Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Thực trạng về tài nguyên nước và tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ năm 2011-2013
3.2.1.1.Thực trạng về tài nguyên nước sông hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên a. Hệ thống sông ngòi tỉnh Thái Nguyên
Mạng lưới sông ngòi (được thể hiện ở phụ lục 01)
* Lưu vực sông Cầu + Dòng chính sông Cầu
Bắt nguồn từ núi Van On ở độ cao 1.175m, thuộc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Diện tích lưu vực 6.030 km², với chiều dài sông 288,5km (tính từ đầu nguồn về đến Phả Lại).
- Thượng lưu đến xã Quảng Chu (huyện Chợ Mới) sông chảy trên đất Bắc Kạn, dòng chính chảy theo hướng Bắc – Nam, độ cao trung bình lưu vực 300 – 400m, lòng sông hẹp và dốc, nhiều thác ghềnh, độ uốn khúc lớn (2,0).
Độ dốc đáy sông khoảng 10‰.
- Từ xã Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ) về Thác Huống, đoạn này nằm trọn vẹn trên đất Thái Nguyên, thoạt đầu dòng sông đổi hướng từ Bắc Nam sang Tây Bắc – Đông Nam chừng được 15km tới nhập lưu của sông Nghinh Tường vào sông Cầu thì dòng chính lại chảy theo hướng cũ Bắc – Nam cho tới tận thành phố Thái Nguyên. Đoạn này sông chảy qua vùng địa hình thấp, độ dốc đáy sông khoảng 0,5‰. Lòng sông về mùa cạn rộng từ 80 – 100m, hệ số uốn khúc 1,90.
- Từ hạ lưu đập Thác Huống sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Độ cao trung bình lưu vực từ 10 – 25m, độ dốc đáy sông giảm còn 0,1‰.
Về mùa cạn lòng sông rộng từ 70 – 150m. Sông Cầu chảy tới chỗ nhập lưu của sông Công và sau đó chảy ra khỏi đất của Thái Nguyên. Chiều dài sông Cầu chảy trên đất Thái Nguyên là 110km, diện tích lưu vực xấp xỉ 3.480km² (không kể lưu vực sông Công) chiếm 1/2 diện tích lưu vực sông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Các phụ lưu chính của sông Cầu trên địa phận tỉnh Thái Nguyên - Sông Chợ Chu: Bắt nguồn từ Khao Chang ở độ cao 400m, diện tích lưu vực 426 km² (23,5 km2 là diện tích núi đá vôi), chiều dài sông 45km, nhập lưu ở phía bờ hữu sông Cầu tại Chợ Mới (Bắc Kạn). Hầu hết diện tích lưu vực sông nằm trên đất của huyện Định Hóa. Độ cao bình quân lưu vực 206m, độ dốc bình quân lưu vực 24,6‰, mật độ lưới sông 1,19 và hệ số uốn khúc 1,40.
Sông Chợ Chu có 7 phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10 km. Lượng mưa bình quân trên lưu vực khoảng 1.700 mm/năm.
- Sông Nghinh Tường: Bắt nguồn từ Gia Lạc ở độ cao 550m. Diện tích lưu vực 435 km2 (có 170 km² là núi đá vôi), chiều dài sông 45,0 km, nhập lưu phía bờ tả sông Cầu. Độ cao bình quân lưu vực 290m, lưu vực sông thuộc đất huyện Võ Nhai, độ dốc bình quân lưu vực 39,4‰. Mật độ lưới sông 1,05 km/km² và hệ số uốn khúc 1,60. Sông Nghinh Tường có 4 phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10 km. Lượng mưa bình quân trên lưu vực khoảng 1.314 mm/năm.
- Sông Đu: Bắt nguồn từ Lương Can ở độ cao 275m. Diện tích lưu vực 376 km² (có 5,4 km² là diện tích núi đá vôi), chiều dài sông 56 km, nhập lưu phía bờ hữu sông Cầu. Sông Đu nằm trên đất huyện Phú Lương, độ cao bình quân lưu vực 129 m và ít dốc. Sông Đu có 4 phụ lưu dài hơn 10 km. Lượng mưa bình quân trên lưu vực ước chừng 1.433 mm/năm.
