất.

Tuy nhiên trong 3 chỉ số cấu thành, thì chỉ số kinh tế còn ở mức thấp và chỉ ở mức tương đương với các quốc gia đang phát triển, mặc dù giai đoạn 2011 - 2015 có xu hướng tăng lên.

Số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm xuống; năm 2000: 2,15 con; năm 2010: 2,1 con > tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm: Năm 2000 là 11,7%; năm 2010 là 8,49% giảm được 3,21%.

Công tác đào tạo nghề cho lao động ừẻ ngày càng được quan tâm, đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu. Tỉnh có nhiều trường đại học, cao đẳng, nghề trung cấp phục vụ cho sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Thông qua tính toán chỉ số HDI và các chỉ số liên quan, giúp cho tỉnh ủy, ƯBND tỉnh và các cấp, các ngành có liên quan đề ra mục tiêu và giải pháp chiến lược phát triển bền vững mà Đại hội Đảng đã đề ra.

2 .3.3. Đ á n h g iá tổ n g h ợ p p h á t triển con n g ư ờ i tỉn h Vĩnh P h ú c

Phát triển con người tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện ở những mặt sau:

v ề kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14,0 - 15,0% thời kì 2011 - 2015 và >14-

14,5 thời kì 2016-2020.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, thu hút thêm lao động và tăng năng suất lao động. Để thực hiện được công việc này, phải tăng cường, mở rộng đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cho người lao động. Chuyển dịch cơ cấu diễn ra mạnh mẽ: Khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có tỉ trọng tăng lên còn tỉ ừọng nông - lâm - ngư có xu hướng giảm xuống. Cùng với chuyến dịch kinh tế thì xu hướng chuyến dịch lao động theo tỉ lệ thuận.

Vĩnh Phúc đang tiến nhanh tới thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Mục tiêu đến năm 2015 Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và đến năm 2020 ừở thành một tỉnh cụm công nghiệp theo hướng hiện đại, là một ừong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của cả nước. Tốc độ đô thị hóa nhanh. Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc trung ương như:

thảnh phố Vĩnh Yên với các khu đô thị mới như Định Trung, Đồng Tâm, Thanh Trù; thị xã Phúc Yên với 6 cụm dân cư đô thị mới như Phúc Thắng - nam Viên, Hùng Vương, Đầm Rượu, .thị xã Bình Xuyên (sau này thành đô thị cấp 3).

Hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp: trên địa bàn tinh hiện có 9 khu công nghiệp tập trung quy mô lớn với trình độ công nghệ tương đối hiện đại: Bình Xuyên, Bá Thiện, Khai Quang, Chấn Hung....

Hình thành và phát triển các ngành công nghiệp và du lịch, dịch vụ trọng điểm: chế tạo phương tiện giao thông, điện tử, máy tính, công nghệ thông tin,

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phát triển con người ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn 2005 2015 qua chỉ số HDI (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)