Ứng dụng trường bất đối xứng (Asymmetric Field) trong xạ trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá độ ổn định các thông số vật lý chùm tia trường chiếu bất đối xứng của máy gia tốc xạ trị (Trang 38 - 44)

Tuy nhiên, những thế hệ máy gia tốc xạ trị hiện đại được trang bị hệ collimator hay các ngàm mà có thể chuyển động một cách độc lập, cho phép tạo ra các trường chiếu bất đối xứng mà vị trí tâm trường chiếu khi đó sẽ không trùng với trục trung tâm của chùm tia.

Trong những trường hợp này, một trong hai ngàm được đóng mở độc lập so với ngàm còn lại để tạo những trường chiếu bất đối xứng, các trường này thường có kích thước nhỏ.

Ví dụ, một ngàm độc lập có thể được di chuyển để che chắn một nửa chùm tia dọc theo trục trung tâm để khử độ phân kỳ của chùm tia. Đặc tính này rất hữu ích trong những trường hợp các trường chiếu liền kề vì giữa các vùng trường chiếu liền kề khi chiếu xạ có khả năng gây ra sai số liều lượng lớn hơn. Hậu quả là những vùng thể tích chiếu bị hụt liều sẽ có nguy cơ tái phát cao hoặc những vùng bị quá liều sẽ có nhiều biến chứng sau tia xạ [17].

Trong thực tế lâm sàng thường tạo ra các trường chiếu liền kề, nhất là các

khối u nông gần bề mặt da của bệnh nhân. Tuy nhiên phải cân nhắc là các điểm nóng do quá liều được sinh ra vì sự gối nhau của các trường chiếu đó tại độ sâu nào đó có thể chấp nhận được hay không về mặt lâm sàng, cần chú ý cả độ lớn quá liều và thể tích của điểm nóng.

Hình 1.27: Minh họa sự phân tách chùm tia

Chức năng chuyển động độc lập của các ngàm cũng có thể được thực hiện để phân tách chùm tia thành những trường chiếu nhỏ hoặc như là sự che chắn thứ cấp tại mép trường chiếu, do đó có thể tránh được sự chiếu xạ không cần thiết vào các mô lành hoặc tổ chức nhạy cảm. Liều lượng các tổ chức nhạy cảm nhận được (tủy sống, màng tim, thủy tinh thể, cơ quan sinh dục..) không được vượt quá giới hạn liều chịu đựng. Trong phương pháp này, chùm tia được phân tách dọc theo mặt phẳng chứa trục trung tâm bằng cách sử dụng ngàm độc lập che nửa chùm tia, do đó loại bỏ được độ phân kỳ hình học của chùm tia tại đường phân chia [17],[19].

Các ngàm chuyển động độc lập còn cho phép giảm thời gian thực hiện kỹ thuật xạ trị trên bệnh nhân và cho phép nhân viên y tế giảm được công đoạn đúc khuôn che chắn với những khối chì nặng.

Trong thực hành xạ trị, những vị trí lâm sàng có thể sử dụng những trường chiếu bất đối xứng một cách điển hình như là ung thư vú, ung thư đầu cổ, ung thư tiền liệt tuyến, bệnh hạch ác tính và ung thư vùng đốt sống sọ.

Hình 1.28: Minh họa trường chiếu đối xứng và bất đối xứng

Hiện nay, các thế hệ máy gia tốc xạ trị được trang bị hệ collimator đa lá thì trường chiếu bất đối xứng có thể được sử dụng cho hầu hết các vị trí lâm sàng, đặc biệt trong các kỹ thuật xạ trị hiện đại như xạ trị 3 chiều theo hình dạng khối u, xạ trị điều biến liều...

- Chẳng hạn, trong xạ trị ung thư vú người ta sử dụng các trường chiếu:

02 trường chiếu tiếp tuyến đối xứng (cho nền u) 01 trường chiếu nách (cho hệ hạch nách)

01 trường chiếu thượng đòn (cho hạch thượng đòn)

Trong kỹ thuật trường bất đối xứng, người ta có thể sử dụng một ngàm độc lập thiết lập những trường chiếu bất đối xứng cho thượng đòn và các trường tiếp tuyến tại vú.

Sử dụng hai cặp ngàm có thể tạo được các trường chiếu tiếp tuyến dọc theo thành ngực không bị phân kỳ. Kỹ thuật này cho phép thiết lập tất cả các trường chiếu có tâm tham chiếu tại một điểm bao gồm cả trường nách sau.

Cặp ngàm chiều Y được dùng để tách các vùng trường chiếu cho các trường tiếp tuyến và trường thượng đòn một cách tương ứng.

Cặp ngàm chiều X được sử dụng để che chắn một phần của phổi và vú đối bên. Một mặt phẳng thích hợp với một điểm đồng tâm chung có thể được sử dụng cho tất cả các trường, do đó giảm thời gian thiết lập bệnh nhân cho mọi lần chiếu, hơn nữa tăng sự suy giảm qua các cặp ngàm làm giảm liều lượng cho vú đối bên và cho phổi [15],[19].

Hình 1.29: Các trường chiếu bất đối xứng trong xạ trị ung thư vú - Ứng dụng trong xạ trị ung thư đầu cổ: người ta sử dụng các trường chiếu sau [19]:

. Trường chiếu hai bên vào nền u: (các trường đối xứng)

. Trường chiếu vào hạch cổ và thượng đòn: hai bên cổ hoặc cổ trước- sau. Các trường chiếu bên thường liền kề với các trường hạch.

Nhờ hệ ngàm độc lập chúng ta có thể thiết lập các trường chiếu riêng biệt nhưng sử dụng một tâm chùm tia duy nhất, tạo độ chính xác hình học cao, vì vậy có thể tránh được sự quá liều hoặc hụt liều không mong muốn giữa các trường chiếu liền kề.

Hình 1.30: Các trường chiếu bất đối xứng trong xạ trị ung thư đầu cổ - Ứng dụng trong kỹ thuật xạ trị ba chiều theo hình dạng khối u trên máy gia tốc thế hệ mới:

Sử dụng các trường chiếu bất đối xứng qua trục trung tâm, các trường chiếu có cùng một điểm đồng tâm nhưng độ mở các ngàm và các lá collimator bất đối xứng.

Hình dưới minh họa kỹ thuật xạ trị bệnh nhân ung thư đầu cổ sử dụng 03 trường chiếu bất đối xứng [19]:

. Trường chiếu bất đối xứng dưới: xạ trị vào hệ thống hạch thượng đòn, nơi có hạch di căn từ u nguyên phát và có nguy cơ di căn.

. Trường bất đối xứng trên: gồm 02 trường chiếu đối xứng xạ trị vào khối u nguyên phát và các tổ chức bị xâm lấn xung quanh.

Hình 1.31: Các trường chiếu bất đối xứng trong kỹ thuật 3D-CRT Trường chiếu bất đối

xứng trên Điểm đồng tâm

(isocenter) Trường chiếu bất đối

xứng dưới

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá độ ổn định các thông số vật lý chùm tia trường chiếu bất đối xứng của máy gia tốc xạ trị (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)