- Suối Đèo Khế (sông Mo Linh): Bắt nguồn từ núi Na Hoa huyện Võ Nhai ở độ cao 275 m. Diện tích lưu vực 193 km² (có 31,4 km² là núi đá vôi), chiều dài sông 36 km, nhập lưu phía bờ tả sông Cầu ở dưới sông Đu chừng 17,5 km. Lưu vực suối Đèo Khế nằm trên đất huyện Võ Nhai, độ cao bình quân lưu vực thấp (126m), lượng mưa trung bình trên lưu vực khoảng 1.518 mm/năm. Suối Đèo Khế có 2 phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10 km.
- Ngòi Rồng: Bắt nguồn từ núi Bồ Cu ở độ cao 200 m. Diện tích lưu vực 134 km², chiều dài sông 25,0 km, có 2 phụ lưu dài hơn 10km. Nhập lưu phía bờ tả sông Cầu tại Đá Gân. Tương tự suối Đèo Khế, địa hình lưu vực sông này thấp, lượng mưa bình quân năm trên lưu vực khoảng 1.488 mm/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Sông Công: Bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá, huyện Định Hoá ở độ cao 675 m, đây là phụ lưu lớn nhất trong số 26 phụ lưu gia nhập sông Cầu (không kể sông Thương). Diện tích lưu vực sông Công 951 km², chiều dài sông 96 km, độ cao bình quân lưu vực 224 m, độ dốc bình quân lưu vực 27,3‰, hệ số uốn khúc 1,43. Do vị trí lưu vực sông nằm ở sườn Đông của dãy Tam Đảo nên lượng mưa bình quân năm trên lưu vực lớn hơn 1.800 mm/năm.
* Lưu vực sông Rong (thượng nguồn sông Trung): Lưu vực sông Rong là thượng nguồn của sông Trung là phụ lưu của sông Thương, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm đất đai của 8 xã thuộc huyện Võ Nhai. Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua khu vực xã Bình Long đổ sang tỉnh Lạng Sơn, sông Rong trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài L = 17 km, diện tích lưu vực 281,2 km². Độ dốc bình quân lưu vực 34‰, độ cao bình quân lưu vực 300 m. Lượng mưa trung bình lưu vực khoảng 1.247 mm/năm.
* Lưới trạm quan trắc khí tượng – thủy văn + Lưới trạm quan trắc khí tượng và đo mưa
Trong tỉnh Thái Nguyên có 4 trạm đo khí tƣợng, tuy nhiên hiện nay chỉ còn 2 trạm đang hoạt động đó là trạm Thái Nguyên và Định Hóa với chuỗi số liệu đo đạc từ 1961 đến nay, còn 2 trạm Võ Nhai và Đại Từ đã dừng đo từ 1981.
+ Lưới trạm quan trắc thủy văn
Cũng như tài liệu về khí tượng và đo mưa, việc quan trắc mực nước và lưu lượng trên sông được tiến hành đồng thời từ thời Pháp thuộc, ví dụ: trạm Gia Bảy (Thái Nguyên) được đọc mực nước từ 1907. Nhưng nhìn chung hệ thống này cũng chỉ hoạt động có tính đồng bộ và đảm bảo chất lƣợng kể từ 1960 trở lại đây.
* Nước mưa
Lƣợng mƣa phân bố trên địa bàn của tỉnh biến đổi giữa các vùng khá rõ rệt, từ 1.300 mm đến trên 2.000 mm. Trên bản đồ phân bố lƣợng mƣa năm của Thái Nguyên hình thành nên một tâm mƣa lớn rõ rệt, đó là tâm mƣa Tam Đảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ở phía Tây của tỉnh, bao trùm lên cả địa bàn thành phố Thái Nguyên. Dãy Tam Đảo có độ cao trên 1.500 m án ngữ phía Tây của tỉnh nhƣ một bức bình phong đón gió Đông Nam từ biển thổi vào, lƣợng mƣa tại trạm Tam Đảo đo đƣợc gần 2.400 mm/năm. Do ảnh hưởng của tâm mưa Tam Đảo nên vùng Đại Từ, Ký Phú có lƣợng mƣa 1.800 – 2.000 mm. Khu vực phía Tây huyện Định Hóa cũng có lƣợng mƣa > 1.800 mm (giá trị thực đo tại trạm đo mƣa Điềm Mặc đạt 2.000 mm.
Lƣợng mƣa có xu thế giảm dần về phía Đông Nam, do địa hình thấp thuộc đồng bằng trung du nên lƣợng mƣa năm cũng chỉ đạt 1.400 – 1.500 mm.
