1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế (1)
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật; xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo ngành và các vùng lãnh thổ; xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, dài hạn và trung hạn.
1.3. QUảN LÝ NHÀ NƯớC ĐốI VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế (2)
- Xây dựng và ban hành thành pháp luật, các chính sách, chế độ quản lý nhằm cụ thể hóa và thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, Xây dựng và ban hành thành pháp luật các định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu.
1.3. QUảN LÝ NHÀ NƯớC ĐốI VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế (3)
- Tổ chức thu thập, xử lý và tạo ra hệ thống chính thức của Nhà nước để cung cấp thông tin cho hoạt động kinh doanh, bao gồm thông tin trong nước và quốc tế về thị trường, giá cả; tiến hành dự báo, dự đoán về sự tiến triển của thị trường, giá cả làm cơ sở để doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
CÁC TRUNG TÂM CUNG CấP THÔNG TIN
- Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công nghiệp,… đều có các trung tâm thông tin để thu thập và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp: www.mot.gov.vn (Bộ Thương mại); www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính);
www.mpi.gov.vn (Bộ Kế hoạch và đầu tư);
www.moi.gov.vn (Bộ Công nghiệp).
1.3. QUảN LÝ NHÀ NƯớC ĐốI VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế (4)
- Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính trị trong và ngoài nước; cải thiện các quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, pháp lý để tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, mở rộng quan hệ về thương mại và đầu tư với các đối tác nước ngoài. Hướng dẫn, điều tiết và phối hợp hoạt động kinh doanh trong nước; giải quyết, xử lý các vấn đề ngoài khả năng tự giải quyết của doanh nghiệp. Tham gia giải quyết các tranh chấp khi doanh nghiệp có yêu cầu.
1.3. QUảN LÝ NHÀ NƯớC ĐốI VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế (5) - Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ quản trị doanh nghiệp cho toàn bộ nền kinh tế; xây dựng và ban hành thành chế độ thống nhất các tiêu chuẩn, bằng cấp, chứng chỉ và chức năng của các loại cán bộ quản lý làm cơ sở cho việc tuyền dụng và sử dụng trong các đơn vị.
1.3. QUảN LÝ NHÀ NƯớC ĐốI VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế (6)
- Cấp, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.3. QUảN LÝ NHÀ NƯớC ĐốI VớI HOạT ĐộNG KINH DOANH
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế (7)
- Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUảN LÝ NHÀ NƯớC Về KINH Tế (1)
Phương pháp kế hoạch hóa: là phương pháp đề Nhà nước thực hiện vai trò hướng dẫn, định hướng nền kinh tế quốc dân.
Phương pháp pháp chế: là phương pháp mà các biện pháp, chính sách, công cụ quản lý nhà nước phải thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời phải có các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
1.3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUảN LÝ NHÀ NƯớC Về KINH Tế (1)
Phương pháp kinh tế: là phương pháp đưa ra các biện pháp tác động đến lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh doanh để đạt được các mục đích của chủ thể quản lý.
Phương pháp kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh doanh: đây là phương pháp thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện trong thực tiễn những quy định đã được đưa ra.