Một số vấn đề đặt ra hiện nay trong tập quán, nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông Hoa và một số đề xuất kiến nghị

Một phần của tài liệu Tập quán, nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông Hoa xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai (Trang 82 - 85)

Chương 4. BIẾN ĐỔI TRONG TẬP QUÁN, NGHI LỄ SINH ĐẺ VÀ NUÔI DẠY TRẺ NHỎ CỦA NGƯỜI HMÔNG HOA

4.4. Một số vấn đề đặt ra hiện nay trong tập quán, nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông Hoa và một số đề xuất kiến nghị

4.3.1. Một số vấn đề đặt ra hiện nay

Văn hóa truyền thống của bất cứ tộc người nào cũng đều bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Những giá trị văn hóa truyền thống trong các tập quán, nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông Hoa cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì thế, nghiên cứu tập quán, nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông Hoa sẽ giúp chúng ta tìm ra những giá trị văn hóa tốt đẹp, nhân văn sâu sắc.

Trong quá trình thực hiện các nghi lễ và phong tục tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy con cái của người Hmông Hoa vẫn còn tồn tại một số điểm cần được hạn chế.

-Động viên, khuyến khích người Hmông Hoa từ bỏ sinh con tại nhà bởi rất dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ và trẻ nhỏ.

- Đẻ tại nhà gia đình không có đầy đủ dụng cụ y tế như băng gạc, dao kéo đã được sát trùng, khử trùng để cắt rốn rất dễ bị nhiễm trùng cho trẻ khi cắt rốn và nhiễm trùng cho người mẹ.

- Nếu đẻ tại nhà không có người đỡ đẻ hoặc người đỡ đẻ không có kinh nghiệm, hoặc không nắm được những kiến thức sơ đẳng về đỡ đẻ thì rất dễ làm cho người mẹ và đứa trẻ gặp nguy hiểm.

-Khi thai phụ có hiện tượng chuyển dạ thì chồng hoặc người thân trong gia đình nhanh chóng đưa sản phụ đến cơ sở y tế để được chăm sóc, vì ở đó có đội ngũ cán bộ y tế đỡ đẻ được học qua trường lớp, có kiến thức đỡ đẻ, biết cách tắm cho trẻ, có đầy đủ dụng cụ y tế đảm bảo, thuốc thang băng bó vết thương (nếu có ở người mẹ) và vết rốn của con.

-Việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Hmông cũng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tốt, từ khi mang thai cho đến thời kỳ sinh nở đều qua một quá trình theo dõi đầy đủ và cẩn thận như: sờ nhẹ lên vùng bụng chữa thai nhi, nghe nhịp đập của thai, nghe thấy thai đạp, kiểm tra vòng quay của thai, đầu, chân…. Trong thời kỳ hiện đại, quá trình chăm sóc sức khoẻ cũng có nhiều thay đổi và cũng được kết hợp kinh nghiệm của truyền thống với hiện đại như kiểm tra thai nhi qua máy siêu âm.

-Cần nhận thức đầy đủ về số con và khoảng cách sinh, điều này phải thực hiện tốt Chính sách Dân số-KHHGĐ của Đảng Nhà nước quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1-2 con và khoảng cách sinh là 5 năm thì gia đình mới có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con tốt.

-Một số phong tục tập quán, nghi lễ sinh đẻ tốt nên gìn giữ và phát huy, vì nó cũng góp phần làm tăng thêm kinh nghiệm trong quá trình đỡ đẻ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Trong môi trường trẻ được chăm sóc tốt thì đứa trẻ sẽ có điều kiện phát triển tốt, trẻ lớn lên sẽ khoẻ mạnh và thông minh.

- Vậy tập quán nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy con cái của người Hmông cũng cần gắn với phong tục tập quán truyền thống và hiện nay để cải tiến phát triển cho phù hợp với các điều kiện thực tế.

4.3.2.Một số đề xuất kiến nghị

Để bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá của người Hmông Hoa, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể cho địa phương. Để làm tốt công tác Dân số-KHHGĐ và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, theo tôi cần:

Tăng cường hơn nữa công tác DS-KHHGĐ và hoạt động y tế tại thôn bản, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ cán bộ y tế địa phương, đảm bảo các trang thiết bị và đồng bộ để nhân dân tin tưởng và yên tâm đến khám chữa bệnh cũng như kiểm tra thai định kỳ. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp tránh thai, hạn chế tối đa tình trạng nạo phá thai, sinh con thứ 3 trở lên.

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào trong khám chữa bệnh định kỳ, xóa bỏ các tập quán lạc hậu, duy trì và phát huy những tập quán, tri thức dân gian có giá trị để đáp ứng tốt cồn tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào.

Thúc đẩy công tác giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn cũng như nhận thức của người dân về sức khỏe, bệnh tật, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tầm quan trọng của việc đi học đối với trẻ đủ tuổi đến trường.

Đầu tư hơn nữa cho sự phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao mức sống sống người dân, giúp đồng bào có thể giao lưu học hỏi với bên ngoài.

Hạn chế những hủ tục lạc hậu trong việc kiêng kỵ, bảo vệ thai nhi và nuôi dạy con trẻ. Loại bỏ những hủ tục rườm rà, mê tín dị đoan gây tốn kém, lãng phí để xây dựng cuộc sống lành mạnh hơn.

Tiểu kết chương 4

Tập quán, nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ là một bộ phận vặn hóa của tộc người, nó mang tính đại chúng sâu sắc nên có sức sống lâu bền trong tâm thức mỗi con người cũng như thử thách của thời gian. Vì thế dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào phong tục tập quán không phải là tĩnh tại và bất biến. Nó sinh ra và tồn tại trong những điều kiện nhất định thì sã biến đổi khi những điều kiện đó không còn như cũ, cho dù những biến đổi có thể rất chậm chạp và nhiều khi phải trải qua quá trình đấu tranh quyết liệt.

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, giao lưu văn hóa được đẩy mạnh, phong tục tập quán về sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ cử người Hmông cũng đã chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố; kinh tế, DS-KHHGĐ, y tế giáo dục…xong tính cố kết cộng đồng đã khiến cho cái mới và cái cũ đan xen nhau. Người dân đã đi khám chữa bệnh xong cũng có những trường hợp vẫn dùng thêm thuốc bằng lá cây rừng khi bị ốm, trẻ nhỏ vừacắp sách tới trường học được nhiều điều lạ đồng thời cũng được cha mẹ, ông bà giáo dục theo cách của truyền thống và tổ tiên.

Một phần của tài liệu Tập quán, nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông Hoa xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)