Khu vực phía Tây Bắc huyện Phú Lương (thượng lưu vực sông Đu) có lượng mưa thấp, giá trị quan trắc được tại trạm Phú Lương chỉ đạt 1.300 mm.
Nhìn chung lƣợng mƣa hàng năm trên địa bàn tỉnh biến động không nhiều, năm mƣa lớn nhất cũng chỉ gấp từ 2 – 2,5 lần năm có lƣợng mƣa nhỏ nhất.
Lƣợng mƣa bình quân hàng năm toàn tỉnh dao động trong khoảng 1.600 mm tương đương 5,5 tỷ m3 nước mưa, đó là một nguồn nước khá dồi dào. Tuy nhiên lƣợng mƣa phân bố giữa các tháng trong năm lại không đều. Lƣợng mƣa trong mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm từ 73 – 79% tổng lƣợng mƣa cả năm. Tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 7,8; lƣợng mƣa phổ biến đạt trên 300mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đây là thời kỳ ít mƣa.
Tháng có lượng mưa ít nhất thường là tháng 12, và tháng 1 hàng năm, lượng mưa chỉ đạt trên dưới 20 mm/tháng. Vì vậy giai đoạn này thường thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Hai tháng còn lại là tháng 4 và tháng 10 là thời kỳ chuyển mùa, lượng mưa các tháng này ở mức trên dưới 100 mm/tháng.
* Nước mặt
+ Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm
Tỉnh Thái Nguyên có mô đun dòng chảy năm thuộc loại trung bình, mô đun dòng chảy năm trên toàn vùng vào khoảng 23 l/s/km2. Tuy nhiên sự phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bố về lƣợng mƣa năm cũng nhƣ dòng chảy năm trên toàn tỉnh thì lại phân bố không đều theo không gian và thời gian.
Về mặt không gian như đã nói ở phần trên, phía tây Tỉnh thuộc lưu vực sông Công nơi có dãy núi Tam Đảo với độ cao trên 1.500 m và có độ che phủ vẫn còn tương đối lớn, vì vậy mô đun dòng chảy bình quân lớn nhất đạt 27,8 l/s/km2. Phần thuộc lưu vực sông Cầu có mô đun dòng chảy năm chừng 20 - 23 l/s/km2, trừ lưu vực sông Cầu Mai có mô đun lên tới 27,3 l/s/km2. Lưu vực sông Rong có mô đun khoảng 23,3 l/s/km2.
Theo thời gian, sự biến đổi dòng chảy năm trên toàn tỉnh không lớn, năm nhiều nước cũng chỉ gấp từ 2 đến 3 lần năm ít nước
Phân phối trong năm của dòng chảy ở Thái Nguyên cho thấy mùa lũ thường kéo dài 4 tháng bắt đầu từ tháng VI và kết thúc không đồng thời trên các vùng khác nhau trong khu vực, nơi sớm là tháng IX, nơi muộn là tháng X nhƣ sông Đu và sông Công. Mùa cạn kéo dài 8 tháng, từ tháng X đến tháng V năm sau. Tuy nhiên trong từng năm cụ thể do sự biến động của chế độ mƣa, mùa lũ có thể bắt đầu sớm hoặc muộn đến 1 tháng. Sự phân bố dòng chảy trong năm trên các sông cũng không đều, lượng nước chỉ tập trung vào các tháng mùa lũ. Lƣợng dòng chảy mùa lũ từ tháng VI đến tháng IX chiếm từ 68% - 75% lƣợng dòng chảy cả năm. Trong khi thời gian mùa kiệt dài trong 7 đến 8 tháng từ tháng X hoặc XI tới tháng V năm sau có lƣợng dòng chảy chiếm 24 – 31% lƣợng dòng chảy năm. Tháng VIII là tháng có lƣợng dòng chảy lớn nhất chiếm 18 – 20% lƣợng dòng chảy năm. Tháng II là tháng có lƣợng dòng chảy nhỏ nhất chỉ chiếm 1, 3 – 1,9 % lƣợng dòng chảy năm.
