HỒ XIN CÔNG BỐ HỢP QUY (PHÙ HỢP ATVSTP)
7. Xuất xứ và thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa
Sản xuất bởi: Công ty TNHH SƠN KHƯƠNG
Trụ sở tại: Số 59 Lê Trọng Tấn, Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 01668228176 Fax:210395
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2016 ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(ký tên, chứ vụ, đóng dấu) GIÁM ĐỐC
NGUYỄN VƯƠNG
XÂY DỰNG GMP CHO SẢN PHẨM Qui phạm sản xuất (GMP)
Định nghĩa GMP
GMP (Good Manufacturing Practice) là các qui định, những biện pháp, thao tác thực hành cần phải tuân thủ nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng.
Phạm vi của GMP
GMP giúp kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm cuối cùng.
Để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng tốt thì cần phải đảm bảo:
₋ An toàn vệ sinh: không gây hại cho người tiêu dùng như nhiễm vi sinh vật gây bệnh, nhiễm hóa chất, có lẫn các tạp chất có thế gây hại như đinh, mảnh kim loại.
₋ Đảm bảo tính khả dụng: là tính chất của sản phấm phù hợp cho việc sử dụng để làm thực phẩm cho con người như: sản phẩm không bị biến màu, biến mùi hoặc bị phân hủy, thành phần phối chế sai, có các loại tạp chất (tóc, chân ruồi,..).
₋ Đảm bảo tính kinh tế: gồm hai khía cạnh không gây thiệt hại cho người tiêu dùng (như thiếu trọng lượng, sai cỡ loại, ghi nhãn sai), đồng thời cũng không gây thiệt hại cho nhà máy (như trọng lượng quá dư, đi cỡ quá lớn).
Xây dựng GMP cho sản phẩm GMP : Lên men chính
Quy trình
Dịch thủy phân sau khi được lắng trong và làm lạnh sẽ được chuyển vào bồn lên men.
Nấm men sau khi nhân giống được cấy vào bồn để thực hiện quá trình lên men chính.
Mục đích
Quá trình lên men chính là quá trình chuyển hóa chất đường và dextrin phân tử thấp trong dịch lên men thành C2H5OH, CO2 và một số chất hữu cơ khác dưới tác dụng của nấm men. Đồng thời còn tạo ra các sản phẩm phụ như ester, acid hữu cơ, rượu bậc cao, aldehyde, glycerin… hòa tan vào dịch lên men tạo thành bia non.
Các yêu cầu tuân thủ
₋ Chất lượng nấm men: thường là các chủng thuộc giống saccharomyces, có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước mạch nha qua màng tế bào để chuyển hóa các chất này thành những dạng cần thiết cho quá trình phát triển và lên men.
Nấm men được sử dụng phải đảm bảo thuần chủng tuyệt đối; có tốc độ sinh trưởng và phát triển vừa phải; có khả năng lên men nhanh chóng nhiều loại đường khác nhau; có khả năng kết tụ tốt vào cuối thời kỳ lên men chính; có khả năng giữ được các đặc tính sinh lý, sinh hóa qua nhiều thế hệ; có khả năng chống chọi tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường; cho bia có hương vị tốt và hình thành ít sản phẩm phụ không mong muốn.
₋ Lượng nấm men cấy vào ban đầu phải phù hợp.
₋ Nồng độ chất tan của dịch đường houblon hóa đạt khoảng 11 – 12%.
₋ Nhiệt độ của dịch lên men khoảng 6 – 80C.
₋ Hàm lượng oxi hòa tan chỉ nên khống chế ở nồng độ 6.7 – 8 mg/l.
₋ Nồng độ của sản phẩm lên men phải phù hợp với khả năng thích ứng và trạng thái sinh lý của nấm men.
₋ Nồng độ chất khô hòa tan trong bia non khi kết thúc quá trình lên men chính còn khoảng 30 -35% so với lượng chất khô ban đầu.
Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này.
Trưởng QC chịụ trách nhiệm kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện quy phạm này.
Công nhân phụ trách khâu lên men chính, chịu trách nhiệm thực hiện quy phạm này.
Kết quả giám sát được ghi trong “biểu mẫu giám sát công đoạn lên men chính”.
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH SSOP CHO NHÀ MÁY BIA Định nghĩa
SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh tại xí nghiệp.
SSOP là các quy phạm dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP.
Mục đích của xây dựng SSOP
₋ Giúp thực hiện mục tiêu duy trì các GMP.
₋ Giảm số lượng các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong kế hoạch HACCP.
₋ Tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP.
₋ Cần thiết ngay cả khi không có chương trình HACCP.
Mỗi cơ sở phải có văn bản quy phạm vệ sinh cụ thể đối với sản xuất thực phẩm.
Chương trình SSOP:
SSOP 1: An toàn nguồn nước.
SSOP 2: Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
SSOP 3: Ngăn ngừa nhiễm chéo.
SSOP 4: Vệ sinh cá nhân.
SSOP 5: Phòng ngừa nhiễm bẩn gây hư hỏng thực phẩm.
SSOP 6: Sử dụng, bảo quản hóa chất.
SSOP 7: Kiểm soát động vật gây hại.
SSOP 8: Kiểm soát sức khỏe công nhân.
SSOP 9: Kiểm soát chất thải.
Xây dựng quy phạm cho từng chương trình SSOP cho nhà máy bia