SỰ KẾT HỢP CỦA NỘI THẤT NHÀ HÀNG VỚI NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY

Một phần của tài liệu Ứng dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng (Trang 21 - 30)

1.3.1. Typography từ đồ họa đến nội thất

Với các nhà thiết kế, Typography luôn là một công cụ hữu hiệu của các sản phẩm đồ họa, từ thiết kế các sản phẩm in ấn như tạp chí, broacher, banner, áp phích, poster, sách, lịch, catolouge ; bên cạnh đó là đồ họa đa

phương tiện như quảng cáo, website, các software, ứng dụng công nghệ… Có thể nói, chữ là linh hồn của đồ họa, là một đối tượng tạo nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế sáng tạo và biến hóa không ngừng để trở nên ngày một truyền cảm, có sức hấp dẫn và tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của lĩnh vực thiết kế đồ họa.

Có một lý do mà các nhà thiết kế có xu hướng luôn ưa thích việc tìm tòi nghiên cứu với kiểu chữ, cho dù họ đang tham gia vào ngành công nghiệp thiết kế đồ họa hay trang trí nội thất, đó là sự kết hợp của các chữ có tác dụng truyền tải nội dung bằng ngôn từ và phương tiện hình ảnh tạo nên những hiệu ứng về mặt thị giác, có thể là một trong những hiệu quả đắc lực góp phần tạo nên sự hấp dẫn và tính truyền cảm của công trình thiết kế. Vì lý do đó, nhiều người sẽ tìm ra nguồn cảm hứng bằng cách sử dụng kiểu chữ cho các thiết kế của mình, bao gồm cả nội thất.

Đặc biệt hơn nữa, trong đồ họa chữ thường tồn tại dưới dạng mặt phẳng 2D, nhưng khi chữ có mặt trong nội thất, hiệu quả thị giác của nó còn trở nên đa dạng hơn. Chữ bị biến đổi dưới không gian ba chiều trong một khoảng cách rộng lớn: chiều cao – chiều rộng – chiều sâu, do đó tạo độ hút của một nhóm Typography trong không gian sẽ gây ấn tượng mạnh đến thị giác, nhiều nhà thiết kế nội thất đã tận dụng điều này để tạo ra hiệu ứng ảo giác (xem hình …., trang….). Chữ cũng có thể chuyển hóa thành các dạng hình khối 3D có độ dày: đặc – rỗng, dày – mỏng, to – nhỏ (xem hình …., trang….).

Khi typography từ lĩnh vực đồ họa bước vào trong thế giới của nội thất, typography đã mang lại những giá trị cơ bản mà vốn dĩ nó đã có trong đồ họa. Tuy nhiên, cũng có những ưu điểm mà chỉ khi typography bước vào nội thất, những ưu điểm đó mới được bộc lộ và phát huy.

- Truyền thông và xây dựng thương hiệu :

Điểm chính của Typography là để tăng hiệu quả truyền thông và sự công nhận rộng rãi về giá trị của thương hiệu đang tồn tại trên thị trường. Sử dụng hệ thống typography trong nhận diện thương hiệu thông qua hệ thống thiết lập của đồ họa hoặc các yếu tố trang trí trong nội thất là cách để doanh nghiệp chuyền tải thông tin đồng thời để nói chuyện với khách hàng một cách có nghệ thuật. Một điều bắt buộc nếu một chủ nhà hàng sở hữu một cửa hàng hoặc quầy bar là họ phải khuyếch trương và lưu được dấu ấn của mình trong trí nhớ của khách hàng, và những cách truyền tải thông qua typography không chỉ trong thiết kế đồ họa (bộ poster, menu, bao bì, website…) mà còn trong nội thất (hệ thống tường trang trí, đồ nội thất, đèn, vách…) cũng có tác dụng đến với những người khách hàng một cách nhanh chóng và hữu hiệu.

