Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG BỊ TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH
2.3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình
2.3.1. Mô tả về nhóm - Đặc điểm của nhóm
Có 12 người tâm thần trong nhóm và họ đều là người có tuổi (Trên 50 tuổi). Hầu hết các thành viên trong nhóm là nam giới (9 nam và 3 nữ). Những thành viên trong nhóm được lựa chọn là những người mắc bệnh tâm thần phân liệt ở thể nhẹ. Điều đó đảm bảo cho sự hoạt động của nhóm vì khả năng nhận thức của họ vẫn còn.
Các thành viên trong nhóm hầu hết là những người không còn người thân trong gia đình, sức khỏe yếu, nhà cửa không ổn định và đặc biệt là thiếu tình cảm. Một số người còn bị kì thị bởi cộng đồng do có những hành vi bất thường khi bị bệnh tâm thần. Do đó nhu cầu của họ tập trung nhiều ở khía cạnh chia sẻ tình cảm và được giải tỏa thông qua các trò chơi.
- Đánh giá khả năng thành lập nhóm
Đánh giá khả năng thành lập nhóm trước hết bằng việc đánh giá sự tham gia của các thành viên. Điều này được xem xét dựa trên nhu cầu và động cơ của các cá nhân khi tham gia nhóm. Nếu mỗi cá nhân đều có mong muốn sinh hoạt với nhóm, có chung mục đích với mục đích của nhóm thì mới có thể duy trì sự tham gia lâu dài. Trong trường hợp này, các thành viên tham gia nhóm cùng chung hoàn cảnh là NTT, vì thế, sự chia sẻ, đồng cảm giữa các thành viên khi tập hợp vào cùng một nhóm sẽ dễ dàng và thuận lợi.
Mặt khác, nhóm là môi trường giúp các thành viên bộc lộ, phát triển, thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi để thích nghi với nó. Qua đó, các thành viên của nhóm là những thành viên nhóm vốn chịu nhiều nỗi đau, mất mát, tổn thương về tinh thần có thể phục hồi nhanh hơn. Tóm lại, với những nhu cầu,
34
mong muốn thiết thực của thành viên nhóm kết hợp với các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, việc thành lập và triển khai hoạt động nhóm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên nhóm nâng cao nhận thức, ổn định về tâm lý và đảm bảo cho công tác hỗ trợ thành viên nhóm đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên qua chia sẻ, trong giai đoạn đầu khi thành lập nhóm, nhân viên xã hội ở đây cũng gặp những khó khăn nhất định. Khi thành lập nhóm mặc dù cũng xác định những thành viên nào đang mắc bệnh nặng thì sẽ khó tham gia vào các hoạt động nhóm nên NVXH chỉ huy động những người bị bệnh ở mức độ nhẹ (vẫn còn khả năng tự phục vụ, sinh hoạt). Tuy nhiên khi tham gia trong số 17 người bị bệnh nhẹ thì có đến 5 người không muốn tham gia. Do đó thời gian đầu sinh hoạt các hoạt động nhóm diễn ra rời rạc. Sau đó qua tìm hiểu, đánh giá lại nhu cầu và mong muốn thì thấy rằng 5 thành viên đó vì những lý do khác nhau nên không muốn tham gia. Do đó NVXH đã đánh giá lại khả năng thành lập nhóm và chốt lại số lượng là 12 người.
Đây đều là những người có khẳ năng và nguyện vọng tham gia nên từ đó các hoạt động nhóm đã diễn ra sôi nổi và hữu ích hơn. Như vậy kinh nghiệm cho thấy không nên thành lập nhóm xuất phát từ cảm quan của NVXH mà nên dựa vào việc đánh giá chi tiết nguyện vọng và mong muốn của các thành viên. Có như vậy các hoạt động mới hiệu quả.
- Số lượng thành viên nhóm: Trong tổng số 17 người ở dạng tâm thần nhẹ thì có 12 người đã tham gia vào các hoạt động nhóm. Đối với các nhóm trị liệu thì số lượng này là hơi nhiều, tuy nhiên với những nhóm giải trí thì số lượng thành viên như này là vừa phải. Do đó nhân viên xã hội đã thành lập nhóm với 12 thành viên
- Mục đích nhóm. Xuất phát từ đặc điểm của NTT nên mục tiêu của nhóm được đưa ra thảo luận và thống nhất đơn giản là các hoạt động giải trí,
35
trò chơi, tương tác để các thành viên hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, nhóm thành viên được xây dựng nhằm hướng đến mục tiêu là nhóm vui chơi – trị liệu. Bởi vì ngoài mục tiêu vui chơi thư giãn thì nhóm cũng có mục tiêu trị liệu cho các nhóm viên thông qua môi trường nhóm và tương tác nhóm.
