CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC

Một phần của tài liệu Tâm lý học đại cương ngân minh phương (Trang 56 - 60)

1. Khái niệm chung về cảm giác 1.1. Cảm giác là gì ?

Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh ta có hàng loạt thuộc tính bề ngoài liên quan chặt chẽ với nhau như: màu sắc (xanh, đỏ, tím…) kích thước (cao, thấp, vuông, tròn,…), trọng lượng (nặng, nhẹ…), khối lượng (to, nhỏ, nhiều ít…), tính chất (nóng, lạnh, đắng, cay,…). Những thuộc tính đó được bộ não của chúng ta p.á nhờ cảm giác.

KN Cảm giác là mức độ p.á tâm lý đầu tiên đơn giản nhất mở đầu cho hoạt động nhận thức và cũng mở đầu cho đời sống tâm lý của con người.

ĐN Cảm giác là một quá trình tâm lý p.á tùng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.

1.2. Đặc điểm của cảm giác

Cảm giác có những đặc điểm sau đây:

- Cảm giác là quá trình tâm lý, nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.

- Cảm giác p.á hiện thực khác quan khi nó đang tác động một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện tượng phải đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta, và chỉ vào thời điểm đó mới tạo ra được cảm giác.

• - Cảm giác chỉ p.á từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng chứ không p.á được các sự vật, hiện tượng trong tính trọn vẹn của nó.

• - Cảm giác không chỉ p.á thuộc tính riêng lẻ của đối tượng bên ngoài, mà còn p.á những trạng thái bên trong cơ thể. Ví dụ: cảm thấy đói cồn cào, tim hồi hộp.

1.3. Bản chất xã hội của cảm giác

• Cảm giác có cả ở người và động vật, nhưng cảm giác ở người khác xa về chất so với cảm giác của động vật. Bản chất xã hội của cảm giác của con người ở chỗ:

• - Cảm giác ở con người không chỉ p.á sự vật và hiện tượng vốn có trong tự nhiên như ở động vật, mà còn p.á những sự vật hiện tượng (svht) là sản phẩm do lao động của con người tạo ra nghĩa là có bản chất xã hội.

• - Cơ chế sinh lý của cảm giác ở người không chỉ giới hạn owr hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn bao gồm các cơ chế thuộc tín hiệu thứ hai.

• - Cảm giác ở người không phải là mức độ định hướng duy nhất và cao nhất như ở một số động vật. Cảm giác của con người còn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp khác.

• - Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục.

1.4. Vai trò của cảm giác

• Trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng của con người, cảm giác giữ vai trò quan trọng:

• Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con ngưòi trong hiện thực khách quan. Đây là hình thức định hướng đơn giản nhất.

• - Cảm giác là nguồn khởi đầu cho mọi hiểu biết của con người về thế giới (V.I Lênin đã nói: “ngoài thông qua cảm giác, chúng ta không thể nào nhận thức được bất cứ hình thức nào của vận động và tiền đề của lý luận về nhận thức chắc chắn nói rằng cảm giác là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết ”).

• - Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của võ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động tinh thần của con người được bình thường. Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này cho thấy, trong tình trạng “đói cảm giắc” các chức năng tâm lý và sinh lý của con người sẽ bị rối loạn.

• - Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật.

2. Các loại cảm giác

• Căn cứ vào nguồn kích thích gây nên cảm giác ở ngoài hay trong cơ thể, cảm giác được chia thành hai loại: những cảm giác bên ngoài là những cảm giác do những kích thích từ bên ngoài gây nên và những cảm giác bên trong là những cảm giác do kích thích bên trong gây nên.

2.1. Những cảm giác bên ngoài

- Cảm giác nhìn (thị giác): Cảm giác nhìn cho biết hình thù, khối lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của sự vật. Nó giữ vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế giới bên ngoài của con người.

• - Cảm giác nghe (thính giác): Cảm giác nghe nghe p.á những thuộc tính của âm thanh, tiếng nói.

- Cảm giác ngửi (khứu giác): Cảm giác ngửi cho biết tính chất của mùi.

Cảm giác nếm (vị giác) có 4 loại: cảm giác ngọt, cảm giác chua, cảm giác mặn và cảm giác đắng. Sự đa dạng của cảm giác này phụ thuộc vào sự đa dạng của thức ăn, đồ uống và cảm giác ngửi.

• - Cảm giác da (mạc giác): cảm giác da do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác động lên da tạo nên.

2.2. Những cảm giác bên trong

• Loại cảm giác này gồm: cảm giác vận động, cảm giác, sờ mó, cảm giác thăng bằng, cảm giác rung và cảm giác cơ thể.

3. Các quy luật cơ bản của cảm giác

3.1. Quy luật ngưỡng giác

• Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích voà giác quan. Nhưng không phải mọi kích thích vào giác quan cũng đều gây ra cảm giác.

Kích thích yếu quá không gây nên cảm giác. Kích thích quá mạnh cũng gây nên mất cảm giác. Vậy, muốn kích thích thích hợp gây ra được cảm giác thì kích thích đó phải đạt tới một giới hạn nhất định.

Giới hạn mà ở đó kích thích bắt đầu có thể gây ra hoặc còn có thể gây ra được cảm giác gọi là Ngưỡng cảm giác.

• Cảm giác có hai ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên.

• - Ngưỡng cảm giác phía dưới: là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được cảm giác. Ngưỡng cảm giác dưới của một giác quan còn gọi là độ nhạy cảm của giác quan đó (đối với một giác quan nhất định).

- Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa để vẫn còn gây được cảm giác.

trong phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên là vùng cảm giác được, trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.

• Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Những kích thích phải có một tỷ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới nhận thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích.

Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là Ngưỡng sai biệt.

Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số. Ngưỡng sai biệt cũng thay đổi tuỳ người, tuỳ lúc, tuỳ loại cảm giác. A/B = C

3.2.Quy luật thích ứng của cảm giác

• Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích. Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm.

• Ví dụ: Khi ta đang ở chỗ sáng mà vào chỗ tối thì lúc đầu không nhìn thấy gì cả, phải một lúc sau ta mới dần dần thấy rõ. Trong trường hợp này xảy ra hiện tượng tăng độ nhạy cảmcủa cảm giác. Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng khác nhau. Khả năng thích ứng của cảm giác có thể được phát triển do hoạt động và rèn luyện.

3.3. quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác

• Cảm giác của con người không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà chúng tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động qua lại này có thể xảy ra ở hai giác quan khác nhau hoặc xảy ra ở cùng một giác quan.

Trong sự tác động này, các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và diễn ra theo quy luật chung như sau: Sự kích thích yếu vào một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia; ngược lại sự kích thích mạnh vào một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy của cơ quan phân

• Tích kia (sự tác động qua lại xảy ra ở hai giác quan khác nhau).

Cũng có thể độ nhạy cảm của một giác quan bị thay đổi do các kích thích khác nhau diễn ra đồng thời (cùng một lúc) hay lần lượt (nối tiếp). Trong trường hợp đó, ta có sự tác động lẫn nhau của các cảm giác diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên một giác quan. Có hai loại tương phản: tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời.

• Ví dụ: Sau một kích thích lạnh thì một kích thích âm ấm sẽ có vẻ nóng hơn. Đó là tương phản nối tiếp. Hai người mặc áo đỏ có màu da đối lập nhau. Đó là tương phản đồng thời.

Một phần của tài liệu Tâm lý học đại cương ngân minh phương (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w