Tiếp cận tác phẩm từ góc độ chủ đề

Một phần của tài liệu Tiếp cận người trong bao của sê khốp từ góc độ chi tiết nghệ thuật và chủ đề tác phẩm (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG II. CÁCH THỨC TIẾP CẬN NGƯỜI TRONG BAO TỪ GÓC

2.2 Tiếp cận tác phẩm từ góc độ chủ đề

Như chúng ta đã biết, năm 1890 Sê – khốp lên đường đi Xa – kha – lin hòn đảo mà chính quyền Nga hoàng dùng làm nơi đày ải những người tù khổ sai. Cuộc hành trình này này có ảnh hưởng rất lớn đên ông. Điều này có thể thấy rõ trong những tác phẩm mà nhà văn viết sau chuyến đi đó. Chủ đề truyện ngắn của Sê – khốp trong giai đoạn này rất đa dạng. Nhà văn tiếp tục phê phán thói tầm thường dung tục, cuộc sống tiểu tư sản ngột ngạt và ngưng đọng với ảnh hưởng độc hại của nó …Phải nói rằng chủ đề này quán xuyến toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Sê- khốp. Go – rơ – ki đã nhận xét rất hay “ Thói tầm thường dung tục là kẻ thù của ông: suốt đời ông đã đấu tranh với nó, giễu cợt nó và đã miêu tả

nó bằng một ngòi bút lãnh đạm, sắc nét, đã biết tìm thấy rêu mốc của thói tầm thường dung tục, thậm chí cả ở những chỗ thoạt nhìn người ta có cảm tưởng rằng tất cả đều được sắp đặt rất tốt, thậm chí còn xuất sắc nữa”.

Sê – khốp đã viết hàng loạt truyện cùng đề tài này như Một bà hay nhảy nhót( 1892), Giáo sư văn chương ( 1894), An – na trên cổ, Lô – nứt (1898) và

một bộ ba tác phẩm có chung tư tưởng chống lại cuộc sống mang bao là Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, Câu chuyện tình yêu. Đáng chú ý nhất là truyện Người trong bao. Trong truyện này Sê – khốp đã xây dựng một hình tượng thể hiện tính cổ hủ, lạc hậu, tâm lí sợ hãi cái mới, khuynh hướng muốn đẩy lùi hiện tại về quá khứ lạc hậu, đóng khung cuộc sống trong một hình thức chết cứng là

cái bao – những đặc điểm tiêu biểu cho thời đại ngột ngạt ở nước Nga, mà từ sau tác phẩm này người ta gọi là tệ Bê – li – cốp. Bê – li – cốp là nhân vật chính của truyện, một giáo viên dạy tiếng Hi lạp cổ ở một trường trung học. Đặc điểm của hắn là lúc nào và làm gì hắn đều muốn chui rúc vào trong bao: từ đồ dùng trong nhà đến thói quen sinh hoạt. Thậm chí nghề nghiệp của hắn suy cho cùng cũng chỉ là cái cớ để hắn chui sâu thêm vào cái bao của mình. Bê – li – cốp dạy tiếng Hi – lạp cổ ở một trường trung học – một thứ tiếng đã chết. Lão hoan nghênh tất cả mọi điều cấm đoán, tự cho mình có nhiệm vụ ngăn ngừa mọi hành vi vi phạm luật lệ và khi cần thiết phải báo cáo cấp trên. Không chỉ vậy lối sống của hắn đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cả thành phố khiến mọi người làm gì cũng sợ

hãi. Cả trường từ giáo viên tới hiệu trưởng ai ai cũng sợ lão và cả thành phố

trong mười năm trời ai cũng sợ lão: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, sợ dạy hoc, đọc viết…Năm ngoài 40 tuổi hắn muốn lấy vợ nhưng lão sợ lại có điều gì xảy ra vì thế lão đã gầy đi, xanh xao vàng vọt và càng rúc thêm vào cái bao của mình. Sau khi chết nằm trong quan tài lão có vẻ mặt hiền lành, dịu dàng có thể nói còn tươi tỉnh nữa. Vì cuối cùng hắn cũng được ở trong cái bao mà từ đấy không bao giờ hắn phải chui ra nữa.

