Bảng 4.14: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn.
Các kênh thộng tin mà cộng đồng tiếp nhận Tổng
Số lượng Tỷ lệ (%)
Các phong trào tuyên truyền cổ động 4 7
Bạn bè, những người xung quanh 1 2
Sách, báo chí, đài, tivi 50 83
Cán bộ, chính quyền cơ sở 5 8
Nhận xét: Hầu hết người dân đều tiếp nhận thông tin về môi trường thông qua sác, tivi, báo, đài. Có đến 83% người dân được tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng này. Còn lại 17% tìm hiểu qua các nguồn thông tin khác.
Điều đó cho thấy các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân.
Bảng 4.15: Các hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.
Các hoạt động BVMT Tham gia Không tham gia
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Dọn vệ sinh ngõ xóm 60 100 0 0
Tuyên truyền BVMT (treo
băng rôn, khẩu hiệu…) 15 25 45 75
Hoạt động tuyên truyền về
MT trong các trường học 10 16.67 50 83.33
Phân loại rác tại nguồn 10 16.67 50 83.33
-Các cơ quan chính quyền địa phương đã quan tâm tổ chức các thực hiện công tác bảo vệ môi trường với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú thông qua các phương tiện truyền thông và hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội nhân các sự kiện về môi trường: Ngày môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 - 6/5), Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn (20/9), Ngày Đa dạng sinh học (22/5); Đài Phát thanh và Truyền hình trường mở chuyên mục“Môi trường với cuộc sống” nhằm cập nhật nhanh thông tin về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại các địa phương.
-Tại các cấp trường học trong địa bàn phường, việc lồng ghép nội dung giáo dục về môi trường trong các môn học đã dần hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Ngoài việc truyền đạt kiến thức và nâng cao ý thức cho các em học sinh bên cạnh đó nhà trường đã triển khai mô hình
“Trường Xanh - Sạch - Đẹp”. Trồng thêm cây xanh, dọn vệ sinh trong khuân viên tạo ra môi trường trong lành thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò.
Các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường được thành lập
-Đoàn thanh niên đã thành lập các mô hình như: đội "Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường ,đội "tình nguyện xanh", đội "tuyên truyền măng non về nước sạch và vệ sinh môi trường", xây dựng “Cổng trường Xanh - Sạch - Đẹp”. Phát động trồng cây xanh, tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường trong dân cư theo định kỳ, phát quang bụi rậm, bờ hồ, khu công cộng, thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải
-Hưởng ứng theo phong trào bảo vệ môi trường Hội phụ nữ đã huy động hội viên tham gia thu gom rác thải, dẹp bỏ chướng ngại vật, khai thông cống rãnh, xử lý nước thải ô nhiễm, làm sạch lòng lề đường, đảm bảo môi trường thông thoáng trên các tuyến đường, khu dân cư, trường học công sở. Cùng với việc thu gom rác thải, chị em còn tuyên truyền, vận động bà con hai bên đường cùng giữ gìn vệ sinh môi trường.Trong những năm qua, cán bộ, hội viên phụ nữ từ đã tích cực hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường .Nổi bật là phong trào “5 không, 3 sạch”, sạch từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ ra đường. Hội phụ nữ đã duy trì hoạt động hiệu quả đoạn đường tự quản, đoạn đường văn minh đô thị, đoạn đường nở hoa… và tổ chức dọn vệ sinh vào thứ 7 hàng tuần. Ngoài ra còn tuyên truyền thực hiện việc hạn chế dùng bao bì, túi nilon, nhằm hạn chế rác thải độc hại ra môi trường.
-Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường tại Phường.
Nhận xét: Hầu hết tất cả người dân được phỏng vấn đã có ý thức trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. 100% người dân tham gia
vào công tác dọn dẹp đường phố, ngõ xóm hàng tháng. 15 người dân (chiếm 25%) được hỏi có tham gia vào công tác treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về môi trường. Tuy nhiên có tới 75% người dân không để ý đến hoặc không tham gia. Chỉ có 16.67% số người được hỏi có tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về môi trường tại các trường tiểu học, trung học trên địa bàn và cũng chỉ có 16.67% số người được hỏi có tiến hành phân loại rác tại nguồn. Như vậy, có thể thấy việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia một cách tích cực vào các công tác BVMT còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn chỉ là công tác dọn dẹp ngõ xóm.
4.3.3 Đề xuất một số giải pháp
Xã hội hóa công tác quản lý chất thải đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể xã hội, mặt khác cần có sự định hướng, tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ của nhà nước. Nội dung cảu xã hội hóa công tác quản lý môi trường là sự huy động cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác quản lý môi trường.
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí bình xét gia đình văn hóa, nộp đúng đủ, đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định. Phải thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt đúng nơi đúng quy định để người dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
Chính quyền địa phương cần cung cấp thông tin mở các lớp tập huấn hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác thải, quy trình và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của cộng đồng.
