ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN

Một phần của tài liệu đồ án tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản công suất 400m3ngày đêm (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN

Ký hiệu:

Đường nước thải

Đường nước tuần hoàn Đường khí cấp vào Đường bùn tuần hoàn Đường bùn thải

Đường châm hóa chất

Hình 2.1 sơ đồ công nghệ phương án 1

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước từ nguồn thải của nhà máy đi vào bể thu gom phía trước có đặt song chắn rác loại bỏ các loại rác thô có thể làm hư hại các công trình phía sau, nước thải được

Bể thu gom Bể tuyển nổi Bể điều hòa Bể trung

gian

Bể UASB

Bể Anoxic

Bể Aerotank Bể lắng

Bể trung gian Bể khử

trùng

Máy thổi khí

chlorin

Bể chứa bùn Sân phơi bùn

Bùn thải sau xử lý

bơm từ bể thu gom qua bể tuyển nổi, tại đây các loại đầu mỡ và chất rắn lơ lững được thanh gạt phía trên bể loại bỏ ra khỏi nước thải và quá trình này được cấp khí mịn từ máy thổi khí, các bọt khí nhỏ bám vào các hạt dầu mỡ và chất rắn lơ lững và kéo chúng nổi lên mặt nước, sau đó nước tự chảy qua máng tràn đến bể điều hòa, tại đây nước thải được cấp không khí từ máy thổi khí giúp trộn đều các thành phần có trong nước thải và đo nồng độ các chất ở mức phù hợp để giúp cho các công trình sinh học phía sau hoạt động tốt. Sau bể điều hòa nước tự chảy qua bể trung gian, tại bể trung gian sẽ không được cấp khí nhằm loại bỏ hàm lượng oxy hòa tan trước khi đi vào bể UASB. Nước thải được xử lý kỵ khí trong bể UASB loại bỏ phần lớn các chất hữu cơ và bùn lắng được đưa sang bể chứa bùn, sau đó nước thải chảy sang bể Anoxic tiếp tục xử lý N. Nước thải tiếp tục sang bể Aerotank xử lý các chất hữu cơ và một phần nước thải được tuần hoàn trở lại bể Anoxic để xử lý N, nước thải từ Aerotank đi qua bể lắng, lắng bùn, lượng bùn này một phần tuần hoàn trở về bể Arotank để đảm bảo sinh khối, một phần được đưa sang bể chứa bùn và được máy ép bùn làm khô bùn. Nước từ máy ép bùn tuần hoàn về bể thu gom tiếp tục xử lý, lượng bùn khô sau ép được mang đi chôn lấp hay làm nguyên liệu cho các công việc khác, và sau lắng nước thải đi qua bể trung hòa trước khi được bơm vào bể khử trùng và châm hóa chất trên đường ống, sau bể khử trùng nước thải đạt chuẩn đầu ra quy định tại cột B QCVN 11-MT:2015/BTNMT.

Ưu điểm:

- Công nghệ này hiện nay đang được áp dụng rất phổ biến ở các nhà máy sản xuất thực phẩm

- Phù hợp với điều kiện khí hậu tại nước ta

- Hiệu quả xử lý các công trình cao, nước thải đầu ra đạt chuẩn - Chi phí cho thi không quá lớn

- Phù hợp cho các loại nước thải có COD từ thấp tới cao - Các hạn chế của công nghệ dễ dàng khác phục

- Ít sử dụng hóa chất, chỉ sử dụng cho giai đoạn khử trùng

- Khử được lượng lớn N ở bể Anoxic Khuyết điểm:

- Rất nhạy cảm với các chất ức chế

- Thời gian khởi động vận hành dài (3-4 tháng)

- Chỉ thực hiện với các nhà máy có diện tích đất rộng lớn.

2.1.2. Phương án 2

Ký hiệu:

Đường nước thải Đường nước tuần hoàn Đường bùn thải

Đường bùn tuần hoàn Đường khí cấp vào Đường rác và cát Đường hóa chất

Hình 2.2 sơ đồ công nghệ phương án 2

SCR

Bể lắng cát

Bể điều hòa

Bể lắng 1

Bể UASB

Bể lọc sinh học cao tải

Bể lắng 2

Bể khử trùng

Rác đem chôn lấp

Sân phơi cát San lấp mặt bằng

Máy thổi khí

Bể chứa bùn Máy ép bùn

Bùn thải mang đi chôn lấp

chlorin

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thải qua song chắn rác được tách bỏ một phần rác có kích thước lớn, rác từ đây được thu đem chôn lấp, thải bỏ. Nước thải chảy qua bể lắng cát. Nước thải được lấy qua máng thu và bơm lên bể điều hòa, có gắn hệ thống thổi khí để ổn định lưu lượng và nồng độ. Sau đó, nước thải được bơm đến bể lắng 1, được sử dụng là bể lắng đứng để tách một phần chất hữu cơ dễ lắng. Bùn thu được tại đây là dạng bùn tươi, được bơm về bể chứa bùn. Nước được tiếp tục đưa qua bể UASB, sau công trình này nước được đưa qua bể lọc sinh học cao tải. Nước thu được cho chảy qua bể lắng đợt 2, sau đó khử trùng bằng clo trước khi đưa ra ra nguồn tiếp nhận.

Bùn dư được thu tại bể chưa bùn, đem nén bùn để giảm độ ẩm, rồi đưa qua sân phơi bùn để tiếp tục làm giảm bớt lượng nước. Bùn sau khi xử lý được đem chôn lấp hoặc sử dụng để bón cho cây trồng. Nước từ bể nén bùn được tuần hoàn về bể điều hòa để tiếp tục tham gia quá trình xử lý.

Ưu điểm:

- Vận hành tương đối đơn giản.

- Phù hợp cho các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao.

- Xử Nồng độ cặn khô từ 15%-25%

Nhược điểm:

- Không phù hợp với nước thải có SS cao.

- Dễ bị bít kín ở bể lọc sinh học cao tải.

- Phải sử dụng nơi có nhiều đất thường là vùng nông thôn, thị trấn.

- Có sử dụng polymer châm vào để tăng khả năng tách nước.

- Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và khí hậu.

- Cần có lao động thủ công để xúc bùn khô từ sân phơi bùn lên xe tải.

- Thời gian làm khô bùn dài.

Một phần của tài liệu đồ án tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản công suất 400m3ngày đêm (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)