Chăm sóc các tổn thương da

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp điều dưỡng (hoàn chỉnh) lập kế hoạch chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (Trang 29 - 36)

Khoảng 80% bệnh nhân SLE có những biểu hiện da. Các dấu hiệu cổ điển là ban hình cánh bướm trên má và cánh mũi. Ban nhạy cảm với ánh sáng, có thể biến mất sau vài ngày hay không. Khoảng 55 đến 85% bệnh nhân có dạng ban này tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển bệnh.

Một hình thức tổn thương da phổ biến và nghiêm trọng hơn trong bệnh Lupus là các ban dạng đĩa. Tuy nhiên dạng tổn thương này chỉ gặp ở khoảng 20% những bệnh nhân SLE và khoảng 5% số bệnh nhân Lupus dạng đĩa mạn tính sẽ chuyển thành SLE. Nếu 3 yếu tố đỏ da, dầy sừng và teo da điển hình sẽ tạo nên hình ảnh đỏ da ngoài rìa, dầy sừng ở vòng thứ hai và teo da ở giữa. Tuy nhiên thông thường sẽ có một trong ba yếu tố này chiếm ưu thế và tạo nên các hình ảnh lâm sàng khác nhau. Sinh thiết tổn thương sẽ giúp chẩn đoán xác định dạng tổn thương.

Một số bệnh nhân có các vết loét ở miệng, vùng mũi họng hoặc âm đạo. Rụng tóc có thể xảy ra ở một nửa số bệnh nhân, có thể lan tỏa hay khu trú thành từng mảng, những

vị trí này có thể thành sẹo hay không, tuy nhiên, rụng tóc có thể do các nguyên nhân khác như corticosteroid, do thuốc úc chế miễn dịch hay do nhiễm trùng.

Hội chứng Raynaud (thiếu máu cục bộ giai đoạn đầu do co thắt kịch phát các động mạch đầu ngón chi): Đối với hầu hết bệnh nhân, hội chứng Raynaud xảy ra khá nhẹ.

Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, hội chứng Raynaud nghiêm trọng có thể phát triển thành loét da gây đau đớn hay thậm chí hoại tử các ngón tay ngón chân. Những đợt tiến triển của hội chứng Raynaud có thể gây ra một cảm giác ngứa ran rất sâu sắc và có thể rất khó chịu.

a. b. c.

d. e.

a. Ban đỏ hình cánh bướm trên mặt.

b. Loét môi miệng.

c. Ban dạng đĩa ở bàn tay.

d. Hội chứng Raynaud.

e. Rụng tóc thành mảng

Việc thay đổi vẻ bề ngoài làm cho bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, bị từ chỗi từ người khác và gây ra các cảm xúc tiêu cực về cơ thể họ, điều này rất dễ dẫn tới bệnh trầm cảm và gây ra những thay đổi trong lối sống và năng lực hòa đồng với xã hội.

11.1. Nhận định.

 Đánh giá các thay đổi trong tính toàn vẹn của da.

o Số lượng, tính chất, vị trí của ban và loét da.

o Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn qua các vết loét.

 Đánh giá tình trạng rụng tóc.

o Rụng tóc thành mảng hay đám.

o Vùng da có sẹo hay không.

o Mức độ và tốc độ tiến triển của rụng tóc.

 Các thay đổi trong hình ảnh cơ thể.

 Các vấn đề tâm lý gặp phải.

11.2. Chẩn đoán điều dưỡng.

 Hạn chế giao tiếp liên quan đến thay đổi ngoại hình khi da bị tổn thương.

 Nguy cơ bệnh nặng hơn liên quan đến thiếu kiến thức về phòng chống ánh sáng mặt trời trực tiếp.

 Kích ứng da liên quan đến thiếu kiến thức về sử dụng các chất gây kích thích tại chỗ trên da.

 Bội nhiễm tại vị trí loét da niêm mạc liên quan đến thiếu kiến thức chăm sóc vùng da loét đúng cách.

 Loét liên quan đến thiếu kiến thức chăm sóc đầu chi về mùa đông.

11.3. Lập kế hoạch can thiệp.

Kết quả mong đợi Can thiệp điều dưỡng

 Giảm thiểu sự xuất hiện của các tổn thương da.

 Giảm thiểu sự khó chịu bệnh nhân phải chịu đựng

 Bệnh nhân có khả năng đối phó với các vấn đề tâm lý do tổn thương da mang lại.