Việc thay đổi những thói quen và hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường cần có thời gian, vì vậy cần có hoạt động tường xuyên dể tuyên truyền và giáo dục người dân bảo vệ môi trường. Việc thu hồi rác là một công việc cần thời gian, công sức tiền của và sự đồng lòng của cộng đồng.
Vì nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phíc, tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, để mọi người hiểu
được sự quan trọng của việc thu gom và phân loại rác thải, đúng quy định , mang lại lợi ích gì. Biến những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.
Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép vào các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia vào hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, ngõ, xóm, nơi công cộng và các hoạt tự quản bảo vệ môi trường cuản người dân. Tuyên truyền người dân hưởng ứng tự giác“ Giờ Trái đất“.
Chính quyền Phường cần phải phối hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường và các tổ chức xã hội, phổ biến và thúc đảy việc tuân thủ thi hành hành văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường.
Thực tế cho thấy, lượng rác thải ngày càng nhiều, lược lượng thu gom rác còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, cần tăng thêm lược lượng thu gom rác, vì rác thải không thể để lâu được , sẽ bốc mùi hôi thối và gây ô nhiễm môi trường cũng như làm mất cảnh quan đô thị. Chính quyền địa phương nên thanh lập các tổ , lược lượng thu gom rác dân lập ở Phường, để giải quyết các vấn đề về rác thải ở nơi mình cư trú cho moi trường xanh đẹp hơn.
Quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý rác thải từ đó có định hướng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xư lý chất thải.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải lồng ghép với nội dung bảo vệ môi trường.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền từ tỉnh tớ thành phố đến các phường, xã, tổ, xóm các cơ quan nhà nước về môi trường trong công tác bảo vệ môi trường và những nhiệm vụ, giải pháp thực tiễn.
Cần có kế hoạch dài hạn cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Xác định những chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể trong công tác bảo vệ môi trường và những nhiệm vụ và giải pháp thực tiễn
Kêu gọi mọi người có ý thức bảo vệ môi trường để có khoảng không gian xanh sạch đẹp đảm bảo sức khỏe, thể hiện nếp sống văn hóa, văn minh để rác ở đúng chỗ đúng nơi quy định.
Tạo các cơ chế khuyến khích đối với các hoạt động giảm thiểu rác thải và tái chế rác . Tuy nhiên khuyến khích cũng phải đi kèm với giám sát chặt chẽ.
Tăng cường hiệu lực đối với việc tổ chức giám sát và cưỡng chế. Xã cần coi việc giả quyết các vấn đề rác thải là ưu tiên.
Nâng cao ý thức cộng đồng về những tai hại gây ra do quản lý chất thải không đúng cách. Đưa chương trình giáo dục cộng đồng không nên chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giáo dục ở người lớn mà dành cả cho học sinh từ bậc tiểu học trở lên. Nêu gương, khuyến khích điển hình trong hoạt động hoạt động bảo vệ môi trường. Vận dụng điều 9 nghị định xử phạt 150 của Thủ tường Chính phủ đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường chung.(Nghị định của chính phủ 19/7/2010/NĐCP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vự an ninh trật tự, an toàn xã hội).
Xác lập cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự thực hiện một các công bằng, hợp lý đối với các đối tác thuộc nhà nước cũng như các đối tác tư nhân tham gia hoạt động quản lý chất thải rắn.
Đưa nội dung quản lý chất thải rắn vào việc bảo vệ môi trường vào hoạt động của các khu dân cư, cộng đồng dân cư, phát vai trò của tổ chức này trong công tác bảo vệ môi trường.
Các chính sách tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cảu người dân về bảo vệ môi trường, phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.
Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình bằng cách phân loại rác thải ngay tại nguồn. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, dảm diện tích bãi chôn lấp rác thải, tiếp kiệm ngân sách của nhà nước và chính là bảo vệ sức khỏe con người. Quá chình xử lý chất thải phải đảm bảo đúng yêu cầu các bước sau
Chất Thải
Biện Pháp Khác Chôn Lấp Đốt
Ủ Sinh Học
Xử Lý Vận Chuyển Phân Loại Thu
gom
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Phường Nguyễn Thái Học- Thành phố Yên Bái có đặc điểm địa hình là đồi thấp liên tiếp và cao dần từ Tây nam lên Đông Bắc, vùng đồi bát úp lượn sóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ. Phường có tài nguyên nước, đất khá dồi dào cùng cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông đi khắp các ngõ xóm, cùng với điều kiện kinh tế-xã hội khá thuận lợi cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân.
-78% hộ gia đình sử dụng nước máy làm nguồn nước sinh hoạt. Còn lại 15% hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan và 7% sử dụng nguồn nước từ giếng đào.