Mùa mƣa trên tỉnh kéo dài từ tháng V đến tháng IX, còn mùa lũ đến chậm hơn một tháng (từ tháng VI đến tháng IX), trừ một số lưu vực ở hữu sông Cầu ảnh hưởng địa hình của dãy núi Tam Đảo nên lượng mưa tháng X còn khá lớn, thời gian mùa lũ trên các sông này có xê dịch chút ít, thường là từ tháng VI đến tháng X. Hàng năm mùa lũ có thể xuất hiện sớm hoặc muộn đi 1 tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhƣng với tỷ số không lớn. Mặc dù lũ chỉ kéo dài 4 tháng trong năm nhƣng chiếm tới 70 - 75% tổng lƣợng dòng chảy cả năm.
+ Dòng chảy mùa cạn
Từ tháng X chế độ gió Đông - Nam bắt đầu yếu đi vì giải hội tụ nhiệt đới lúc này đã lùi dần về phía Nam. Lượng mưa trên lưu vực giảm xuống dưới mức bình quân tháng trong năm và nhỏ nhất vào các tháng XII, I và II; nhỏ hơn cả tổng lƣợng bốc hơi trong tháng. Thờ ừ tháng X đế
ổng lƣợng dòng chảy trong suốt thờ ỉ chiếm từ 20 – 25% tổng lƣợng dòng chảy trong năm. Do chế độ mƣa phân bố trong năm không đều, mặt khác cấu tạo bề mặt địa chất thổ nhƣỡng, độ dốc và tầng phủ thực vật cũng khác nhau nên chế độ dòng chảy về mùa lũ cũng như về mùa cạn trên mỗi lưu vực sông có khác nhau. Tại Thác Bưởi trên lưu vực sông Cầu mô đun dòng chảy bình quân mùa cạn đo đƣợc bằng 11,2 l/s/km2 và mô đun dòng chả ấ 1,9 l/s/km2
ều, nhất là các nhánh suối thƣợng nguồn các sông nhánh nhƣ sông Công tại trạm Núi Hồng mô đun dòng chảy nhỏ nhất chỉ có 1,2 l/s/km2.
Tháng có lưu lượng nhỏ nhất trong năm thường xảy ra vào các tháng I, II và III tùy từng năm. Còn với lưu lượng kiệt nhất thì có thể xảy ra vào bất kỳ tháng nào trong mùa khô. Nhìn chung mô đun dòng chảy kiệt nhỏ nhất trên toàn lưu vực ở mức dưới 1 l/s/km2. Điều này chứng tỏ vùng nghiên cứu có những năm có dòng chảy mùa kiệt rất nhỏ, đó là những năm không mƣa kéo dài nhiều ngày liên tục trong các tháng mùa kiệt và hạn hán đã xẩy ra rất nghiêm trọng.
Do đặc điểm phân phối dòng chảy nêu trên nên trong thời gian về mùa cạn nguồn nước cấp cho sinh họat, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp gặp khó khăn.
+ Trữ lượng tài nguyên nước mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dòng chảy trên các con sông tỉnh Thái Nguyên đƣợc hình thành từ mƣa và nhập lưu từ các tỉnh lân cận (chủ yếu là Bắc Kạn qua dòng chính sông Cầu).
Lƣợng dòng chảy khá dồi dào.
+ Tình hình chất lượng nước mặt Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt của tỉnh Thái Nguyên khá dầy với 50 điểm quan trắc với tần suất 6 đợt/năm. Danh sách các điểm quan trắc chất lượng nước tỉnh Thái Nguyên (được thể hiện trong phụ lục 02).
- Chất lượng nước sông Cầu và các phụ lưu chính của sông Cầu Kết quả quan trắc năm 2012 cho thấy, chất lượng nước trên sông Cầu bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ, chất rắn tổng số. Mức độ ô nhiễm tăng lên khi chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên so với phía thượng lưu (từ Văn Lăng đến Sơn Cẩm) và phía hạ lưu (Cầu Mây-Phú Bình), ô nhiễm tiếp tục tăng nhẹ sau điểm hợp lưu sông Công (khu vực Cầu Vát).
Các phụ lưu chính của sông Cầu được quan trắc gồm các phụ lưu Suối Nghinh Tường, suối Phục Linh, sông Chu, Sông Đu, suối Linh Nham, Suối Cam Giá, suối Loàng, suối Xương Rồng, suối Mỏ Bạch, suối Phố Hương, suối Phượng Hoàng, Suối Văn Dương, suối Thác Lạc. Trong đó suối Nghinh Tường-Thần Sa luôn bị ô nhiễm cao chất rắn tổng số (TSS), suối Phục Linh và sông Đu ô nhiễm As, các phụ lưu Suối Cam Giá ô nhiễm Pb, suối Loàng, suối Xương Rồng, suối Mỏ Bạch, suối Phố Hương, suối Phượng Hoàng, Suối Văn Dương ô nhiễm cao hợp chất hữu cơ, coliform.
