Thiết kế và kiểm tra thoát người

Một phần của tài liệu CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ THI ĐẤU (Trang 35 - 40)

5. KHỐI VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH VÀ PHỤ TRỢ

5.3. Thiết kế và kiểm tra thoát người

5.3.1. Khái niệm, nhiệm vụ, phân loại quá trình thoát:

Các nhà công cộng thường tập trung rất đông quần chúng.Để đảm bảo an toàn sử dụng cũng như chất lượng tiện nghi công trình thì việc thiết kế và kiểm tra thoát người an toàn là một trong những yêu cầu rất quan trọng: Nhiệm vụ này phải giải quyết đồng thời hai công việc:

 Chọn địa điểm và quy hoạch tổng mặt bằng sao cho khi có sự cố nguy hiểm ( cháy, động đất, bom nổ chậm, và một số nguyên nhân khác), các phương tiện xe chữa cháy cứu nguy có thể tiếp cận công trình và khối quần chúng có khả năng được giải tỏa sơ tán an toàn.

 Tổ chức nội thất công trình phải đảm bảo việc vào ra chổ ngồi nhanh chóng, thuận lợi, tuân thủ những yêu cầu do điều kiện an toàn sử dụng đòi hỏi. Việc thoát hiểm cần dựa trên một số quan niệm sau:

1. Tốc độ di chuển người được phân biệt hai trường hợp sau: Trong điều kiện bình thường: v = 60m/phút (3.5 - 4km/h), trong điều kiện bất trắc: v = 10 - 16m/phút (giảm 4 - 5 lần), vì thế việc kiểm tra thoát người phải dựa vào điều kiện bất trắc

2. Vấn đề thời gian: Các công trình tập trung đông người, nếu việc giải tỏa chậm sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động khác nên cần thoát người trong vòng 5 - 10 phút để thuận tiện cho người xem đợt sau, tuy nhiên trong điều kiện khi có sự cố nguy hiểm, để an toàn tính mạng, người ta cần đảm bảo việc thoát người nhanh chóng để mọi người có thể rời xa nơi nguy hiểm trong giới hạn thời gian cho phép ngắn hơn nhiều. Ví dụ: thoát khỏi chỗ ngồi thường quy định không quá 2 phút, thoát khỏi nhà trong vòng 4 - 6 phút;

Quá trình thoát thường chia làm 3 giai đoạn:

- Thoát khỏi phòng: Đó là giai đoạn đầu tiên dời khỏi chỗ ngồi, tính từ khi bắt đầu thoát đến khi người cuối cùng ra khỏi phòng.

- Thoát trong phạm vi tầng nhà: Đó là giai đoạn thoát trên hành lang ra đến buồng cầu thang - Thoát ra khỏi nhà: Tức là quá trình thoát trên cầu thang qua các sảnh, lối đi phụ để ra khỏi nhà 5.3.2. Yêu cầu tổ chức lối thoát

Các có sức chứa lớn hơn 100 người cần có ít nhất hai cửa thoát, mỗi cửa nên rộng hơn 1m và cánh phải mở ra phía ngoài. Cửa thoát không được làm theo kiểu cửa cuốn, sập hay cửa kéo, trượt....

Chỗ ngồi xa nhất đến cửa thoát phải nhỏ hơn 25m. Chiều rộng lối thoát giữa hàng ghế phải đảm bảo rộng hơn 40cm để giúp mọi người thoát khỏi chỗ ngồi nhanh chóng, thuận tiện.

Các lối thoát có độ dốc lớn hơn 1/8 buộc phải cấu tạo bậc với độ cao trung bình để thuận tiện cho bước chân.

5.3.3. Hệ thống chống cháy và thoát hiểm:

Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động thông thường

Với tính năng đơn giản, giá thành không cao , Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động thông thường chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có diện tích vừa hoặc nhỏ ( khoảng vài ngàn m2 ) , số lượng các phòng ban không nhiều ( vài chục phòng ) ; lắp đặt cho những nhà , xưởng nhỏ…... Các thiết bị trong hệ thống được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy , nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo , từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lí của nhân viên giám sát.

Hệ thống báo cháy bao gồm những thiết bị cơ bản như sau:

- Những đầu báo cháy quy ước thường được nối kết với tủ điều khiển bằng những mạch dây, mỗi mạch dây bảo vệ một khu vực của hiện trường.

- Đầu báo cháy hiển thị 2 trạng thái: trạng thái bb́nh thường và trạng thái báo động.

Chức năng, nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy:

♦ Control Panel - Trung tâm điều khiển hệ thống.

Nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỹ thuật, nó báo cho biết nơi nào đă xảy ra sự cố, nhờ đó con người có thể nhanh chóng chọn biện pháp đối phó thích hợp.

Control Panel nhận tín hiệu ngỏ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, công tắc khẩn, …) và phát ra các tín hiệu tới các ngỏ ra (chuông, loa phóng thanh, đèn báo cháy,…).

Nhiều thiết bị khởi báo có thể nối chung vào một mạch dây. Mỗi mạch dây chạy về tủ trung tâm gọi là một zone.

♦ Annunciator (Bộ hiển thị phụ)

Tại những hiện trường rộng lớn, nơi mà việc hiển thị thông tin báo cháy cần thông báo tại hơn một vị trí, thb́ dùng annunciator như là một thiết bị hiển thị bổ xung. Control Panel là nơi hiển thị thứ nhất. Annunciator là nơi hiển thị thứ hai.

Có thể nối kết cùng lúc nhiều annuncator.

♦ Đầu báo khói

Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu sẽ có khói xuất hiện như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.

Khói phát ra từ nguồn cháy, bay lên cao, xâm nhập vào bầu cảm ứng của đầu báo khói, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.

Đầu báo khói phổ biến hiện nay là đầu báo khói quang điện (photoelectric), spot hoặc beam.

♦ Đầu báo nhiệt:

Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu rằng hơi nóng (nhiệt) xuất hiện trong bầu không khí chung quanh đầu báo như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.

Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phận cảm nhiệt của đầu báo, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.

Có 2 loại đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.

Đầu báo nhiệt cố định kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó tăng lên tới một ngưỡng đă được xác định trước, ví dụ 58oo C, 68oC, 108oC…

CC̣n đầu báo nhiệt gia tăng thb́ kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó đột ngột tăng lên bất thường trong một khoảng thời gian ngắn, ví dụ tăng đột ngột 60oC/phút, 80oC/phút.

♦ Đầu báo lửa

Phát hiện tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Nó rất nhạy cảm với tia lửa, thường được dùng tại những môi trường vô cùng nhạy cảm, dễ bắt lửa như là kho chứa xăng dầu….

♦ Đầu beam phát laser báo khói:

Gồm 1 đầu phát laser và 1 bộ nhận tia, sử dụng phương thức ḍ khói bằng cách phát hiện mức độ che phủ chùm tia sáng giữa đầu phát và đầu thu theo một tỉ lệ đă đặt trước. Phạm vi giám sát rộng, chiều ngang: 15m, chiều dài 100m, thích hợp cho các khu nhà xưởng, dễ dàng trong việc lắp đặt, đi dây, bảo trì, tiết kiệm chi phí.

♦ Công tắc khẩn

Nếu những thiết bị khởi báo trên là loại thiết bị kích hoạt tự động thb́ công tắc khẩn là loại thiết bị báo cháy khởi kích.

♦ Chuông/Còi/Loa phóng thanh/Đèn báo cháy

Thông báo sự cố cháy cho những người đang sinh hoạt trong khu vực có ảnh hướng của hoả hoạn biết tìm lối thoát hiểm.

- Đèn thoát hiểm - GEx

Đặc Điếm:

- Chế độ hoạt động: Không liên tục . - Thời gian lưu: 1h30.

- Thời gian sạc: 20- 24 giờ.

- Công suất tiêu thụ: 8w.

- Dunglượng:4VA/13VA.

- Bình điện (Pin): Nickel Cadmium (3.6V - 1.8 Ah), chịu nhiệt cao.

- Chế độ sạc: Tự động.

- Chức năng an toàn:Tự ngắt mạch khi nạp đù.

- Nguồn điện chính: 220V - 50HZ.

- Đèn có thiết kế gọn nhẹ và đẹp thích hợp gắn vào tường dùng để chỉ dẫn, thoát hiểm đối với các siêu thị, cao ốc khu làm việc.

Vật Liệu:

- Thân đèn bằng thép phũ sơn tĩnh điện cao cắp.

- Viền bằng nhôm cao cấp.

- Mặt nẹp thân đèn bằng kiến dày cao cấp, Decal mặt đèn được thiết kế đa dạng nhiều mẫu mã.

- Đèn sử dụng bóng T5 1x8w.

- Có bộ pin sạc tự động ngắt.

- Pass gắn tường được thiết kế và sản xuất rất chắc chắn, giúp cho việc treo sản phẩm được an toàn tối đa.

Một phần của tài liệu CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ THI ĐẤU (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w