Về hình thức dẫn nước thải của các hộ gia đình có 91% số hộ sử dụng cống nước thải có nắp đậy còn lại 7% số hộ sử dụng cống thải lộ thiên và 2%
không có cống thải, hốc thói quen xả nước thải ra ao hồ hoặc cho nắm xuống đất điều này vô hình chung đã tạo ra một thói quen xấu làm ảnh hưởng tới môi trường.
Vấn đề rác thải, hiện nay rác thải của người dân chủ yếu là từ sinh hoạt, dịch vụ. Lượng rác thải trung bình hằng ngày của mỗi hộ gia đình không nhiều hiện tại số hộ gia đình đổ rác theo hợp đồng dịch vụ trên địa bàn là 100%. Vì vậy rác thải được tập trung và thu gom sạch sẽ không gây nên ô nhiễm môi trường, cũng như gây mất cảnh quan đô thị
100% các hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại và phù hợp với điều kiện tự nhiên đảm bảo vệ sinh, không gây mùi khó chịu cho cộng đồng, ngăn chặn được dịch bệnh lây lan trên địa bàn Phường.
-Nhận thức của người dân trên địa bàn phường về bảo vệ môi trường là khá tốt với 60% hiểu về khái niệm môi trường và luật môi trường thường rơi vào trường hợp cán bộ công nhân viên chức, 23% trả lời sai rơi và 17% không biết khái niệm môi trường và ít khi tìm hiểu luật môi trường rơi vào những người làm nghề kinh doanh buôn bán.
-Việc phân biệt được rác thải vô cơ và hữu cơ là rất tốt với 100% trả lời đúng thế nào là rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. Tuy nhiên khi được hỏi về việc phân loại rác vô cơ và hữu cơ tại nguồn thì nhiều người dân vẫn chưa có hành động cụ thể.
-Các phong trào bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương và người dân tại địa bàn rất phong phú gồm:
+ Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 - 6/5), Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn (20/9), Ngày Đa dạng sinh học (22/5)” , “Giờ Trái Đất”.
+Lồng ghép kiến thức về môi trường vào trong chương trình học của các cấp trường học trong địa bàn phường, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra các trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời thực tế cho các em học sinh tham gia như: vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, phân loại rác thải… nhằm nâng cao cả về mặt ý thức trong việc bảo vệ môi trường
+Công tác hoạt động của đoàn thể địa phương như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các tổ tự quản về môi trường tại địa phương rất phong phú:
Tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường dưới rất nhiều hình thức như pano- aphic, băng rôn, khẩu hiệu qua loa đài phát thanh của phường được sự hưởng ứng từ người dân.
Thực hiện các công tác bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc và thường xuyên: dọn vệ sinh môi trường sống trong khu dân cư, hướng dẫn người dân
cùng thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn, đưa ra các biện pháp giảm thiểu lượng rác thải trong đời sống sinh hoạt thường ngày, thường xuyên nhắc nhở các hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nên giữ vệ sinh môi trường chung.
Tuyên dương các tấm gương tiêu biểu trong công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích người dân học tập và làm theo.
Tại các khu vui chơi công cộng trong Phường: Đoàn thanh niên đã phối hợp với Đoàn Khối các trường học tổ chức làm vệ sinh, phát cây, vớt bèo tại khu vực hồ công viên Yên Hòa, nhằm tạo môi trường cùng cảnh quan đô thị xanh-sạch- đẹp.
-Hiệu quả hoạt động của các phong trào bảo vệ môi trường là rất tốt, các hoạt động tại phường đã và đang nâng cao nhận thức cũng như ý thức tích cực của người dân trong việc bảo vệ môi trường
+Công tác tuyên truyền tốt đã mang lại nhiều lợi ích cho môi trường tại phường, thông qua tuyên truyền, người dân đã nắm bắt và nhận thức được việc bảo vệ môi trường là rất quan trọng, có môi trường xanh-sạch- đẹp mới có sức khỏe tốt, có môi trường sống trong lành, không có dịch bệnh gây hại tới sực khỏe người dân cộng đồng. Ngoài ra người dân còn có thể hiểu biết thêm về luật bảo vệ môi trường, giúp nâng cao nhận thức, chấp hành và làm theo những quy định của pháp luật.
+ Từ các phong trào bảo vệ môi trường được tổ chức tại địa phương, người dân đều nhiệt tình hưởng ứng và tham gia từ mọi độ tuổi, ngành nghề từ học sinh tiểu học, cơ sở, cho đến người cao tuổi, đều tham gia tích cực bảo vệ môi trường .Không còn tình trạng xả rác bừa bãi tại những nơi công cộng. Việc thu gom rác thải đều được mọi người tự giác thực hiện. Ý thức của người dân đang dần được nâng cao từ các hoạt động cộng đồng, môi trường ngày càng xanh-sạch- đẹp Từ đó mang lại những lợi ích thiết thực trong đời sống hàng ngày