ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Một phần của tài liệu GIAO AN 12 HKI (Trang 69 - 72)

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. 6 dòng thơ đầu: Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác hoạ bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực:

- tiếng đàn bọt nước: nhằm lạ hoá cách biểu đạt bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, cho thấy sự tương giao khác thường giữa các giác quan: mượn hình ảnh bọt nước để diễn tả âm thanh tiếng đàn, gợi lên vẻ đẹp long lanh lúc hiện lúc tan, nhưng tan rồi lại hiện

- “áo choàng đỏ gắt” vừa gợi lên đấu trường bò tót, nét văn hoá tiêu biểu của một đất nước, vừa gợi sự liên tưởng đến đấu trường chính trị bạo tàn thời ấy.

- Cụm từ “li-la li-la li-la” biểu đạt âm thanh ngân vang của tiếng đàn ghi ta (cũng như tiếng thơ và nghệ thuật của Lor-ca nói chung), nhưng li-la cũng là tên loài hoa khá quen thuộc trên đất nước Tây Ban Nha (lời thơ gợi nhiều tầng nghĩa: có thể đó là tiếng đàn – thơ ngân vang và cũng gợi hình ảnh hoa li-la vẫn nở tươi đẹp).

- “vầng trăng chuyénh choáng, yên ngựa mỏi mòn” là hình ảnh thường xuất hiện trong thơ Lorca: "Con ngựa ủen/ vầng traêng đỏ",… gợi lên hình ảnh chàng kị sĩ lang thang đơn độc, một ca sĩ dân gian như kẻ hát rong đi khắp mọi miền (trên yên ngựa mỏi mòn), say mê cái đẹp (với vầng trăng chếnh choáng) … Một cuộc hành trình vừa bền bỉ, vừa đơn độc nhưng đầy chất thơ.

 Qua những chi tiết trên, Thanh Thảo nhằm gợi lên những nét đặc trưng của văn hoá Tây Ban Nha - nơi nuôi dưỡng tâm hồn Lor-ca. Hình tượng Lor-ca hiện lên trong mối quan hệ tương đồng với nền văn hoá

HOẠT ĐỘNG GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Thao tác 2: Tìm hiểu phần 2:

+ GV: cái chết của Lor- ca được phục hiện như thế nào?

+ HS: trao đổi theo cặp về cách thức diễn đạt của tác giả: sự độc đáo của hình ảnh, từ ngữ… nhận xét về bút pháp.

+ GV : Vì sao nói: Dù ra đi nhưng Lor- ca vẫn bất tử?

+ HS: Trao đổi và trình bày 1 phút theo yêu cầu trên cơ sở : hiệu quả của phép lặp. những hình ảnh gợi liên tưởng…

+ GV : Hiểu như thế nào về khổ thơ

“tiếng đàn như cỏ mọc hoang…’

+ HS : Liên tưởng đến lời di chúc để xác định theo yêu cầu.

Nêu ý khái quát.

đó. Hay nói cách khác, Lor-ca và nền văn hoá Tây Ban Nha như hoà nhập vào nhau.

2. 16 dòng tiếp theo: Tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca. Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn – Linh hồn của người nghệ sĩ vẫn sống:

a. Đoạn thơ phục hiện cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca.

- Cái chết dữ dội, bi thảm của Lor-ca được khắc họa bằng hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ.

+ Hai hình ảnh tương phản: hát nghêu ngao (Lorca vô tư, tự do, thanh thản với tiếng đàn lời ca của mình) đối lập với áo choàng bê bết đỏ (hiện thực phũ phàng bi thảm) .

+ Hình ảnh “chàng đi như người mộng du”: Đối với Lor ca, qua thơ ông, người đọc thấy ông đã đoán trước định mệnh của mình – đó là về cái chết. Vì khi Lorca cầm trên tay cây đàn - thơ của mình, như một đấu sĩ (torero) buớc vào đấu trường trong cuộc chiến một mất một còn, dẫu cái chết của mình đã được ông dự báo trước, song không ngờ lại đến sớm quá và thật đau đớn, ông đã bị giết hại một cách lén lút, hèn hạ của phe phát xít nên khi biết mình giã từ cuộc sống, “chàng đi như người mộng du”.

+ từ “bỗng” góp phần tô đậm thêm sự đột ngột, bất ngờ, khắc sâu tâm trạng bàng hoàng về cái chết của Lorca của cả nhân dân yêu chuộng tự do Tây Ban Nha và cả những người tiến bộ trên toàn thế giới.

b.Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn- linh hồn người NS vẫn có sức sống mãnh liệt.:

- Tiếng ghi ta được nhắc đi nhắc lại, nhưng mỗi lần nhắc lại có sự thay đổi cung bậc về sắc thái biểu cảm khác nhau, từ đường nét đến hình ảnh, màu sắc…

trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hoà quyện vào nhau.

HOẠT ĐỘNG GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC + GV :Cảm nhận về cách Lor- ca ra đi?

+ HS : Gọi đại diện các nhóm nhóm lên trình bày ( 2 phút / nhóm)

* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh

c. Lời di chúc được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân mãnh liệt.

Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận giá trị và sức sống mạnh mẽ về cuộc đời, sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca sau khi ông đã mất, niềm tiếc thương cho một thiên tài.

Qua đó cho thấy sự mến mộ, chiêm ngưỡng, ngợi ca của Thanh Thảo đối với tài năng bất tử của Lor-ca.

3. Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor- ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này:

- đường chỉ tay → con đường định mệnh, đã đứt → mệnh người chấm hết → chỉ cái chết của Lorca.

- dòng sông rộng vô cùng → chỉ dòng đời rộng lớn, những mong muốn, ước mơ còn quá nhiều.

- Nhưng Lorca ra đi một cách nhẹ nhàng:

bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc

→ thanh thản và rực sáng.

- ném lá bùa cô gái Di-gan / vào xoáy nước → muốn chặn lại dòng xoáy định mệnh khốc liệt đang diễn ra, nhưng không cưỡng nổi.

- Vì thế Lorca đã phải chấp nhận sự đột ngột ra đi: chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt.

Lorca đã mang cái đẹp, tình yêu đến giáp mặt với cái chết, tưởng như tất cả đều bất ngờ rơi vào lặng lẽ, nhưng từ cái chết kia đã mở ra một cuộc sống tươi đẹp với âm thanh của tiếng đàn - thơ mãi ngân vang và hoa vẫn nở li-la li-la li-la… Tuy cuộc đời sự nghiệp quá ngắn ngủi, nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, Lor- ca đã thắp lên một một vầng hào quang

HOẠT ĐỘNG GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC

tổng kết. rực sáng, không riêng cho các nhân mình

mà còn cho cả đất nước Tây Ban Nha.

4.

Nghệ thuật

Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.

5.Ý nghĩa văn bản

Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu GIAO AN 12 HKI (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w