 Ghi chép lại thời điểm xuất hiện và thời gian kéo dài cảu mỗi tổn thương da.

 Hướng dẫn bệnh nhân các phương pháp tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV từ ánh sáng mặt trời, bóng đèn huỳnh quang và Hallogen.

 Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kem chống nắng có SPF 15 hoặc cao hơn, mặc quần áo bảo hộ nếu cần.

 Cung cấp thông tin về trang điểm che dấu không gây dị ứng

 Lưu ý bệnh nhân tránh các kích thích tại chỗ trên da như nhuộm tóc, kem dưỡng da, trang điểm gây kích ứng, lưu ý một số thuốc làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

 Đối với những bệnh nhân có tổn thương miệng họng cần được đề nghị một chế độ ăn uống với thức ăn mềm, súc miệng nước ấm và làm ẩm môi, sử dụng các thuốc bôi tại chỗ chống nhiễm trùng.

 Đối với các bệnh nhân có hội chứng Raynaud

cần giữ ấm đầu chi về mùa đông(hâm nóng, găng tay, vớ, nón, cách ly đồ uống lạnh, găng tay khi xử lý đồ uống, thực phẩm lạnh.

Bỏ hút thuốc lá

Học cách kiểm soát căng thẳng Tập thể dục thể thao điều độ

Xem thêm các cân thiệp tâm lý có thể cần thiết ở phần trên.

12. Các can thiệp điều dưỡng chung cho các bệnh nhân SLE:

 Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 Không tự ý dừng thuốc khi chưa thảo luận với bác sĩ.

 Bệnh nhân SLE thể hoạt động nên có chỉ định nằm viện, điều này giúp bệnh nhân có thể tránh các tình huống căng thẳng, tiêu cực là nguyên nhân gây tác động đến hệ miễn dịch làm bệnh có nguy cơ nặng lên.

 Cung cấp cho bệnh nhân các hiểu biết có hệ thống về SLE và khi nào thì cần liên hệ với bác sĩ.

 Bệnh nhân cần phải nhận thức được rằng ánh sáng mặt trời không chỉ gây bùng phát bệnh trên da mà còn gây ra các tổn thương tại những cơ quan khác của cơ thể, bệnh nhân cần được hướng dẫn về các hình thức bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời như kem chống nắng, trang phục bảo hộ,…

 Bệnh nhân cần được khuyến khích duy trì hoạt động thể chất, điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tuy nhiên tập quá nhiều sẽ tạo ra các căng thẳng không tốt cho sức khỏe.

 Bệnh nhân cần được dạy các kỹ thuật thư giãn để sử dụng trong các giai đoạn căng thẳng.

 Bệnh nhân cần phải hiểu sự cần thiết của việc can thiệp sớm khi có hiện tượng nhiễm trùng

 Khi điều trị Corticosteroid, bệnh nhân cần phải kiểm soát cân nặng, thực hiện chế độ ăn ít chất béo và tập thể dục điều độ.

 Hướng dẫn bệnh nhân tham gia các tổ chức xã hội hỗ trợ cung cấp thông tin và quản lý bệnh nhân.

 Yêu cầu bệnh nhân thảo luận với bác sĩ của mình trước khi dùng bất kì loại thuốc đông tây y nào.

 Thực hiện tất cả mọi cuộc khám định kỳ như đã dự kiến.

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh mạn tính chưa có cách chữa khỏi, việc điều trị bệnh cũng phải mang tính hệ thống, về nguyên tắc cơ bản là phải phòng chống các đợt bộc phát của bệnh và giảm mức độ cũng như thời gian ảnh hưởng của những cơn bệnh đó.

Các kế hoạch chăm sóc mà chúng ta tiến hành với bệnh nhân cần hướng đến một mục tiêu chung nhất là giúp bệnh nhân có một cuộc sống dễ chịu tối đa khi sống với căn bệnh này.

Kết luận

30

Tài liệu tham khảo

1. Ths.ĐD. Trần Thị Thuận(1996), Điều dưỡng cơ bản tập I, II, Nhà xuất bản Y học (2007).

2. TS.Lê Văn An, TS.Nguyễn Thị Kim Hoa, Điều dưỡng nội tập I, II, Nhà xuất bản Y học (2008).

3. Gs.TSKH.Nguyễn Năng An, Nội bệnh lý phần dị ứng miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Y học 2007.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp điều dưỡng (hoàn chỉnh) lập kế hoạch chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w