Thậm chí, có những nhà hàng còn đưa cả bộ nhận diện thương hiệu của thiết kế đồ họa lên thành những mảng trang trí trong toàn bộ không gian nội thất, như trường hợp của nhà hàng the belle isle (xem hình….trang…..). Hay có những nhà hàng còn sử dụng các slogan và các trích dẫn câu văn có nội dung biến thành các mảng trang trí trong nội thất như một cách để nói cho khách hàng biết về những thông điệp họ muốn gửi gắm, những giá trị mà họ mong muốn mang đến cho khách hàng, những sứ mệnh cũng như chất lượng mà họ muốn nhấn mạnh và khẳng định trong các sản phẩm đồ ăn thức uống của nhà hàng, một ví dụ tiêu biểu là nhà hàng Popeyes. (xem hình…trang)

- Trang trí và tạo cảm xúc trong không gian

Typography có thể đến từ các phông chữ có hình dạng đẹp và bắt mắt, nó có một yếu tố trang trí nội tại có tác dụng khiến chúng ta có thể tò mò và mong muốn được khám phá sâu vào trong thiết kế nội thất của không gian nhà hàng. Bên cạnh các giá trị về mặt thị giác, một từ hoặc một cụm từ thậm chí chỉ là những tổ hợp chữ đều có một ý nghĩa trừu tượng khơi gợi cảm xúc

và những kỷ niệm của bản thân đến từ không gian nội thất. Ví dụ nếu nhà thiết kế muốn tạo dựng một không gian hoài cổ, họ có thể đưa vào đã đưa vào trong không gian những kiểu chữ vintage, những bộ chữ từ những thập niên 50, 60 nhằm đánh thức những kí ức của khách hàng về những giai đoạn nhất định trong quá khứ. Những quán ăn kinh doanh các sản phẩm ẩm thực đến từ nền văn hóa nước ngoài ở tại Việt Nam cũng có thể sử dụng những font chữ tại quốc gia bản địa nhằm làm cho các khách hàng cảm nhận như bước vào trong không gian ở ngay chính đất nước đó, cho dù đôi khi thực khách ở nước sở tại không hiểu ý nghĩa nội dung của những dòng chữ này.

Xing wang Hong Kong ở tại Việt Nam cũng là một nhà hàng sử dụng Typography của Trung Quốc để tạo nên hiệu ứng đặc biệt này để đưa vào các mảng trang trí trên các bức tường hoặc các khung treo trần. (xem hình….trang….)

- Tín hiệu nhận biết trên đường phố

Tùy theo góc nhìn và bối cảnh xung quanh khu phố mà một nhà hngf tọa lạc, nhà thiết kế có thể khéo léo có thể sử dụng typography để báo hiệu vị trí của nhà hàng đó để giúp cho khách hàng dễ dàng nhận ra được vị trí cũng như hình ảnh thương hiệu của nhà hàng giữa một khu phố bạt ngàn những công trình kiến trúc khác, thậm chí là vô số những nhà hàng khác xung quang cũng đang kinh doanh để cạnh tranh. Điều này còn giảm bớt những nỗ lực của thực khách để nhận diện những gì họ đang tìm kiếm. Đa phần khách hàng có thể tìm ra nhà hàng một cách dễ dàng hơn thông qua hệ thống bảng biểu ở mặt tiền nhà hàng. Nhưng cũng có thể có trường hợp, mặt tiền rất khó nhìn khi bị che lấp bởi hàng cây hoặc sự hạn chế tầm nhìn đến từ việc đi lại trên một con phố quá nhỏ, khách hàng còn có một phương tiện hình ảnh khác, đó là nhìn vào nội thất của nhà hàng và nhìn thấy những hàng chữ ấn tượng mang đặc trưng thương hiệu đập vào mắt và dừng lại để phát hiện ra

những tín hiệu của nhà hàng mà mình cần tìm kiếm. Ví dụ như trường hợp của nhà hàng the belle isle ở Anh, nhà thiết kế đã chủ động đưa một mảng chữ có tên của nhà hàng lên một mảng tường rất lớn, với cách làm như vậy, chỉ cần khách hàng nhìn từ bên ngoài khung cửa kính cũng có thể dễ dàng phát hiện ra địa điểm tọa lạc của nhà hàng. (xem hình….trang….)