Hứn đã đạt đến lí tưởng của cuộc đời minh. Chôn xong Bê – li – cốp mọi người

cuộc sống lại trở về nếp cũ. Bê – li – cốp chết rồi nhưng còn lại biết bao “người trong bao”. Kết thúc tác phẩm mặc dầu Sê – khốp còn chưa vạch ra được lối thoát khỏi cuộc sống tầm thường, ngưng đọng ấy, nhưng bằng lời của một nhân vật ông đã khẳng định rằng: Không thể sống mãi như thế này được !

Hay như nhân vật chính trong Cây phúc bồn tử là một công chức. Ước mơ lớn nhất của lão là mua được một trang trại nho nhỏ có bụi phúc bồn tử và về an cư ở đó suốt đời. Tất cả mọi việc làm, mọi ý nghĩ của lão đều nhằm mục đích duy nhất là thực hiện ước mơ này, cuối cùng lão đã đạt được mục tiêu tầm thường đó nhưng lão đã trở thành một kẻ hoàn toàn sa đọa về tinh thần. Trong truyện này một lần nữa Sê – khốp lên án hành động lẩn trốn vào “ bao” của giới trí thức. Bằng lời của người kể chuyện, tác giả đã nói lên quan điểm của mình “ Con người không chỉ cần 3 ác – sin đất tức là chỗ để chôn cái xác chết của mình hay chỉ cần một trang trại mà cần cả địa cầu, cả thiên nhiên, ở nơi phóng khoáng đó con người có thể lộ ra tất cả những tính chất và những đặc điểm tinh thần tự do của mình”.

Trong truyện “ I – ô – nứt”, Sê – khốp miêu tả một thanh niên yêu đời, muốn làm việc có ích cho xã hội, nhưng do thiếu một thế giới quan tiến bộ, do ươn hèn, yếu đuối nên đã bị môi trường dung tục ở tỉnh nhỏ làm cho tha hóa.

Chỉ sau 4 năm ở trong môi trường ấy y đã trở thành một tên béo ị, mắt híp, ích kỉ, lạnh lùng, tham lam chỉ lo lắng tới việc làm giàu, sống một cuộc đời tẻ nhạt, chán ngán. Ngoài ra tác giả còn tố cáo cả môi trường dung tục kia qua hình ảnh một gia đình được truyền tụng là có văn hoá nhất thành phố nhưng thực chất chỉ là một gia đình tầm thường có cuộc sống ăn không ngồi rồi, vô mục đích, bất biến trong vũng bùn tiểu tư sản. Như vậy chúng ta đều có thể giải mã cho câu hỏi vì sao truyện ngắn Sê - khốp lại luôn hấp dẫn mọi thế hệ bạn đọc trong đó phải kể đến một lượng lớn độc giả ở Việt nam. Và đồng thời chúng ta cũng nhận ra được chủ đề của một tác phẩm đóng vai trò rất quan trọng góp phần làm nên thành công của tác phẩm.

Như vậy qua hướng tiếp cận chi tiết và chủ đề tác phẩm Người trong bao chúng ta hiểu biết thêm tầm cỡ của tác giả Sê- khốp và thành công của tác phẩm.

Đúng như lời nhận xét của Tôn – xtôi : Trong cảnh hoàng hôn ảm đạm của nước Nga cuối thế kỉ XIX một con người rất Nga, thông minh, trong sạch như pha lê, một nhà nghệ thuật kì tài là An – tôn Sê- khôp đã dũng cảm đứng lên trên đám người xám xịt, bất lực, phê phán lối sống tầm thường, ti tiện, ném thẳng vào mặt chính quyền chuyên chế những lời phản kháng căm hờn và vững lòng tin vào ngày mai tươi sáng của Tổ quốc.

Cùng với Tôn- xtôi, Sê – khốp đã đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga xứng đáng là một Pu-skin trong văn xuôi . Ông có nhiều cống hiến lớn lao trong lĩnh vực truyện ngắn. Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nga đã đánh giá về Sê- khốp “ Tôi cho rằng không có ai viết tốt hơn ông cả: ngắn gọn, cô đọng, rõ ràng bằng một thứ tiếng Nga đẹp đẽ, chân chính, sinh động … Tôi đã đọc Sê – khốp không biết bao nhiêu lần rồi mà bây giờ vẫn cứ trở lại đọc ông . Đó là một trong những nhà nghệ thuật lớn nhất của chúng ta”

Một phần của tài liệu Tiếp cận người trong bao của sê khốp từ góc độ chi tiết nghệ thuật và chủ đề tác phẩm (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w