Nội dung và hình thức hoạt động của nhóm vui chơi – trị liệu chủ yếu mang tính thư giãn, và học hỏi những kỹ năng mới để giúp NTT có thể hòa nhập một cách tốt nhất trong môi trường họ đang sinh sống. Đồng thời thông qua các bài tập, trò chơi trị liệu để giúp ổn định về mặt tâm lý, tạo môi trường chia sẻ, đồng cảm, trải nghiệm những cảm xúc giữa các thành viên trong nhóm, từ đó họ có thể vượt qua những khó khăn, bất ổn về tinh thần, tự tin hòa nhập với cộng đồng.
- Thời gian sinh hoạt nhóm
Thời gian đầu khi thành lập, nhóm tổ chức 1 tuần 1 lần vào thứ 5 trong vòng khoảng 2 đến 3 tiếng vào buổi chiều. Sau một thời gian sinh hoạt, các thành viên trong nhóm cảm thấy rất hay và hữu ích nên muốn ngày nào cũng tổ chức sinh hoạt. Tuy nhiên do khối lượng công việc quá nhiều mà số lượng NVXH lại ít nên nhóm đã thống nhất tổ chức 3 buổi/tuần. Ngoài ra NVXH cũng gợi ý cho nhóm tự tổ chức các hoạt động nếu mọi người cảm thấy hữu ích và cần thiết.
- Địa điểm sinh hoạt nhóm
Nhóm được tổ chức tại phòng họp của cơ quan. Tuy nhiên lúc bận họp thì không có địa điểm do đó nhóm còn lựa chọn một khoảng sân để tổ chức hoạt động nhóm. Thực tế thì đây cũng là điều tốt vì ở sân sẽ có không gian tổ chức các hoạt động nhóm. Nhưng điểm bất lợi là đôi khi bị ảnh hưởng bởi các tiếng động bên ngoài. Còn phòng họp thì yên tĩnh nhưng hơi khó khăn khi phải tổ chức các hoạt động vận động thể chất. Do đó nhân viên
36
xã hội cần linh hoạt địa điểm căn cứ theo tính chất các hoạt động trong nhóm.
- Số lượng nhân viên xã hội tham gia vào các hoạt động nhóm
Căn cứ theo thông tư liên tịch 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 19 tháng 8 năm 2015 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội, thì trong Trung tâm chưa có ai được chính thức biên chế là NVXH. Tuy nhiên hiện tại họ vẫn làm việc và hoạt động trong lĩnh vực này và được lãnh đạo trung tâm giao thực hiện các hoạt động CTXH. Do đó trong nghiên cứu này, đội ngũ cán bộ ở đây sẽ được coi đây là những NVXH. Với các hoạt động nhóm đang được triển khai, đang có 3 NVXH tham gia vào các hoạt động nhóm. Thông tin chi tiết về những NVXH này được mô tả dưới đây:
STT Họ và tên Tuổi Giới tính
Thâm niên
công tác Chuyên ngành đào tạo 1 DTN 44 Nữ 17 năm Hộ lý, điều dưỡng viên 2 VNB 32 Nam 5 năm Điều dưỡng viên trung cấp,
đang học cao đẳng CTXH
3 BTD 27 Nữ 6 năm Cử nhân CTXH
2.3.2. Các hoạt động công tác xã hội nhóm với người có công bị tâm thần Đối với người có công bị tâm thần, do một số đặc điểm riêng nên trong việc tổ chức các hoạt động, nhân viên xã hội đã linh hoạt để cho phù hợp.
2.3.2.1. Các hoạt động nhằm thay đổi không khí và trị liệu trong nhóm - Các hoạt động nhằm thay đổi không khí
Thông thường khi làm việc với các nhóm đối tượng đặc thù, luôn cần sự vui vẻ, sôi động mới có thể thu hút được sự tham gia của các thành viên trong nhóm. Điều này thực sự cần thiết đối với nhóm NTT này vì họ là NTT
37
nhẹ và là những người cao tuổi nên phần lớn là ít nói, ngại giao tiếp và tương tác với những người khác nhất là ở giai đoạn nhóm mới sinh hoạt.
“Chúng tôi ở trong trung tâm đã lâu, mặc dù cũng đã biết nhau nhưng thường chỉ là đi ăn cơm, uống thuốc chứ ít khi giao tiếp cùng nhau. Tự nhiên tham gia vào các hoạt động nhóm không thì lúc đầu cứ có cảm giác kỳ kỳ, ngại nói chuyện, ngại giao tiếp vì cảm thấy lạ với những hoạt động này. Các hoạt động trò chơi và thái độ vui vẻ cởi mở của nhân viên khiến chúng tôi thoải mái hơn, vui vẻ hơn và cảm giác phấn chấn hơn” (PVS, NCC, Nữ, 50 tuổi).