- Ánh sáng

Typography trên đèn là một xu hướng hợp thời trang, bằng một cách nào đó, chữ đã trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết khi chúng được hóa thân vào vai trò của ánh sáng hoặc một đối tượng bị ánh sáng tác động trong không gian thực của môi trường thực, điều đó có lẽ là một điểm đặc biệt khi typography đi lên từ đồ họa để bước vào không gian kiến trúc. Chúng ta có thể thắp sáng một căn phòng hay một không gian thương mại để thu hút sự chú ý nhiều đến thông qua việc sử dụng typography như một công cụ chiếu sáng, hoặc chữ trở thành những miếng đậm ngược sáng làm họa tiết trang trí trên hình những chiếc đèn (xem hình… trang…nhà hàng Lotteria). Chữ có thể hóa thân thành bản thân ánh sáng bằng cách trổ thủng các mảng đặc để tạo hiệu ứng ánh sáng có hình chữ, chúng ta cũng có thể biến chữ thành một công cụ bắt sáng hoặc chắn sáng để tạo hiệu quả ánh sáng gián tiếp, thông qua đó làm cho chữ trở nên nổi bật và huyền ảo (xem hình…trang…).

- Thể hiện hình ảnh riêng biệt của thương hiệu

Sử dụng typography trong thiết kế nội thất nội thất chỉ là một trong vô vàn các cách để thiết kế không gian một nhà hàng. Có rất nhiều con đường khác nhau để nhà thiết kế có thể vận dụng vào trong ý tưởng sáng tạo của mình. Ở Việt Nam, hiện nay chưa nhiều nhà hàng có sử dụng thủ pháp này vào thiết kế nội thất, nên khi chủ đầu tư sở hữu một nhà hàng có sử dụng một trong những ngôn ngữ đặc trưng của đồ họa như Typography vào trong

không gian, điều đó có nghĩa là không gian của họ có những nét riêng, khác biệt với những lối trang trí và thiết kế nhà hàng truyền thống khác, đồng thời cũng mang hơi thở thời đại bởi một phong cách thiết kế hết sức năng động, văn minh. Điều quan trọng hơn, tất cả những nét đặc trưng và cá tính riêng biệt của hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ được khuếch đại trong một phạm vi lớn hơn khi nó được tổ hợp trong không gian bằng những thủ pháp của thiết kế nội thất : ánh sáng, khối, vật liệu, sơn tường, góc nhìn…

1.3.2. Typography trong không gian nội thất nhà hàng 1.3.2.1. Trần

Trần nhà là một dạng bề mặt nằm ở phía trên đầu của con người, nó bao che cho công trình và là nơi thực hiện các chức năng chiếu sáng, trần cũng có thể tạo nên môi trường hay chỉ dẫn đường đi. Typography được ứng dụng để thiết kế trên phần trần thường gắn liền với hệ thống đèn, chiếu sáng, bảng biển, bảng chỉ dẫn, đôi khi là treo thả trang trí các hình chữ đơn lẻ, một vài trường hợp là sử dụng các vật liệu ốp hoặc sơn trực tiếp lên trần nhưng thường rất ít khi sử dụng vì đây không phải là phần không gian thuận lợi cho vị trí tiếp cận của thị giác – trừ khi nhà thiết kế có dụng ý vận dụng nghệ thuật op – art nhằm gây một hiệu ứng lạ mắt và độc đáo để tạo sự liên kết các mảng tường và trần, điều này ta sẽ thấy xuất hiện rất ít trong không gian nhà hàng, mà thường sẽ là triển lãm, showroom, bảo tàng hoặc các không gian trưng bày. (xem hình…. trang….)