Theo kết quả quan trắc môi trường năm 2012 về môi trường nước mặt cho thấy các vị trí trên sông Cầu gồm điểm Văn Lăng, Hoà Bình còn tương đối tốt, vào mùa khô, chất lượng nước đảm bảo sử dụng mục đích sinh hoạt nhưng phải áp dụng biện pháp xử lý phù hợp. Vào mùa mưa chất lượng nước không đảm bảo sử dụng mục đích sinh hoạt nhƣng vẫn đảm bảo sử dụng mục đích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tưới tiêu thuỷ lợi, chất lượng nước giảm do hàm lượng chất rắn tổng số, hợp chất hữu cơ tăng lên và vƣợt mức A2.
Chất lượng nước trên sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến sau điểm hợp lưu với sông Công đã bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ theo QCVN 08:2008/BTNMT mức A2, một số điểm ô nhiễm chất rắn tổng số vào mùa mưa. Chất lượng nước không đảm bảo sử dụng mục đích sinh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thuỷ lợi. Mức độ ô nhiễm hợp chất hữu cơ trên sông Cầu tăng lên khi chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên và giảm nhẹ về phía hạ lưu.
Phụ lưu chính của sông Cầu có suối Nghinh Tường-Thần Xa ô nhiễm cao chất rắn tổng số.
Các phụ lưu tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp của TP Thái Nguyên, khu công nghiệp sông công gồm suối Mỏ Bạch, suối Phượng Hoàng, suối Xương Rồng, suối Phố Hương, suối Loàng, suối Cam Giá, suối Văn Dƣong bị ô nhiễm hợp chất hữu cơ, amoni, coliform, một số phụ lưu như suối Cam Giá, suối Văn Dương còn bị ô nhiễm kim loại Pb, Cd. Chất lượng nước tại các phụ lưu này không đảm bảo sử dụng mục đính sinh hoạt và tưới tiêu thuỷ lợi theo QCVN 08:2008/BTNMT mức A1, A2, B1.
Phụ lưu suối Phục Linh ô nhiễm As theo mức A2, phụ lưu sông Chu, sông Linh Nham bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ. Chất lượng nước tại các phụ lưu này không đảm bảo sử dụng mục đính sinh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sử dụng mục đich tưới tiêu thủy lợi.
- Chất lượng nước sông Công và các nhánh sông
Theo kết quả quan trắc, chất lượng nước sông Công tại các vị trí như cửa xả Hồ Núi Cốc, tại vị trí gần trạm bơm nước cho nhà máy nước Sông Công tương đối tốt, các thông số phân tích đều đạt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT mức A2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các vị trí quan trắc khác trên sông Công từ Bình Thành -Định Hoá đến giữa Hồ Núi Cốc, sau vị trí hợp lưu với suối tiếp nhận nước thải bãi rác Đá Mài, đoạn từ sau vị trí hợp lưu với suối tiếp nhận nước thải thị xã Sông Công đến Cầu Đa Phúc bị ô nhiễm hợp chất hữu cơ theo mức A2, vị trí từ sau vị trí hợp lưu với suối tiếp nhận nước thải bãi rác Nam Sơn đến Cầu Đa Phúc thường xuyên ô nhiễm chất rắn tổng số theo mức A2.
Các phụ lưu sông Công gồm suối Na Mao, suối Hai Huyện không bị ô nhiễm, các thông số quan trắc đều đạt QCVN 08:2008 mức A2. Các phụ lưu gồm suối Nông, suối Kẻn, suối Na Trầm, suối Mỹ Yên, suối Cầu Tây, suối Đầu Trâu bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ theo mức A2. Phụ lưu suối Đắc Sơn (huyện Phổ Yên) và phụ lưu suối La Cấm ô nhiễm cao hợp chất hữu cơ, amoni, NO2
- (nitrit), coliform theo A2, B1, B2.
b. Nguồn dự trữ nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:
Dòng chảy trên các con sông tỉnh Thái Nguyên đƣợc hình thành từ mƣa và nhập lưu từ các tỉnh lân cận (chủ yếu là Bắc Kạn qua dòng chính sông Cầu).
