Quản lý danh mục tiền vay

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO

3.3 Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

3.3.2 Quản lý danh mục tiền vay

a. Cơ sở giải pháp quản lý danh mục tiền vay

Danh mục tiền vay (DMTV) là danh mục tất cả các khoản vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. DMTV được trình bày theo nhiều tiêu thức

khác nhau: khách hàng, mặt hàng, sản phẩm, khu vực địa lý… Những khoản vay trong cùng một lĩnh vực sẽ có cùng đặc điểm rủi ro nên một khi có những yếu tố ảnh hưởng bất lợi tới nhóm khoản vay có độ tập trung cao sẽ làm cho rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng lớn hơn rất nhiều. Do vậy, việc kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn của các nhóm khoản vay cũng không kém phần quan trọng hơn việc quản lý rủi ro trong từng khoản vay. Hơn nữa, việc theo dõi, đánh giá toàn DMTV sẽ cung cấp một bức tranh hoàn hảo hơn về mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

b. Mc tiêu ca gii pháp qun lý danh mc tin vay

Bên cạnh mục đích quản trị rủi ro, việc quản lý DMTV còn cho phép đưa ra những định hướng đầu tư có lợi cho ngân hàng. Bằng việc phân tích DMTV, ngân hàng có thể đánh giá được ngành hàng nào, sản phẩm nào, khách hàng nào thì cho vay có hiệu quả, an toàn và thích hợp với đặc thù của ngân hàng tại mỗi địa phương và trong từng thời kỳ khác nhau.

Hiện nay, tín dụng là hoạt động chính yếu đem lại thu nhập cho ngân hàng và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy sự tồn tại và thành công của một ngân hàng phụ thuộc vào khả năng quản lý một danh mục tài sản có đảm bảo sự cân đối giữa thu nhập và chi phí, cơ hội và rủi ro.

c. Giải pháp đề ra cho vic qun lý danh mc tin vay

Lập kế hoạch Danh mục tiền vay chiến lược là công việc đầu tiên trong quản lý Danh mục tiền vay. Thông qua chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn, triển vọng môi trường kinh doanh, sự phân tích DMTV hiện tại và khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng để xác định mục tiêu của danh mục bao gồm:

(1) Chất lượng danh mục;

(2) Cơ cấu danh mục;

(3) Tỷ lệ tăng trưởng;

(4) Lợi nhuận dự kiến.

Chất lượng danh mc: tùy thuộc vào từng thời điểm, ngân hàng sẽ đặt ra yêu cầu về chất lượng tài sản có khác nhau. Thông qua hệ thống các tiêu chí phê duyệt khoản vay, ngân hàng sẽ kiểm soát chất lượng tài sản có và định hướng hoạt động cho vay đối với từng nhóm khoản vay và/hoặc toàn danh mục. Trong trường hợp mong muốn nâng cao chất lượng tài sản và giảm thiểu rủi ro, ngân hàng sẽ thắt chặt các điều kiện cho vay. Ngược lại, nếu chiến lược kinh doanh đặt ra là mở rộng tăng trưởng tín dụng thì ngân hàng sẽ nới lỏng những tiêu chuẩn áp dụng - theo đó chất lượng danh mục sẽ giảm sút và độ rủi ro tiềm tàng sẽ gia tăng.

Cơ cấu danh mc: Mục tiêu về cơ cấu danh mục sẽ kiểm soát mức độ tập trung của danh mục theo từng lĩnh vực kinh doanh, loại khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý… kế hoạch cần chỉ ra những lĩnh vực nào cần thu hẹp hay mở rộng ở mức độ bao nhiêu. Một danh mục có sự tập trung cao vào một số ít khách hàng, trong vài ngành hàng nhất định sẽ chứa đựng độ rủi ro tiềm tàng rất cao.

Tuy nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng một khi danh mục tài sản có quá phân tán cũng sẽ làm giảm lợi nhuận và tăng rủi ro cho ngân hàng.

T l tăng trưởng: căn cứ vào điều kiện và mức độ cạnh tranh của thị trường, năng lực cho vay (vốn, chuyên môn,…) và khả năng chịu rủi ro, ngân hàng sẽ đặt ra mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng trong từng thời kỳ.

Li nhun d kiến: lợi nhuận dự kiến của danh mục phụ thuộc vào chính sách định giá (lãi suất cho vay).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)