Việc sử dụng typography trên trần, nếu có, cũng cần rất hạn chế và cân nhắc tính toán để tránh bị rối mắt. Thay vào đó, những điểm nhấn của chữ sẽ được đặt tập trung nhiều hơn vào những vị trí dễ quan sát như tường, khu vực trung tâm, hệ thống vách ngăn, cửa, một số đồ nội thất.

1.3.1.2 Tường

Có thể nói, đây là một khu vực rất quan trọng, luôn được các nhà thiết kế nội thất ưu tiên hơn bất kì thành phần nào khác trong không gian để đầu tư vào việc chơi chữ, biến tấu chữ, tổ hợp và bố cục các kiểu chữ, từ khối đến mặt phẳng, ánh sáng âm bản hay dương bản trên bề mặt diện của chữ. Các bức tường có thể đóng vai trò là những vật chứa đựng, có thể giấu hoặc ngụy trang đồ vật, tường chính là nơi dễ dàng quan sát nhất, nó bao bọc quanh không gian, nằm ngang tầm nhìn của mắt. Ví dụ, ta có thể thấy một nhà hàng Starbuck ở Toronto, Canada đã vận dụng chữ và số với một bố cục chính phụ rõ ràng, chỉ có hai màu đen trắng, nằm ở mảng tường đối diện với hàng ghế ngồi, ngay phía trước tầm quan sát của thị giác, ta thấy rõ hiệu quả điểm nhấn của magr Typography đó là cực kì nổi bật. Thông qua mảng tường này, ta cũng có thể thấy rõ các tiêu chí của đồ uống Starbucks, những giới thiệu khái quát nhất về sản phẩm của doanh nghiệp. Để khiến mảng tường trung tâm đó trở nên nổi bật, những typography trên tường trở nên đắt giá, nhà thiết kế đã cố ý đơn giản hóa đến mức tối đa những yếu tố trang thiết bị và bối cảnh xung quanh, có chăng chỉ kéo một ít chữ với số lượng cực kì tiết chế lên những thanh gỗ treo trần (xem hình….trang…)

1.3.1.3. Sàn

Sàn nhà nằm dưới chân của con người, là nơi được nhà thiết kế lưu tâm như một khu vực để xây dựng việc tổ chức giao thông và bố trí đồ nội thất hoặc tổ chức không gian, bởi sàn có thể cho thấy sự rõ ràng của không gian và định hướng cho không gian đó. Một mặt sàn nhà có thể kiểm soát sự di chuyển và lưu thông xuyên không gian. Cũng tương tự như trần, việc sử dụng Typography ít thông dụng hơn so với khu vực tường. Tuy nhiên, trong thiết kế nội thất, việc sử dụng hệ thống chữ cho sàn có thể nhiều, có thể ít, tùy theo loại hình không gian và ý đồ của nhà thiết kế. Ở các cuộc triển lãm hoặc bảo tàng ở nước ngoài, không khó để ta bắt gặp một không gian có sử

dụng mật độ của typography rất nhiều trên bề mặt sàn không thua kém gì so với những tổ hợp ở mặt tường. Bởi lẽ, khu vực sàn thuộc chiều nhìn từ trên xuống, vẫn theo chiều thuận trong quy luật thị giác của mắt người nên việc bố cục chữ lên đó, người xem vẫn có thể đọc đươc hoặc nhận diện được. Ví dụ trong trường hợp của bảo tàng Hirshhorn Museum (Hoa Kì), các nhà thiết kế đã có dụng ý khi kéo tràn các mảng typography từ khu vực tường xuống sàn, vừa là một cách ngăn chia không gian bằng các mảng chữ với màu sắc và chiều hướng khác nhau, vừa là cách để tạo cảm giác choáng ngợp cho người xem. (xem hình…trang…)