Việc thu hút các nhóm viên bằng những trò chơi khởi động như đố bài hát, ai nhanh hơn, ai khỏe hơn… trong khoảng 10 – 15 phút đầu buổi sinh hoạt sẽ tạo bầu không khí vui vẻ, hoạt bát. Hầu hết các trò chơi khởi động đều nhằm xóa bỏ rào cản, tăng cường phản ứng nhanh nhẹn, thu hút sự tham gia và tạo những tiếng cười sảng khoái để các nhóm viên sẵn sàng đi vào những hoạt động của nhó m.
Các trò chơi khởi động không chỉ mang tính chất khởi đầu hoạt động nhóm mà còn góp phần hỗ trợ tích cực vào việc trị liệu tâm lý, tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái trong nhóm. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến chia sẻ rằng các trò chơi khởi động nên phù hợp và đơn giản hơn 1 chút. Cũng cần lưu ý rằng đây là thời gian đầu trước khi triển khai các hoạt động nhóm, do đó nếu trò chơi khó hoặc chưa phù hợp với khả năng của họ thì có thể các nhóm viên chưa sẵn sàng và ngại tham gia
“Khi mới tham gia vào hoạt động nhóm, lúc đầu tôi cũng ngại tham gia vì chẳng bao giờ làm thế này. Ngồi cùng nhau mà chẳng ai nói gì. Cán bộ bảo gì thì làm nấy thôi. Tuy nhiên sau khi cán bộ tổ chức các hoạt động trò chơi thì tôi thấy thoải mái và hào hứng hơn. Nhưng tôi thấy có người vẫn ngại tham gia vì anh ý bị mất 1 chân mà lại chơi trò chạy nhanh lấy đồ vật nên anh ta không tham gia được” (PVS. NCC, Nam 66 tuổi)
38 - Các hoạt động, trò chơi trị liệu
Với những trò chơi được sử dụng trong quá trình hỗ trợ, trị liệu thì nhân viên xã hội căn cứ vào nhu cầu và nội dung hoạt động nhóm để tìm một trò chơi thích hợp phục vụ cho quá trình giúp đỡ thân chủ. Trong cuốn bài giảng công tác xã hội nhóm chương trình cao đẳng của trường Đại học Lao động xã hội, các tác giả đã trình bày những điểm cần lưu ý khi sử dụng các trò chơi như sau:
- Thứ nhất, là phải nắm rõ mục đích của trò chơi. Ví dụ như trò chơi để giới thiệu một dung bài học hoặc liên quan tới nội dung sinh hoạt nhóm. Trò chơi để khởi động (hâm nóng) hoặc để thư giãn, chống mệt mỏi, hoặc chuyển tải một nội dung kiến thức nào đó cần chuyển tải tới nhóm.
- Thứ hai, phải đảm bảo các thành viên trong nhóm tham gia trò chơi nắm rõ được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong khi chơi.
- Thứ ba, trò chơi dễ tổ chức, thực hiện và vừa sức với người chơi.
- Thứ tư, sau khi chơi,nhân viên xã hội cần tổng kết lại cho cả nhóm, nói rõ là đã học được gì qua trò chơi này và nói rõ về ý nghĩa và mục đích của trò chơi.
Các trò chơi trị liệu diễn ra vào giữa mỗi buổi sinh hoạt là trọng tâm của hoạt động nhóm. Khác với trò chơi khởi động, trò chơi trị liệu luôn nhấn mạnh bài học rút ra từ mỗi hoạt động. Trò chơi trị liệu được phân thành nhiều loại, phụ thuộc vào mục tiêu như trò chơi trị liệu nhằm xây dựng mối quan hệ, thể hiện cảm xúc, xác định giá trị.
Trò chơi bịt mắt vượt chướng ngại vật – Xây dựng mối quan hệ gắn bó
Việc xây dựng mối quan hệ tin cậy, thân thiết, gần gũi trong nhóm là điều quan trọng hàng đầu nhằm cùng nhau thực hiện mục tiêu chung đã đề ra
39
và thúc đẩy các hoạt động nhóm diễn ra mang lại hiệu quả cao. Trò chơi “Bịt mắt vượt chướng ngại vật” giúp các thành viên nhóm khám phá xem bản thân họ có thực sự tin tưởng vào người khác hay không, củng cố niềm tin vào người khác của bản thân và bồi đắp tinh thần đoàn kết trong nhóm: “Đối với chúng tôi, nếu không đồng cảm, chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ thì vấn đề của bản thân không thể được giải quyết và phải chịu đựng nỗi đau về thể chất và tinh thần một mình nên càng nặng nề hơn” (Thảo luận nhóm NCC).
