3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về nước sinh hoạt.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
- Xã Đông Cứu, huyên Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Phòng thí nghiệm khoa Môi Trường - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian tiến hành: Từ 10/01 - 10/05/2015 3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt của xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt đang được áp dụng rộng rãi trên địa bàn xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường, hạn chế ô nhiễm nước sinh hoạt trên địa bàn xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, số liệu sau:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của xã Đông Cứu
- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
- Tài liệu về các văn bản luật và văn bản dưới luật về quản lý tài nguyên nước.
- Thu thập thông tin liên quan tới đề tài qua thực địa, sách báo.
- Kế thừa và tham khảo các kết quả nghiên cứu từ các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu sẵn có, từ đó đánh giá được thực trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn xã Đông Cứu.
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát thực địa về đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu
- Điều tra về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân khu vực nghiên cứu.
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Vị trí lấy mẫu: Để đảm bảo đánh giá đúng chất lượng nước sinh hoạt của người dân xã Đông Cứu tiến hành lấy mẫu nước ngẫu nhiên 6 hộ gia đình của các thôn trong địa bàn xã, trong đó gồm 2 mẫu nước máy, 2 mẫu nước giếng đào và 2 mẫu nước giếng khoan.
GK1: Gia đình Bà Nguyễn Thị Quỳnh, thôn Yên Việt.
GK2: Gia đình Ông Nguyễn Đăng Nghiêm, thôn Cứu Sơn.
GĐ1: Gia đình Ông Đinh Bá Tùng, thôn Hiệp Sơn.
GĐ2: Gia đình Ông Nguyễn Văn Khánh, thôn Nghĩa Thắng.
NM1: Gia đình Ông Nguyễn Thị Chi, thôn Cứu Sơn.
NM2: Gia đình Ông Vũ Linh An, thôn Hiệp Sơn.
- Mẫu nước được lấy các hộ gia đình đựng trong chai, lọ đảm bảo đúng cách lấy mẫu và các bảo quản mẫu nước phân tích
- Phân tích các chỉ tiêu bằng các thiết bị chuyên dụng máy đo pH, DO, COD, độ cứng. Một số chỉ tiêu khác không đo được bằng máy phải sử dụng các hóa chất, dụng cụ chuyên dụng và phương pháp phân tích phù hợp cho từng loại chỉ phân tích.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước sinh hoạt
STT Chỉ tiêu
phân tích Phương pháp phân tích
1 Màu sắc Cảm quan 2 Mùi vị Cảm quan
3 pH Máy đo pH Meter F-51 3 TDS Dùng thiết bị đo chuyên dùng 4 DO Dùng thiết bị đo chuyên dùng
5 COD TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)
6 BOD
TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày(BOD5) - phương pháp cấy và pha loãng
7 Fe TCVN 6177:1996 Chất lượng nước. Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin
8 Cl-
TCVN 6194-1996 (ISO 9297 : 1989) Chất lượng nước - Xác định clorua - Chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO).
9 Độ cứng TCVN 6224-1996 (ISO 6059 : 1984) Chất lượng nước - Xác định can xi và magiê – Phương pháp chuẩn độ EDTA.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu
- Tổng hợp các số liệu điều tra, phân tích và thu thập số liệu để chọn lọc ra những số liệu cần thiết, phù hợp đưa vào đề tài.
- So sánh những số liệu phân tích với các TCVN (5944 – 1995, 5945 – 2005).
- Đối chiếu với QCVN 01:2009/BTNMT, QCVN 02:2009/BYT, QCVN 09:2008/BTNMT.
3.4.5. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân về mục đích sử dụng nước và đánh giá của người dân về chất lược nước.
- Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, phỏng vấn ngẫu nhiên 50 hộ gia đình tại các thôn thuộc địa bàn xã.
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi trong phiếu điều tra.
Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi lại số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận định đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát.
3.4.6. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Các kết quả thu thập được thống kê thành các bảng, sơ đồ, hiệu chỉnh hợp lý và đưa và báo cáo chủ yếu sử dụng 2 phần mềm Microsoft Wort để soạn thảo báo cáo và Microsoft Excel để xử lý số liệu và vẽ biểu đồ.
PHẦN 4