Lƣợng dòng chảy khá dồi dào. Dựa vào tài liệu đo đạc thủy văn cho thấy tổng lượng nước bình quân nhiều năm qua Gia Bảy trên sông Cầu là 2.45 tỷ m3/năm, tương đương với lưu lượng 77.6 m3/s; trong đó nhận lượng nước từ thượng lưu sông Cầu trên đất Bắc Kạn có diện tích 1.300 km2 với lượng dòng chảy chừng 28.7 m3/s tương ứng với 0,9 tỷ m3/năm. Ngoài ra tỉnh còn có lượng dòng chảy sinh ra từ mƣa trên sông Công là 0,85 tỷ m3/năm, sông Rong là 0,24 tỷ m3/năm. Nhƣ vậy tổng lƣợng dòng chảy hàng năm trên toàn tỉnh Thái Nguyên là 3,53 tỷ m3/năm trong đó nhận từ tỉnh Bắc Kạn là 0,9 tỷ m3/năm, lƣợng dòng chảy sinh ra trên địa bàn tỉnh là 2,63 tỷ m3/năm.
Bảng 3.2. Tổng hợp tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên Đơn vị: Diện tích - km2;M - l/s/km2;Q - m3/s;W – tỷ. m3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
STT Lưu vực Diện
tích
Trung bình năm Mùa lũ Mùa cạn
Mo Qo Wo Mlũ Qlũ Wlũ Mcạn Qcạn Wcạn
I Sông Cầu (tính đến
ra khỏi tỉnh TN) 3.533 22 77,6 2,4 45,6 161 1,7 10,1 35,7 0,75 1 Ngoài tỉnh 1.300 22,1 28,7 0,9 47 61,1 0,64 9,6 12,4 0,26 2 Trong tỉnh 2.233 21,9 48,9 1,54 44,8 99,9 1,05 10,4 23,3 0,49 II Sông Công 970 27,8 27 0,85 54,6 53 0,56 14,3 13,9 0,29 III Sông Rong (tính đến
ra khỏi tỉnh TN) 332 23,3 7,7 0,24 48,8 16,2 0,17 10,5 3,5 0,07 TỔNG 4.835 23,2 112,3 3,53 47,6 230,2 2,42 11 53,2 1,11 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên Trong đó: M : Mô đun dòng chảy
Q: là lưu lượng dòng chảy W: Tổng lượng nước mặt trong năm
- Địa hình tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển hồ chứa nhƣng ở quy mô nhỏ (trong số 413 hồ chứa của tỉnh chỉ có 9 hồ chứa có dung tích >1 triệu m3 nhƣ hồ Bảo linh huyện Định Hóa, Gò Miếu huyện Đại Từ, Suối Lạnh huyện Phổ Yên, Quán trẽ huyện Võ Nhai, Ghềnh Chè thị xã Sông Công, Trại Gạo huyện Phú Bình, Phƣợng Hoàng và Phú Xuyên huyện Đại Từ) nên mức độ điều hòa, phân bổ TNN chƣa thể hiện rõ rệt, nhiều hồ do không có nguồn sinh thủy nên vẫn xảy ra tình trạng cạn vào mùa khô, không đủ năng lực cấp nước cho hạ du. Hồ Núi Cốc là nguồn nước chủ yếu cấp nước cho mục đích sinh hoạt, ngoài ra còn có một số hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3.
3.2.1.2. Thực trạng về khai thác sử dụng
Theo số liệu thu thập và điều tra về hiện trạng khai thác TNN tỉnh Thái Nguyên của các ngành, năm 2012 toàn tỉnh đã khai thác khoảng 648,83 tr.m3/năm. Khu vực khai thác nhiều nước nhất tập trung ở Nam Thái Nguyên gồm thành phố Thái Nguyên, Huyện Phú Bình, huyện Đại Từ, huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công; riêng khu vực Nam Thái Nguyên đã khai thác 449,64 tr.m3/năm chiếm 69,3% tổng lƣợng khai thác của cả tỉnh. Trong đó thành phố Thái Nguyên nơi tập trung dân cƣ đông đúc và nhiều cơ sở sản xuất đặc biệt là có khu gang thép Thái Nguyên nên lượng nước sử dụng của thành phố đạt 147,43 tr.m3/năm chiếm 22,7% tổng lượng nước khai thác), tiếp đến là huyện