Khi tiến hành trò chơi, một đường thẳng được kẻ quy định là vạch xuất phát và một đường thẳng quy định là đích. Giữa hai đường thẳng, đặt các chướng ngại vật như bàn, ghế, xô…Các nhóm tham gia chơi được chia thành từng cặp. Một người bị bịt mắt, người kia dùng lời nói chỉ dẫn người bị bịt mắt vượt qua các chướng ngại vật, đi từ vạch xuất phát tới đích an toàn. Cặp nào đến đích nhanh nhất mà không chạm vào các chướng ngại vật là đôi thắng cuộc. Đây là một trò chơi khá phù hợp với các nhóm viên do họ không thực hiện đơn độc mà có người hỗ trợ. Trò chơi khá vui và được sự hưởng ứng của các thành viên. Các thành viên nhóm khác cũng tham gia chỉ dẫn khiến trò chơi rất sôi nổi và vui vẻ. Thông qua quan sát, hiệu quả mà trò chơi trị liệu này mang lại có thể kể đến như sau:
- Tăng khả năng giao tiếp xã hội thông qua việc tương tác bằng lời nói giữa các thành viên.
“Trước kia chúng tôi e dè, ngại giao tiếp và đôi khi còn gặp khó khăn trong việc diễn tả ngôn ngữ. Tuy nhiên khi tham gia vào trò chơi này rất vui, ai cũng tham gia và đưa ra lời chỉ dẫn nên tôi cũng đã đưa ra nhiều chỉ dẫn cho bạn cùng chơi cũng như phá những nhóm khác bằng cách đưa ra những chỉ dẫn sai. Sau trò chơi này tôi cảm thấy việc nói chuyện với người khác cũng đơn giản hơn” (Thảo luận nhóm NCC).
40
“Trong trò chơi đó tôi đã gào thét và chạy quanh để giúp bạn tôi về đích. Rất mệt nhưng vui và thoải mái. Sau trò chơi này dường như chúng tôi thân thiết hơn và nói chuyện nhiều hơn” (PVS, NCC, Nam, 51 tuổi)
- Không những thế, nhóm còn là nguồn hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết vấn đề. Các cá nhân có cùng vấn đề, mối quan tâm chung nên việc sinh hoạt nhóm khiến họ chia sẻ được nhiều vấn đề, cùng nhau tìm cách giải quyết hiệu quả hơn so với từng cá nhân riêng lẻ. Thông qua trò chơi này, các nhóm đã cùng nhau đưa ra gợi ý, hướng dẫn để giúp bạn mình giải quyết được vấn đề là đi đến đích một cách nhanh nhất. Điều này rất có ý nghĩa vì ngay cả khi ở trong Trung tâm nhưng NTT vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Đội ngũ cán bộ thì còn mỏng nên không thể lúc nào cũng giải quyết từng việc cho mỗi cá nhân. Việc giúp các thành viên gắn kết hơn và tạo ra niềm tin vào nhau trong quá trình giải quyết vấn đề sẽ giúp họ có tinh thần tương trợ để giải quyết tốt các vấn đề gặp phải. “Trước kia tôi hay ăn cơm 1 mình, nghe tiếng kẻng thì lại cầm bát xuống nhà bếp. Vì khiếm khuyết chân tay nên đôi khi tôi thường đi muộn nên cũng có khi bị khiển trách cũng như không có chỗ ngồi ăn. Những lúc trái gió trở trời đau yếu lại phải nằm trong phòng chờ người mang cơm đến. Nhưng bây giờ tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều người hơn đặc biệt là các thành viên trong nhóm. Mọi người đã hỗ trợ đi cùng tôi và mang cơm cho tôi khi tôi không lên được nhà ăn”
Sau khi kết thúc trò chơi, nhân viên xã hội thường hỏi về cảm xúc cũng như chia sẻ của các thành viên nhóm để họ nhận ra được giá trị và ý nghĩa của trò chơi. Cụ thể trong trò chơi này NVXH đã nhấn mạnh việc giúp đỡ nhau, đưa ra sự hỗ trợ cho nhau sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Sau đó NVXH cũng chỉ dẫn cụ thể các vấn đề mà họ đang gặp phải và nên cần làm gì để các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau. Bài học rút ra: Sự đoàn kết, thống nhất giữa các cá nhân với nhau trong nhóm xuất phát từ sự hiểu nhau,