Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 32 - 44)

• Các loài sinh vật ngoại lai xâm phạm là những loài không có nguồn gốc bản địa, khi được du nhập vào nơi nào đó, chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh, cạnh tranh và tiêu diệt các loài bản địa

• Nó có thể xâm nhập vào môi trường theo con đường tự nhiên hoặc do con người đã mang chúng từ nơi này sang nơi khác.

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 32

Rùa tai đỏ:

– Có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Chúng có thể sống đến 60 - 70 năm. Rùa tai đỏ là loài ăn tạp, Khi thoát ra ngoài tự nhiên, chúng đã sinh sôi và phát triển nhanh trong các thủy vực, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh quyết liệt với loài rùa bản địa và gây tổn hại đến hệ sinh thái thủy vực, đặc biệt là tính đa dạng sinh học.Ngoài ra, rùa tai đỏ còn có thể mang vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn đối với người.

– Hình ảnh

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 33

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 34

Rùa tai đỏ

Sò đo cam:

Xuất xứ từ Châu Phi. Theo tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), cây Sò đo cam đã xâm hại các vùng đất nông nghiệp bỏ hoang và rừng rậm, hạt có khả năng phát tán trong gió và nảy mầm rất nhanh.

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 35

Cây Mai dương (hay còn gọi là cây Trinh nữ trâu, Trinh nữ tây, Móc mèo hay cây xấu hổ)

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 36

Chúng du nhập vào Việt Nam qua tàu bè, gió…

Loại cây này không hề kén đất mà ngược lại chúng có thể mọc trên tất cả các loại đất. Chúng phát tán rất nhanh và chưa ở đâu tiêu diệt được.

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 37

Một khi cây này đã “đóng đô” ở đâu thì lập tức chúng không cho cây cối nào mọc được nữa (trừ vài loại cỏ lá nhọn rất dễ cháy vào mùa khô) và dần dần xâm lấn và thay thế các thảm thực vật tự nhiên.

Ốc bươu vàng

– Ốc bươu vàng đã xâm nhiễm vào đồng ruộng ở Việt Nam và với điều kiện sinh thái phù hợp,

chúng đã phát triển nhanh chóng, trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa và rau muống. Hiện nay, ốc bươu vàng đã được ghi nhận ở hầu hết mọi miền đất nước.

– Trung bình mỗi năm, ốc bươu vàng “ăn” hết hơn 200.000ha lúa. Ngoài lúa, ốc bươu vàng còn hại tảo, rau muống, khoai sọ, trứng và được ví như máy nghiền vì có thể ăn liên tục trong 24 giờ. Đặc biệt, gần đây chúng còn gặm vỏ cây tràm mới trồng, gây chết cây ở vùng Đồng Tháp Mười.

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 38

Ốc bươu vàng và trứng của chúng

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 39

Ốc bươu vàng tràn lan, bắt mỏi tay vẫn không hết

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 40

Sâu róm thông

– Sâu róm thông gây ra những trận dịch lớn đối với rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh Thanh Hóa, Nghệ An và trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng.

– Hiện nay, dịch sâu róm thông đã lan vào các tỉnh Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đến Quảng Bình) và có nguy cơ lây lan đến các tỉnh khác.

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 41

Lục bình (bèo Nhật Bản, bèo tây)

– Trong điều kiện thuận lợi, loài này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng mười ngày và hiện đã phát triển phân bố rộng khắp tại các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam.

– Lục bình che phủ mặt nước, khi thối mục làm giảm ôxy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác.

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 42

– Đây là một loài cây dại nguy hiểm ở nhiều vùng khí hậu nhiệt đới. Nó mọc thành các đám rậm rạp, dày đặc. Là loài cây dễ cháy và tái sinh rất mạnh sau khi cháy. Bông ổi làm tăng nguy cơ cháy rừng, sau đó dễ bùng phát và lấn át các loài khác của thảm thực vật.

10/6/16 TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 43

Bông ổi

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(74 trang)