Tuy nhiên, với nội thất nhà hàng lại là một trường hợp khác. Việc sử dụng typography cho bề mặt này trong nhà hàng gần như rất ít xuất hiện. Mật độ của typography quá dày đặc cho sàn sẽ rất khó mang lại hiệu quả tốt, bởi diện tích mặt sàn của nhà hàng bị chiếm chỗ bởi nhiều đồ nội thất khác nhau như các bộ bàn ghế cho khách, hệ thống tủ quầy phục vụ, đôi khi là hệ thống vách ngăn. Nếu đưa quá nhiều chữ xuống mặt sàn, các vật dụng nội thất đặt lên trên đó sẽ gây rối mắt, phá vỡ sự hoàn chỉnh của chữ, làm cho không gian trở nên nặng nề. Cho nên, nếu có sử dụng cho sàn của nhà hàng, hệ thống typography cũng phải sử dụng một cách chắt lọc, không chiếm tỉ lệ quá lớn gây cảm giác bức bối cho không gian, đồng thời phải được tính toán ngay trên bố cục mặt bằng để tránh các vị trí bàn ghế và đồ nội thất đặt quanh đó.

1.3.1.4. Hệ thống đồ đạc

Bên cạnh các mảng tường, đồ đạc nội thất là yếu tố tiếp theo có thể vận dụng typography với nhiều lợi thế. Ta có thể thấy các đồ đạc nội thất do tính chất độc lập và linh hoạt trong không gian, nên các cách ứng dụng nghệ thuật Typography cho chúng cũng trở nên đa dạng và dễ dàng biến đổi hơn.

Đồ đạc mang dấu ấn của typography có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong không gian, có thể dễ dàng di dời và dịch chuyển tùy theo ý đồ của

người chủ nhà hàng, do đó cách mà nó gây ảnh hưởng lên khoảng không gian xung quanh cũng không cố định

Con người hoạt động trong môi trường nội thất và đồ đạc là những thứ mà họ dễ dàng tiếp xúc nhiều nhất, đặc biệt là những đồ nội thất có công năng sử dụng cao, từ những bộ bàn ghế, cho đến những chiếc chén, khay, cũng có thể những vách ngăn xen kẽ giữa các khối bàn ghế, hoặc ngay cả những chiếc gối cũng có thể mang dấu ấn của nghệ thuật typography (xem các hình…trang). Nên nếu người làm thiết kế biết khéo léo đưa vào trong đó những chi tiết của chữ như một cách chơi đầy tính nghệ thuật, hiệu ứng mà nó mang lại sẽ in rất sâu vào trong tiềm thức của người sử dụng, đặc biệt là sự ghi nhớ của họ về thương hiệu và tính chuyên nghiệp của nhà hàng.

Bên cạnh đó, cũng có những đồ nội thất không có sự tương tác nhiều với con người bởi nó chỉ mang tính chất trang trí. Một lợi thế của việc sử dụng chữ vào trong các dạng đồ nội mang tính trang trí là chúng có vô số cỏch thức để vận dụng và biến đổi trong nghệ thuật ô chơi ằ typography.

Chúng có thể được treo thả (xem hình…trang), có thể chơi theo nghệ thuật sắp đặt (xem hình…trang), có thể dạng trổ khoét ở các vách trang trí (xem hình…trang), có thể bằng các đèn trang trí hoặc các đề can trên các cánh cửa (xem hình….trang…) , hệ thống bảng biển mặt tiền (xem hình…trang…) Tiểu kết chương 1

Nghệ thuật Typography đã bước ra từ thế giới của thiết kế đồ họa để bước vào không gian nội thất như một quy luật của sự giao thoa giữa các lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là trong thế giới đương đại. Đó cũng là quy luật tất yếu của chu trình phát triển của thiết kế nội thất nói chung và thiết kế nhà hàng nói riêng, và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Một phần của tài liệu Ứng dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w